7. Phác đồ điều Trị Tai Biến Mạch Máu Não - Hội Châm Cứu - Trang Chủ

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

(Ban hành kèm theo QĐ số 163/QĐ-YHCT ngày 10/7/2020

của Giám Đốc BV YHCT Tiền Giang)

I. THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Định nghĩa

Tai biến mạch máu não (TBMMN) được định nghĩa là một dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một hội chứng thần kinh nặng nề, thường do nguyên nhân mạch máu não.

TBMMN còn gọi là đột quỵ, là 1 bệnh xảy ra khi cung cấp máu lên một phần não bị đột ngột ngừng trệ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.

2. Nguyên nhân

  1. Xuất huyết não:

- Tăng huyết áp.

  • Xơ vữa động mạch.
  • Dị dạng mạch máu não.
  • U não.
  • Chấn thương sọ não.
  • Rối loạn đông máu và sử dụng thuốc chống đông kéo dài.
  • Nhồi máu não diện rộng.
  • Bệnh về máu (bệnh bạch cầu cấp ).
  1. Nhồi máu não:
  • Xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp.
  • Thuyên tắc động mạch não.
  • Đái tháo đường.
  • Viêm màng não mạn.
  • Các bệnh về tim như: (hẹp 2 lá,rung nhĩ, tim bẩm sinh,nhồi máu cơ tim, van tim nhân tạo,…).
  • Thoái hóa cột sống cổ, teo hẹp cột sống.

Các yếu tố nguy cơ

  • Tăng huyết áp.
  • Đái tháo đường.
  • Một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ).
  • Bệnh mạch máu ngoại biên.
  • Phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố.
  • Uống nhiều rượu.
  • Rối loạn lipid máu, stress.

3. Chẩn đoán

Lâm sàng

a. Xuất huyết não

  • Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
  • Đột ngột, xuất hiện sau 1 xúc động mạnh với tiền căn Tăng huyết áp.
  • Đột ngột nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai.
  • Ói mữa.
  • Hôn mê, thường hôn mê sâu.
  • Liệt nửa người, cả cơ mặt, trương lực cơ bên liệt giảm.
  • Tiêu tiểu không tự chủ.
  • Nghiệm pháp Hoffman và Babinski bên liệt dương tính.

b. Nhồi máu não

  • Thường diễn ra từ từ, vài phút hoặc vài giờ.
  • Nhức đầu, chóng mặt, ù tai diễn ra từ từ, từ nhẹ tới nặng, nóng phừng mặt.
  • Liệt ½ người, cả cơ mặt, trương lực cơ bên liệt giảm, diễn ra từ từ.
  • Tiêu tiểu không tự chủ.
  • Ói mữa ít.
  • Hôn mê, thường hôn mê ngắn.

4. Cận lâm sàng

- CTM, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL_c, LDL_c, AST, ALT, Creatinine, BUN,…

- Tổng phân tích nước tiểu.

- Điện tim thường, Siêu âm bụng tổng quát, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ tổn thương cơ quan đích.

II. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

TBMMN thuộc chứng Trúng phong, Huyễn vựng, Bán thân bất toại, Khẩu nhãn oa tà, Chứng nuy, Ma mộc.

Nguyên nhân:

- Do ngoại nhân: chủ yếu là đàm thấp hóa hỏa và nhiệt cực sinh phong.

- Do thất tình (nội nhân): làm tổn thương Can, Tâm, Tỳ, Thận.

- Do mắc bệnh lâu ngày (nội thương) làm cơ thể suy yếu, thận âm và thận dương suy.

- Do yếu tố di truyền hoặc dị dạng bẫm sinh (tiên thiên bất túc).

- Do ăn uống không đúng cách sinh đàm thấp làm tắc trở kinh lạc.

- Do chấn thương gây huyết ứ tắc, kinh lạc không thông.

1. Đợt cấp TBMMN:

a. Trúng phong ở lạc:

- Đột ngột da tê dại kèm đầu váng, đau, hoa mắt.

- Những triệu chứng trên có thể thoáng qua hoặc kéo dài.

b. Trúng phong kinh lạc:

BN không mê man nhưng có thể lơ mơ, liệt ½ người, chân tay tê dại, miệng nhiều đờm dãi, nói năng không trôi chảy, rêu lưỡi trắng dày, mạch Huyền hoạt.

c. Trúng phong tạng phủ: triệu chứng hôn mê xuất hiện đột ngột hay từ từ

- Trúng phủ: Bn mê man, liệt ½ người, mắt miệng méo lệch, nói năng ú ớ hoặc không nói được, tiểu tiện không tự chủ hoặc bí kết.

- Trúng tạng: đột ngột ngã ra hôn mê bất tỉnh. Có 2 nhóm nhỏ:

+ Chứng bế:

  1. Dương bế: Bệnh nhân đột ngột ngã ra hôn mê bất tỉnh, hàm răng cắn chặt, tay nắm chặt, mặt đỏ, thở khò khè, lưỡi rút lại, tiểu tiện bí kết, rêu lưỡi vàng nhày, mạch Huyền hoạt sác.
  2. Âm bế: Bệnh nhân đột ngột ngã ra hôn mê bất tỉnh, hàm răng cắn chặt, tay nắm chặt, mặt trắng nhợt, môi bầm, thở khò khè, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng nhày, mạch Trầm hoạt.

+ Chứng thoát: Bệnh nhân đột ngột ngã ra hôn mê bất tỉnh, hôn mê sâu, mắt nhắm, miệng há, hô hấp yếu, tay chân lạnh, 2 bàn tay xòe ra, đái són, vã mồ hôi đọng từng giọt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Vi tuyệt.

2. Giai đoạn sau TBMMN

Bao gồm các triệu chứng: Yếu, liệt, tê…nửa người kèm các triệu chứng của các thể bệnh

a. Tâm tỳ hư:

Bệnh nhân thường mất ngủ, ăn uống kém, niêm nhợt, lưỡi bệu, nhợt, tiếng nói nhỏ, mạch Trầm tế vô lực.

b. Can thận âm hư:

Sắc mặt xạm, má thường ửng hồng, răng móng khô, gân gồng cứng co rút lại, đau nơi eo lưng, tiểu đêm, táo bón, ngủ kém, than nóng trong người, người dễ bực dọc bức rứt, lưỡi đỏ bệu, mạch Trầm sác vô lực.

c. Thận âm dương lưỡng hư:

Sắc mặt tái xanh hoặc đen xạm, răng móng khô, gân gồng cứng co rút lại, đau nơi eo lưng, tiểu đêm ngủ kém, không khát ít uống nước, sợ lạnh, lưỡi nhợt bệu, mạch Trầm nhược.

  1. Đờm thấp:

Người béo, thừa cân, lưỡi dày to, cảm giác nặng đầu, tê nặng các chi, thường hay kèm tăng Cholesterol máu, mạch Hoạt.

e. Thể khí suy huyết ứ

Tinh thần mệt mỏi, sắc mặt vàng xạm, yếu hoặc liệt nửa người, chất lưỡi xám nhợt hoặc có điểm ứ huyết, mạch tế nhược hoặc tế sáp.

III. ĐIỀU TRỊ

  1. Theo Y học hiện đại

Điều trị bằng thuốc

  • Ổn định huyết áp (nếu có tăng huyết áp) bằng 1 hay nhiều thuốc kết hợp.
  • Chống kết tập tiểu cầu sử dụng cho bệnh nhân Nhồi máu não, đối với bệnh nhân xuất huyết não sau 6 tháng mới sử dụng.
  • Ổn định đường huyết (nếu có tăng đường huyết).
  • Điều trị RLLP máu (nếu có).
  • Tăng tuần hoàn não.
  • Bệnh lí tim mạch (nếu có).
  • Các bệnh lý kèm theo (nếu có).
  1. Theo Y học cổ truyền

A. Trong đợt cấp Tai biến mạch máu não.

- Phép trị: Bình can tức phong.

- Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.

Từ khóa » điều Trị Tai Biến Mạch Máu Não Bằng Châm Cứu