7 Nguyên Tắc Lập Báo Cáo Tài Chính Theo Thông Tư 200

Báo cáo tài chính thể hiện kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo thế nào cho đúng? Nguyên tắc lập báo cáo tài chính như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của E-invoice nhé!

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) là bản báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, cùng với đó là tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho tất cả những người quan tâm. Đó có thể là chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cho vay, Cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng, người lao động…). >> Tham khảo: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo thông tư 133 trên phần mềm HTKK.

2. Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính cần ghi nhớ

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính DN cần tuân thủ nguyên tắc lập báo cáo tài chính.

Theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, có 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Cụ thể:

2.1. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính 1: Tuân theo các chuẩn mực

Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân theo các quy định tại chuẩn mực kế toán “trình bày báo cáo tài chính” và các chuẩn mực khác có liên quan. Toàn bộ thông tin quan trọng phải được giải trình cụ thể để người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán, việc trình bày báo cáo tài chính phải tuân theo các quy tắc sau: - Đảm bảo hoạt động liên tục:

+ Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của mình. Báo cáo tài chính cần lập dựa trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục, và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần (trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc buộc phải ngừng hoạt động, thu hẹp đáng kể về quy mô hoạt động). + Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp cần dự đoán mọi thông tin tối thiểu 12 tháng tiếp theo kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Khả năng hoạt động liên tục của Doanh nghiệp Khả năng hoạt động liên tục của DN trong BCTC.

- Cơ sở dồn tích:

+ Doanh nghiệp cần lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ thông tin liên quan đến luồng tiền. + Các giao dịch được ghi nhận vào thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền, được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan. + Chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

- Tính nhất quán: Cách trình bày, phân loại khoản mục trong BCTC phải nhất quán, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất của các hoạt động doanh nghiệp, hoặc khi cần thiết phải thay đổi trình bày các giao dịch và sự kiện cho hợp lý hơn; hoặc có sự thay đổi về chuẩn mực kế toán, yêu cầu phải có sự thay đổi trong việc trình bày BCTC. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Các khoản mục trong báo cáo tài chính Các khoản mục trong BCTC phải trình bày nhất quán.

- Tính trọng yếu và tập hợp:

+ Trong BCTC, các khoản mục quan trọng phải được trình bày riêng biệt. Những khoản mục còn lại sẽ được tập hợp chung với nhau. + Khi trình bày BCTC, nếu thông tin trọng yếu không được trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. + Cách xác định khoản mục trọng yếu: Tùy theo tình huống cụ thể, tính chất và quy mô của các khoản mục sẽ là nhân tố quyết định tính trọng yếu.

- Tính bù trừ:

+ Doanh nghiệp cần trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC, không được tự ý bù trừ (trừ khi chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ). + Các khoản chi phí, doanh thu chỉ được bù trừ khi được quy định tại chuẩn mực kế toán khác. Hoặc các khoản lãi lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện tương tự nhau mà không quan trọng. + Các loại tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng. Việc bù trừ sẽ khiến người đọc BCTC không hiểu được toàn bộ giao dịch, khó có thể dự tính luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.

- Có thể so sánh:

+ Các thông tin được thể hiện bằng số liệu trên BCTC phải được trình bày tương ứng với các kỳ trước để dễ dàng so sánh giữa các kỳ với nhau. + Nếu thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các mục trong BCTC thì phải phân loại số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại.

2.2. Nguyên tắc số 2: Tôn trọng bản chất hơn hình thức

Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là các hình thức pháp lý của giao dịch và sự kiện đó.

2.3. Nguyên tắc 3:

Tài sản không được ghi nhận cao hơn phần giá trị có thể thu hồi. Nợ phải trả không được thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

2.4. Nguyên tắc 4: Phân loại tài sản và nợ phải trả

Tài sản và nợ phải trả bên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành: Ngắn hạn và dài hạn. Trong từng phần, các chỉ tiêu phải được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. - Ngắn hạn: Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại <12 tháng, hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại. - Dài hạn: Những loại tài sản và nợ phải trả còn lại. Lưu ý: Khi lập BCTC, kế toán phải tái phân loại tài sản và nợ phải trả của kỳ trước

2.5. Nguyên tắc 5: Trình bày rõ ràng

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt, chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

2.6. Nguyên tắc 6: Phù hợp và thận trọng

Các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập phải được trình bày trên BCTC theo nguyên tắc phù hợp và thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của 1 kỳ báo cáo. Các khoản sai sót của kỳ trước làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh phải được điều chỉnh hồi tố, chứ không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

2.7. Nguyên tắc 7:

Khi lập BCTC tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí lỗ lãi được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ sẽ phải được loại trừ. Trên đây là tổng hợp 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cần tuân thủ. Trong quá trình lập báo cáo tài chính cần phải thực hiện đồng thời các nguyên tắc trên vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.

Các tin tức liên quan:

    Các bậc tính thuế thu nhập cá nhân 2022

    14/03/2022-149666 lượt xem

    Báo cáo tài chính là gì? Thông tin cơ bản về báo cáo tài chính

    29/03/2022-74713 lượt xem

    Khi nào phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021?

    30/03/2022-15881 lượt xem

    Hướng dẫn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN qua mạng

    01/04/2022-71485 lượt xem

    Báo cáo tài chính gồm những loại nào? Ý nghĩa của báo cáo tài chính với doanh nghiệp

    04/04/2022-98602 lượt xem

Từ khóa » Nguyên Tắc Bù Trừ Trong Bảng Cân đối Kế Toán