7 Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản Quan Trọng Nhất Trong Luật Kế Toán

7 nguyên tắc kế toán cơ bản do luật kế toán ban hành đã giúp các các doanh nghiệp lớn; nhỏ thuận tiện việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo cơ sở các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Đặc biệt  giúp các kiểm toán viên dễ dàng đưa ra các lời khuyên đúng đắn và phù hợp cho báo cáo tài chính; đồng thời giúp người sử dụng hiểu rõ và đánh giá một cách chính xác các thông tin của báo cáo tài chính. 7 nguyên tắc kế toán 02

7 nguyên tắc kế toán cơ bản quan trọng nhất trong luật kế toán

Nguyên tắc kế toán là gì?

Không như suy nghĩ của nhiều người, đã là nguyên tắc thì sẽ bất biến và cố định. Nhưng các nguyên tắc kế toán này không ngừng được cải tiến; thay đổi và hoàn thiện để đáp ứng sự phát triển chung của nền kinh tế. Nguyên tắc kế toán là toàn bộ những quy định được chuẩn hóa thành các chuẩn mực; quy ước được các tổ chức; doanh nghiệp thường xuyên áp dụng trong quá trình thực hiện các công việc kế toán và lập báo cáo tài chính. Việc áp dụng các nguyên tắc kế toán giúp các thông tin tài chính kế toán cung cấp đạt đến độ tin cậy nhất định. Có nhiều rất nhiều nguyên tắc kế toán khác nhau.

7 nguyên tắc cơ bản của kế toán

Nguyên tắc Cơ sở dồn tích (Accruals basis)

Nội dung nguyên tắc cơ sở dồn tích quy định các nghiệp vụ kế toán; tài chính của doanh nghiệp có liên quan đến tài sản; nợ phải trả; nguồn vốn sở hữu; doanh thu chi phí… tất cả phải được chi chép vào sổ kế toán ngay vào thời điểm phát sinh; không dựa vào thời điểm thực tế thu chi hoặc tương đương tiền. Các báo cáo tài chính lập trên nguyên tắc cơ sở dồn tích luôn cho ta thấy rõ được tình hình tài chính trong quá khứ; hiện tại và tương lai của doanh nghiệp đó. Thông qua nguyên tác này ta có thể hiểu rằng mọi nghiệp vụ kinh tế của bất kỳ doanh nghiệp đều phải được ghi chép vào sổ kế toán ngay lúc phát sinh giao dịch chứ không cắn cứ vào thực tế thu chi. 7 nguyên tắc kế toán 01

7 nguyên tắc kế toán cơ bản quan trọng nhất trong luật kế toán

Nguyên tắc hoạt động liên tục (Going concern)

Nội dung của nguyên tắc này yêu cầu các báo cáo tài chính phải được lập trên trên cơ sở giả sử là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Nếu trong trường hợp thực tế khác với giả định thì báo cáo phải lập trên một cơ sở khác và đưa ra giải thích thích đáng về cơ sở mới để lập báo cáo tài chính.  Dựa trên nguyên tắc này bắt buộc kế toán phải không được lập quá các khoản dự phòng và đúng nguyên tắc. Yêu cầu về các khoản dự phòng này không được đánh giá cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập càng không thấp hơn giá trị các khoản phải trả và khoản chi phí.  Chỉ được ghi nhận doanh thu và thu nhập khi có chắc chắn các bằng chứng về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Khoản chi phí được ghi nhận khi chứng minh chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí.

Nguyên tắc giá gốc (Historical cost)

Tất cả các tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc (Giá mà doanh nghiệp chi trả để có được tài sản đó). Giá gốc được tính toán dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị tương đương tiền đã thanh toán; phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó được xác định vào ngay thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản này đổi hỏi kế toán không được tự ý điều chỉnh; chỉ trừ khi có quy định khác cụ thể trong luật kế toán hoặc chuẩn mực kế toán.

Nguyên tắc phù hợp (Matching concept)

Nguyên tắc này nhắc nhở người sử dụng phải có sự phù hợp với nhau giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Trường hợp khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải có tương ứng một khoản chi phí liên quan. Khoản chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm khoản chi phí của kỳ trước hoặc chi phí liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Việc ghi nhận các khoản chi phí hợp lý tương ứng với khoản doanh thu trong ky phát sinh sẽ giúp doanh nghiệp phân tích tính toán một cách chính xác phần thu nhập chịu thuế của DN; điều này là cơ sở để tính thuế TNDN cần phải nộp cho nhà nước.  7 nguyên tắc kế toán

7 nguyên tắc kế toán cơ bản quan trọng nhất trong luật kế toán

Nguyên tắc nhất quán (Consistency)

Cần có sự thống nhất trong một kỳ kế toán giữa các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn để áp dụng. Nếu có sự thay đổi trong chính sách và phương pháp kế toán thì phải bổ sung trong phần thuyết minh báo cáo cần phải giải trình lý do và sự ảnh hưởng của nó. 

Nguyên tắc thận trọng (Frudence concept)

Nguyên tắc thận trọng yêu cầu phải luôn đưa ra phán đoán; xem xét và cần nhắc thật kỹ lưỡng để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện mà mình không có sự chắc chắn. Thận trọng là không lập quá lớn các khoản dự phòng; không nên đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và khoản thu nhập; không thấp hơn giá trị các khoản phải trả và chi phí. Chỉ khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế thì doanh thu và thu nhập mới được ghi nhận. Tương tự như việc ghi nhận chi phí phải có bằng chứng về khả năng phát sinh.

Nguyên tắc trọng yếu (Materiality concept)

Tính trọng yếu thể hiện qua việc thông tin phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót trong hoàn cảnh cụ thể. Trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm sai lệch thông tin báo cáo tài chính. Tính trọng yếu của thông tin nên cần được xem xét trên cả hai phương diện định lượng và định tính. Hy vọng các doanh nghiệp áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản một cách đúng đắn và hợp lý nhất; nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh tế và lập báo cáo tài chính.

Từ khóa » Nguyên Tắc Phù Hợp Trong Kế Toán