7 Sự Thật Về Bức Tranh "Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa"
Có thể bạn quan tâm
Những ai yêu mến văn hóa Nhật Bản chắc không còn xa lạ với bức “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa”. Nhưng 7 điều mà Kilala sắp tiết lộ dưới đây sẽ càng khiến bạn ngạc nhiên hơn về kiệt tác ở thế kỷ 19 này.
Kiệt tác vượt thời gian "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" (神奈川沖浪裏 – Kanagawa oki nami ura) được vẽ theo phong cách Phù Thế (Ukiyo-e) của danh họa Hokusai được đánh giá là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của Nhật Bản. Trong bức tranh này, Hokusai khắc họa hình ảnh một con sóng khổng lồ ở ngoài khơi thị trấn Kanagawa (nay là thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa) và xa xa là ngọn núi Phú Sĩ. Bức tranh này nằm trong loạt tranh "Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ" ( 富嶽三十六景 – Fugaku Sanjurokkei) được xuất bản vào khoảng giữa năm 1829 và 1833. Nếu bạn cũng là một "fan" của bức tranh "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa", 7 sự thật thú vị ngoài lề sau đây về tác phẩm này sẽ càng khiến bạn cảm thấy thích thú hơn nữa.
Bức "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" của danh họa Hokusai. Ảnh: Wikipedia.1) Tác phẩm xuất hiện ở nhiều bảo tàng trên khắp thế giới
Bạn không cần phải đến Nhật Bản mới được chiêm ngưỡng bức tranh nổi tiếng này. Ở bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (New York, Hoa Kỳ), Bảo tàng Anh (Luân Đôn), Viện Nghệ thuật Chicago (Hoa Kỳ), Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles (Hoa Kỳ), Phòng trưng bày Quốc gia Victoria (Melbourne, Úc) và khu vườn của Claude Monet ở Giverny (Pháp) đều tự hào có bản in của kiệt tác này trong các buổi trưng bày công khai của họ.
Bức tranh được trưng bày tại bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (New York). Ảnh: mymodernmet.2) Nhật Bản từng trì hoãn công khai tác phẩm ra thế giới
“Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” có khả năng được hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 1829 đến năm 1823. Nhưng vào thời điểm đó, Nhật Bản không giao lưu văn hóa với các quốc gia khác trừ giao thương với Trung Quốc và Hàn Quốc – vốn bị kiểm soát chặt chẽ, và người Hà Lan – chỉ được phép hoạt động ở Nagasaki. Gần 30 năm trôi qua, do chịu áp lực chính trị, Nhật Bản mới mở cửa cảng biển và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Vì thế, phải đến năm 1859, kiệt tác tranh khắc gỗ ấy mới chu du đến châu Âu, giành được sự yêu mến từ những danh họa như Vincent van Gogh, James Abbott McNeill Whistler và Claude Monet.3) Từng không được xem là nghệ thuật chân chính
“Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” đã nổi tiếng đến mức nhắc đến nghệ thuật và văn hóa Nhật Bản thì hiếm ai lại không liên tưởng đến tác phẩm này. Nhưng ở Nhật Bản, các bản in khắc gỗ không được xem là nghệ thuật chân chính. Chúng chỉ là một hình thức in ấn có tính thương mại và đại trà. Chúng từng được dùng để làm giấy gói sản phẩm để xuất sang các nước phương Tây hoặc làm minh họa cho các bài thơ và tiểu thuyết lãng mạn. Do đó, giới quan chức chính phủ và các nhà sử học Nhật Bản thời xưa không mấy vui mừng khi loại hình nghệ thuật có vẻ bình dân như vậy lại trở thành đại diện cho nghệ thuật nước họ.
Một quan khách đang chiêm ngưỡng bức tranh tại bảo tàng Ara Pacis (Rome). Ảnh: CNN.4) Tác phẩm không thuần túy mang phong cách Nhật Bản
Hokusai, tác giả của bức kiệt tác này, đã nghiên cứu đồng thời các tác phẩm của Nhật Bản và châu Âu. Đặc biệt, ông lấy cảm hứng từ phối cảnh tuyến tính trong nghệ thuật của Hà Lan – vốn là phương pháp được sử dụng để vẽ các hình ảnh ba chiều trong không gian hai chiều. Điều này được thể hiện rõ ở chi tiết đường chân trời thấp, trong khi ảnh hưởng của châu Âu biểu hiện rõ nhất ở màu xanh Prussian – một màu sắc khá phổ biến vào thời điểm đó.
Xem thêm: Ukiyo-e, một thời đại rực rỡ trong tranh
5) Đó không phải là sóng thần
Vẻ to lớn và dữ dội của các con sóng trong tác phẩm cùng những con thuyền nhấp nhô bên dưới khiến người xem có cảm giác như đây là cơn sóng thần. Nhưng các học giả đã nghiên cứu kỹ lưỡng và kết luận đây chỉ là con sóng bình thường. Chi tiết hơn, nếu giải thích theo góc độ khoa học thì đây là loại sóng độc (rogue wave), có độ dốc trung bình, thường xuất hiện ở bờ biển dốc.
6) Nhưng dù sao con sóng đó vẫn nguy hiểm
Loại sóng này còn được biết đến với cái tên là “sóng kỳ dị” hoặc “sóng sát thủ”. Chúng thường đột ngột xuất hiện bên ngoài đại dương, dâng cao và bổ nhào xuống, đôi khi có thể lật tung cả con tàu. Các học giả đã xác định con sóng trong “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” cao từ 32ft đến 39ft (tương đương từ 9,7m đến 11,8m).
7) Bạn có thấy một ngọn núi thấp thoáng trong tác phẩm không?
Mặc dù cả tên và “nhân vật chính” của tác phẩm là về các con sóng ngoài khơi, nhưng bạn hãy nhìn chăm chú hơn vào trung tâm. Cái mà nhiều người thường nhầm là một ngọn sóng thực chất chính là núi Phú Sĩ phủ tuyết trắng – đỉnh núi cao nhất ở Nhật Bản. Ta có thể thấy, mặc dù phong cách bức tranh chịu ảnh hưởng nhiều của nghệ thuật châu Âu nhưng họa sĩ vẫn không quên truyền vào tác phẩm dấu ấn văn hóa đặc sắc của đất nước mình.
Ngọn núi trong bức tranh chính là núi Phú Sĩ huyền thoại. Ảnh: Kilala.kilala.vn
Từ khóa » Bức Tranh Sóng Lừng ở Kanagawa
-
Lịch Sử "Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa", Tác Phẩm Mộc Bản Nổi ...
-
Tinh Thần Nhật Bản Phía Sau Bức Tranh Sóng Lừng Ngoài Khơi ...
-
Sóng Lừng ở Kanagawa- Bức Tranh Nổi Tiếng Nhưng đầy Bí ẩn - JAPO
-
“SÓNG LỪNG” – BỨC TRANH MANG... - Tạp Chí Vetter Nhật Bản
-
Tinh Thần Nhật Bản Trong Bức Tranh 'Sóng Lừng' Của Hokusai
-
Bức Tranh 'Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa' được Nhà điêu Khắc ...
-
Tranh Cổ Nhật Bản: “Sóng Lừng” Của Hokusai - day
-
Ý Nghĩa Của Tranh Sóng Lừng ở Kanagawa
-
Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa
-
Cùng Tìm Hiểu Về Bức Tranh Sóng Lừng - Tác Phẩm Nghệ Thuật Nổi ...
-
Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa Bằng Màu Sáp | How To Draw The ...
-
Sóng Lừng ở Kanagawa