7 Nguyên Tắc Sống Khoẻ: Không Mệt Cũng Nghỉ, Không đói Cũng ăn ...
Có thể bạn quan tâm
Chiếm khoảng 60-70% trọng lượng của cơ thể, nước phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp...
Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở và các hoạt động làm việc, vận động cơ thể. Vì vậy, để giữ lượng nước của cơ thể bình thường, cần phải uống nước để thay thế phần mất đi.
Nước đóng vai trò duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể, chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào, giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, loại bỏ các chất thải của cơ thể, là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru...
Do đó, đừng chờ đến khi cảm thấy khát mới uống nước, vì khi cảm thấy khát là khi lượng nước trong cơ thể đã mất đi sự cân bằng.
Đặc biệt với người già, uống không đủ nước sẽ làm giảm chức năng gan, thận. Vì vậy, hãy đảm bảo luôn uống đủ nước trong ngày. Mỗi sáng ngủ dậy uống một cốc nước ấm có thể bổ sung lượng nước đã mất trong khi ngủ, thúc đẩy tuần hoàn máu và có lợi cho sức khỏe.
3. Không đói cũng ăn đúng giờ
Nhiều người không có thói quen ăn sáng hoặc ăn sáng không đúng giờ, điều này rất có hại cho sức khỏe.
Bởi thực phẩm trong dạ dày qua 4-5 tiếng sẽ được tiêu hóa hết, khi cảm thấy đói tức là dịch vị đã bắt đầu "tiêu hóa" niêm mạc dạ dày. Lâu dần sẽ dễ gây viêm và loét dạ dày, gây ra hàng loạt triệu chứng khác như thiếu máu, mệt mỏi, loãng xương, loét miệng, ngứa ran, tê ở bàn tay và bàn chân...
Ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, ăn quá no, nhịn đói quá lâu, bên cạnh đó ăn nhiều chất kích thích, chất chua cay, rượu, bia, thuốc lá, ăn vội vàng không nhai kỹ là những nguyên nhân gây loét dạ dày.
Thời gian thích hợp cho 3 bữa ăn trong ngày là:
- Bữa sáng ăn trong khoảng 7-8h. Bữa ăn đầu tiên trong ngày nên cách thời gian bạn thức dậy khoảng 30 phút.
- Bữa trưa ăn trong khoảng 12h30-14h. Trong thực tế, 13h là thời điểm tốt nhất để ăn trưa.
- Bữa tối nên ăn trong khoảng 18h-21h và thời điểm tốt nhất là 18h30.
4. Không buồn ngủ cũng ngủ đúng giờ
Ngủ là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể kiệt sức, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm da chóng nhăn, khô và sạm.
Một số công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, khi con người ngủ, huyết quản dưới da nở ra, vì thế có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và ôxy cho làn da, đồng thời lại bỏ bài tiết các chất có hại trong cơ thể.
Khi ngủ, các hormone sinh trưởng trong người được tiết ra nhiều hơn nên có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, tái tạo làn da, giữ cho da được mịn màng.
Giấc ngủ ngon sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục lại sức lực đã tiêu hao, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế giữ cho con người tính tình ôn hòa, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ.
Vì thế, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Người lớn mỗi ngày cần ngủ từ 7-8 tiếng, còn trẻ em cần phải ngủ nhiều hơn (tùy theo từng độ tuổi mà trẻ em mỗi ngày có thể ngủ từ 9-10 tiếng, hoặc nhiều hơn).
Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến chất lượng của giấc ngủ. Các yếu tố như tiếng ồn, không khí, ánh sáng, lối sống, chế độ ăn uống... đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì thế, muốn có một giấc ngủ ngon và sâu bạn phải chú ý đến những yếu tố này.
5. Không buồn đi vệ sinh cũng đi vệ sinh
Đại tiểu tiện là nhu cầu thiết yếu của con người giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vương Sung - một nhà dưỡng sinh nổi tiếng thời Hán (Trung Quốc) có câu: "Muốn sống thọ, đường ruột phải rỗng", ý nói con người cần phải tập thói quen đại tiểu tiện thường xuyên dù không có nhu cầu.
Vào ban đêm, hệ tiêu hoá hoạt động mạnh hơn để phân giải thức ăn. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người cảm thấy muốn đại tiện ngay sau khi thức dậy.
Theo các chuyên gia tiêu hóa của Mỹ trả lời phỏng vấn cho tạp chí Women's Health, việc đi cầu vào buổi sáng là tốt nhất cho sức khoẻ.
6. Không vui cũng cười
Trung Quốc có câu: "Cười một cái, trẻ ra 10 tuổi", và điều này không phải không có căn cứ.
Nụ cười không chỉ khiến tâm trạng cảm thấy thoải mái, giúp giảm căng thẳng mà còn giúp máu lưu thông, điều hòa huyết áp, giúp kích thích và tăng cường hoạt động của các cơ quan, tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
Vì vậy, hãy chủ động tìm niềm vui cho bản thân như xem một vở hài kịch, xem một bộ phim vui hoặc trò chuyện với bạn bè, để tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.
7. Không có bệnh cũng đi khám
Ngay cả khi bạn thấy cơ thể dường như hoàn toàn khỏe mạnh, điều đó không có nghĩa là bạn không có nguy cơ mắc căn bệnh nào đó.
Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, phát hiện sớm những bệnh lý để có kế hoạch điều trị kịp thời, chữa trị triệt để với chi phí điều trị thấp.
Cứ 6 tháng một lần bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo sức khỏe vẫn bình thường, theo dõi các chỉ số quan trọng như huyết áp, mỡ máu, đường máu... để điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ hợp lý.
Từ khóa » Nguyên Tắc Sống Khoẻ
-
Quy Tắc Vàng để Sống Khỏe - VnExpress
-
Top 10 Nguyên Tắc để Có Cuộc Sống Khoẻ Mạnh
-
Nắm Vững 5 Nguyên Tắc Vàng Cho Cuộc Sống Khỏe Mạnh Cùng ...
-
Nguyên Tắc Cơ Bản để Sống Lâu Sống Khoẻ - Báo Người Lao động
-
4 Nguyên Tắc Vàng Cho Một Cuộc Sống Lành Mạnh - Sức Khỏe
-
Áp Dụng Nguyên Tắc 80/20 để Sống Khỏe Mỗi Ngày - Prudential
-
Nguyên Tắc Sống Khỏe đơn Giản Dễ Nhớ Ai Cũng Nên Nằm Lòng
-
5 Nguyên Tắc để Có Một Cuộc Sống Khỏe Mạnh Cho Người Cao Tuổi ...
-
Các Nguyên Tắc để Sống Khỏe Mạnh - Molina Healthcare
-
Các Nguyên Tắc ăn Uống để Sống Khỏe - Sở Y Tế Tỉnh Cao Bằng
-
Áp Dụng Nguyên Tắc 80/20 để Sống Khỏe Mỗi Ngày
-
Nguyên Tắc Sống Khỏe - Kinh Tế Môi Trường
-
Nguyên Tắc Vàng Giúp Bạn Sống Khoẻ Mạnh
-
Bác Sĩ đúc Kết Nguyên Tắc Sống Khỏe Theo Dãy Số: Hãy áp Dụng để ...