7 Phương Pháp Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Tốt Nhất Hiệu Quả Nhất

Dấu hiệu của nhà vệ sinh bị thấm dột

Thông thường có 5 dấu hiệu phổ biến để nhận diện nhà vệ sinh bị thấm dột:

  • Tường và trần nhà vệ sinh có dấu hiệu nấm mốc, loang lổ, hoặc rò rỉ nước, thường do thấm dột lâu ngày không được xử lý.
  • Gạch lát xuống cấp, đứt gãy, nứt vỡ, và ron gạch hở tạo điều kiện cho nước thấm qua.
  • Xuất hiện mùi hôi dù không thấy nấm mốc hay gạch xuống cấp, có thể do bồn toilet bị hở, dẫn đến thấm dột trong tương lai.
  • Khu vực nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới, gây ảnh hưởng đến các khu vực khác.
  • Rò rỉ nước tại các thiết bị như vòi nước, vòi hoa sen, bồn tắm, hoặc bồn cầu.

Hậu quả khi nhà vệ sinh bị thấm dột

Khi nhà vệ sinh bị thấm nước, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đe dọa đến sự an toàn và chất lượng công trình. Dưới đây là những hậu quả khi nhà vệ sinh không được xử lý thấm dột kịp thời.

  • Nhà vệ sinh bị thấm nước sẽ gây ra nấm mốc và rêu cáu, làm giảm thẩm mỹ và giá trị của công trình.
  • Nước đọng dưới sàn và ngấm vào tường lâu ngày sẽ tạo ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường sống.
  • Thấm dột lâu ngày có thể làm cho các mảng vữa trên tường phồng rộp, gây mất thẩm mỹ và cần sửa chữa tốn kém.
  • Nước thấm vào kết cấu tường có thể lan sang các thiết bị gần đó như bình nóng lạnh và đèn điện, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Các nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột

Có 4 nguyên nhân chính khiến cho nhà vệ sinh của bạn bị thấm dột:

Do mặt sàn nhà vệ sinh bị nứt, hở

Mặt sàn nhà vệ sinh có thể bị nứt hoặc hở do quá trình thi công không đạt tiêu chuẩn hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng. Những vết nứt này là điểm yếu khiến nước dễ dàng thấm vào và gây hư hại cho cấu trúc bên dưới. Việc không kịp thời sửa chữa sẽ dẫn đến tình trạng thấm nước ngày càng nghiêm trọng.

Nước bị thấm do hộp kỹ thuật

Hộp kỹ thuật chứa các đường ống và thiết bị liên quan đến hệ thống nước có thể là nguồn gốc gây thấm nếu không được lắp đặt hoặc bảo trì đúng cách. Nước có thể rò rỉ từ các điểm nối hoặc khớp không được bịt kín, làm cho nước thấm vào sàn và gây hư hại cho công trình. Sửa chữa và bảo trì thường xuyên là cần thiết để ngăn chặn tình trạng chống thấm hộp kỹ thuật nhà vệ sinh.

Mặt sàn nhà vệ sinh không được đảm bảo

Nếu mặt sàn nhà vệ sinh không được xử lý chống thấm đúng cách hoặc lớp chống thấm đã bị hư hại, nước sẽ dễ dàng thấm qua và gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Sự thiếu sót trong việc thi công lớp chống thấm có thể dẫn đến việc nước xâm nhập và làm giảm tuổi thọ của sàn. Đảm bảo thi công và bảo trì chất lượng cho lớp chống thấm là rất quan trọng.

Hệ thống đường ống nước

Hệ thống đường ống nước nếu không được lắp đặt đúng tiêu chuẩn hoặc bị hỏng hóc có thể là nguyên nhân chính gây thấm sàn nhà vệ sinh. Rò rỉ từ các ống nước hoặc điểm nối không được kiểm tra định kỳ có thể dẫn đến tình trạng thấm nước nghiêm trọng. Kiểm tra và bảo trì hệ thống ống nước định kỳ giúp phòng ngừa các vấn đề này.

Nước mưa ngấm

Nước mưa có thể thấm vào nhà vệ sinh qua các điểm tiếp xúc không được bảo vệ đúng cách, như là mái hoặc tường ngoài. Nếu không có hệ thống thoát nước và chống thấm hiệu quả, nước mưa có thể xâm nhập vào sàn nhà vệ sinh và gây ra các hư hại nghiêm trọng. Đảm bảo rằng các điểm tiếp xúc với nước mưa được bảo vệ tốt sẽ giúp ngăn chặn tình trạng thấm nước.

Ống nước bị rò rỉ
Ống nước bị rò rỉ khiến nước tràn ra sàn nhà

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đạt chuẩn, đúng kỹ thuật hiệu quả nhất

Chống thấm nhà vệ sinh cần được thực hiện nhanh chóng và đúng kỹ thuật để có thể đảm bảo tối đa hiệu quả. Dưới đây là quy trình cảu 7 phương án chống thấm nước cho nhà vệ sinh hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

1. Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Latex

Bước 1: Dọn dẹp vệ sinh bề mặt sàn nhà vệ sinh

Dọn dẹp các cụ bê tông gạch dư thừa dùng máy đánh mài bàn chải làm sạch bề mặt bê tông

Bước 2: Làm ẩm bề mặt nền nhà vệ sinh

Dùng nước lăn lên sàn bê tông để tạo độ ẩm

Bước 3: Tiến hành chống thấm sàn vệ sinh

  • Trộn đều 2 thành phần theo tỉ lệ 1:4 1 nước 4 bột trộn đều khoảng 3 đến 5 phút

  • Dùng chổi hoặc cọ quét phủ đều trên bề mặt ít nhất 2 lớp chờ 2 đến 3 tiếng để đảm bảo đã khô hẳn

  • Chống thấm sika ngoài chống thấm sàn nhà vệ sinh còn phù hợp với những công trình như sàn nhà sân thượng, sàn sino, chống thấm trên nền gạch men, tầng hầm…

Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng SIKA
Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng SIKA rất phổ biến 

2. Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh KOVA

Bước 1: Làm sạch bề mặt nhà vệ sinh cần chống thấm

  • Tạo độ ẩm cho mặt sàn để đảm bảo độ bám dính được tốt nhất

  • Dọn dẹp những chỗ gồ ghề

  • Trám trét những vết nứt nếu có

Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm

  • Pha trộn KOVA chống thấm với xi măng với tỉ lệ 1kg xi/10L kova đều

  • Dùng con lăn cọ phủ đều lên bề mặt ít nhất là 2 đến 3 lớp chờ qua 12 tiếng rồi mới tiến hành cán nền lót gạch men.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng KOVA
Chống thấm nhà vệ sinh bằng chất liệu KOVA hiệu quả

3. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Vệ sinh mặt bằng nhà vệ sinh được bằng phẳng sạch sẽ nhất

Bước 2: Quét keo linh cốt (Flintkot)

  • Quét keo linh cốt toàn bộ bề mặt cần chống thấm

  • Chờ 30 phút đến 60 phút để keo co thể khô vừa phải

Bước 3: Phủ lớp màng nóng

  • Tiến hành dùng đầu khò nung cho lớp màng và keo nóng lên và bám chặt vào nhau

  • Tiến hành hàn giữa mối nối với nhau

Bước 4: Phủ lớp bảo vệ màng

Cán lớp vữa lên màng để bảo vệ bề mặt không bị rách. 

Màng khò nóng là vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phổ biến
Màng khò nóng là vật liệu phổ biến để chống thấm nhà vệ sinh 

4. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh, cách chống thấm bằng nước thủy tinh

Bước 1: Phủ lớp cách nhiệt

  • Cắn một lớp vữa  xi măng mỏng

  • Phủ 1 lớp lưới thủy tinh

  • Cán một lớp vữa mỏng

Bước 2: Lớp bảo vệ

  • Cán hồ phủ mặt

  • Ốp gạch hoàn thiện

Lưu ý: Cần mang theo gang tay bảo hộ khi tiếp xúc với lưới và bông thủy tinh vì chúng rất dễ kích ứng cho da gây mẫn ngứa

Lưới thủy tinh để chống thấm sàn nhà vệ sinh
Lưới thủy tinh là vật liệu chống thấm sàn nhà vệ sinh phổ biến

5. Quy trình thi công keo chống thấm

Bước 1: Bắn keo

  • Xác định vị trí trần nhà vệ sinh bị nứt

  • Dùng máy để bắn keo vào những vị trí có đường nứt sàn

Bước 2: Tiến hành vệ sinh và lăn sơn hoàn thiện

Sơn bã phủ hoàn thiện (chờ 7 ngày để keo khô 100%)

Chống thấm dột sàn nhà bằng keo chống thấm
Chống thấm dột sàn nhà bằng keo chống thấm tiết kiệm và hiệu quả

6. Quy trình công nghệ chống thấm nhà vệ sinh bằng Epoxy

Bước 1:  Vệ sinh bề mặt

Trước khi sơn epoxy chống thấm phải Xả nhám, chà sạch những vị trí nhà vệ sinh cần chống thấm thật kỹ

Bước 2: Sơn sàn nhà vệ sinh

  • Sơn 2 lớp chống thấm (keo epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy) mỗi lớp cách nhau 6h.

  • Sau 24h lớp sơn khô, tiến hành sơn lót. Sơn lót có thể dùng loại sơn không dung môi hoặc có dung môi (không sử dụng sơn gốc nước) và nên chọn loại không màu.

Sơn Epoxy giúp chống thấm nhà vệ sinh
Sơn Epoxy giúp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và tiết kiệm chi phí

7. Quy trình chống thấm gốc nhựa đường, tấm nhựa đường chống thấm

Bước 1: Dọn mặt bằng sàn chống thấm nhà vệ sinh sạch sẽ.

Dùng các thiết bị chuyên dụng như bay, bàn chãi sắc, búa đục … vệ sinh sạch sẽ nền nhà vệ sinh.

Bước 2: Tiến hành thi công

  • Đun sôi nhựa đường, pha thêm dầu DO để gia tăng hiệu quả.

  • Dùng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt quét lên mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ

Lưu ý: Làm vào buổi trưa nắng với môi trường có nhiệt độ cao sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Quét nhựa đường giúp sàn nhà vệ sinh tăng khả năng chống thấm nước
Quét nhựa đường giúp sàn nhà vệ sinh sạch sẽ và tăng khả năng chống thấm nước

Những điều cần lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh

Khi thi công chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Cần phải kiểm tra vật tư chống thấm có phù hợp với dấu hiệu nhà vệ sinh nhà mình đang bị thấm hay không.

  • Kiểm tra vật tư trước khi mua phải là hàng chất lượng đạt tiêu chuẩn và chưa hết hạn sử dụng

  • Thợ phải có tay nghề cao, kinh nghiệm thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh

  • Phải có đầy đủ dụng cụ chuyên dụng để thi công để có hiệu quả tốt nhất

  • Bảo hộ lao động phải có trước khi thi công để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe

Để có được một chất lượng chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất bạn phải tuân thủ những yêu cầu trên để mang đến chất lượng chống thấm hoàn mỹ.

Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh uy tín - Xây Dựng Nhân Thủy

Xây dựng Nhân Thủy chuyên cung cấp các dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh tại nhà với chất lượng vượt trội và giá thành phải chăng. Chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực thi công chống thấm công trình với hơn 10 năm kinh nghiệm. Nhân Thủy sở hữu đội thợ dày dặn kinh nghiệm, đã cải tạo thành công hơn 1000 công trình quy mô lớn nhỏ khác nhau. Chúng tôi nhận sửa chữa cải tạo nhà vệ sinh tại tất cả quận thuộc TPHCM và các khu vực lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, đảm bảo có mặt ngay khi khách hàng có yêu cầu. 

Xây dựng Nhân Thủy nhiều năm kinh nghiệm thi công chống thấm nhà vệ sinh
Xây dựng Nhân Thủy nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh là khâu quan trọng để có thể hạn chế tình trạng thấm dột nước, sàn nhà ẩm ướt làm giảm chất lượng sinh hoạt của bạn. Hiện nay, có nhiều phương án chống thấm cho nhà vệ sinh khác nhau với thời gian nhanh chóng và chi phí hợp lý. Do đó, nếu nhận thấy nhà vệ sinh đang bị xuống cấp, có tình trạng nấm mốc ố vàng thì nên áp dụng biện pháp chống thấm ngay để bảo vệ sức khỏe con người cũng như đảm bảo độ bền công trình.

Hãy liên hệ ngay với Xây dựng Nhân Thủy để được tư vấn về dịch vụ sửa nhà trọn gói nếu bạn gặp phải vấn đề nhé.

Thông tin liên hệ của Xây dựng Nhân Thủy:

  • Công Ty TNHH TM – DV – XD NHÂN THỦY 

  • Hotline: 0981 878 997 – 0778 997 898 

  • Zalo: 0981 878 887 

  • Website: xaydungnhanthuy.com 

  • Email: xaydungnhanthuy@gmail.com

Từ khóa » Toilet Xi Măng