7 Tác Dụng Của Cây Trắc Bách Diệp Trị Bách Bệnh, Số 3 Tốt Nhất

Trắc bách diệp là một trong những loại cây phổ biến trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại không có nhiều người biết đến đặc điểm cũng như công dụng chữa bệnh thần kỳ của loại cây này. Vậy cây trắc bách diệp có những tác dụng gì? Cùng tìm hiểu thông tin về loại cây này ở bài viết dưới đây.

Những Nội Dung Chính

  • 1 Trắc bách diệp là cây gì?
    • 1.1 Phân loại cây trắc bách diệp
    • 1.2 Cách chăm sóc cây trắc bách diệp
  • 2 Tác dụng của cây trắc bách diệp
    • 2.1 Trắc bách diệp trị rụng tóc
    • 2.2 Trắc bách diệp cầm máu
    • 2.3 Trắc bách diệp giúp an thần và nhuận tràng
    • 2.4 Chữa các bệnh về tim mạch
    • 2.5 Tinh dầu trắc bách diệp giúp làm đẹp, chống lão hóa
    • 2.6 Mua cây trắc bách diệp ở đâu? giá bao nhiêu?

Trắc bách diệp là cây gì?

Cây trắc bách diệp có tên khoa học là Platycladus orientalis Franco, thuộc họ Hoàng đàn. Trong dân gian, người ta còn gọi trắc bách diệp là cây Bách diệp, Bá tử nhân. Chiều cao của cây có thể lên tới 6-8m, thân cây phân thành nhiều nhánh, lá mọc đối xứng, dẹp và có hình vảy. Hạt của cây bách diệp hình trứng, không có cạnh và màu nâu sẫm. Loại cây này được trồng ở rất nhiều nơi để làm cây cảnh và sử dụng làm thuốc.

Lá trắc bách diệp được thu hoạch hàng năm để sử dụng, đặc biệt là vào khoảng tháng 9-11. Cành nhỏ của loại cây này cũng được đem về sấy khô hoặc phơi bảo quản, dùng dần. Quả được hái vào tháng 9-12 sau đó phơi khô, xát vỏ và lấy phần nhân bên trong.

Hình ảnh cây trắc bách diệp

Hình ảnh cây trắc bách diệp

Phân loại cây trắc bách diệp

Cây trắc bách diệp bonsai là một trong những loại cây cảnh đẹp. Cây có tên khoa học là Biota onentalis, thân cây có dạng hình tháp. Khi cây được các nghệ nhân uốn thành bonsai lá cây ôm lấy thân, thân phân cành nhiều lớp, các cành làm thành một mặt phẳng, nhưng vẫn giữ dáng hình tháp đặc trưng. Thân và lá cây có tinh dầu thơm, hoa hình nón.

Cây trắc bạch diệp cổ thụ là loại cây bách diệp sống lâu năm, có thân hình và tán lá vượt trội so với các loại cây thông thường. Loại cây này được chủ nhân chăm sóc và tạo thế lâu năm, qua thời gian thường có giá trị lớn về mặt kinh tế.

Cách chăm sóc cây trắc bách diệp

Trắc Bách Diệp là loại cây có tính ưa sáng, ưa ánh nắng mặt trời tuy nhiên chúng có thể sinh trưởng ở trong điều kiện phòng không có ánh nắng trực tiếp. Mỗi ngày để cây có thể hấp thụ ảnh nắng mặt trời và phát triển đầy đủ, nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng tối thiểu từ 10 – 15 phút

Cây trắc Bách Diệp có khả năng chịu rét và sinh trưởng tốt ở nhiệt độ trung bình từ 20-35 độ. Vào mùa hè, cần tưới nước từ 4-5 lần/tuần, tưới đều lên cả thân cây và lá. Vào mùa mưa cần hạn chế tưới nước và để cây ở vị trí thích hợp, tránh úng đọng nước.

Đây được xem là một trong những loại cây rất dễ chăm sóc và dễ trồng ở thời tiết, khí hậu nước ta. Ngoài đem lại giá trị về mặt thẩm mỹ, thú vui cây cảnh, trắc bách diệp còn là nguồn dược liệu quý hiếm để làm bài thuốc nam chữa bệnh rất hiệu quả.

Tác dụng của cây trắc bách diệp

Theo đông y, trắc bách diệp là loại cây có vị đắng, chát và tính hàn, có rất nhiều công dụng trong việc cầm máu, chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, viêm xung huyết dạ dày, tử cung xuất huyết, xích bạch đới, chữa ho, sốt và lợi tiểu. Hạt cây trắc bá diệp (gọi là bá tử nhân) có tính bình, vị ngọt có tác dụng chữa hồi hộp, mất ngủ, hay quên, người yếu, ra mồ hôi hay táo bón.

Trắc bách diệp trị rụng tóc

Trắc Bách Diệp giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, phục hồi tóc hư tổn

Trắc Bách Diệp giúp cải thiện tình trạng rụng tóc, phục hồi tóc hư tổn

Theo các chuyên gia phân tích, cây Trắc Bách Diệp có khả năng phục hồi và kích thích thời gian mọc tóc rất tốt. Để điều trị chứng rụng tóc và phục hồi tóc hư tổn, mọi người thực hiện theo phương pháp sau đây:

Chuẩn bị: Trắc bá diệp tươi 30gram, 100ml cồn 70 độ.

Thực hiện: Đem lá trắc bách diệp rửa sạch, phơi khô rồi ngâm cùng với cồn trong vòng 1 tuần. Sau đó, lấy bông gòn tẩm hỗn hợp dịch thuốc bôi vào nơi tóc rụng mỗi ngày 3 lần. Sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ thấy dấu hiệu tóc mới mọc trở lại, sau 3 tháng tóc sẽ phát triển như binh thường.

Trắc bách diệp cầm máu

Lá trắc bách diệp có khả năng giúp cầm máu, chữa trị chảy máu cam và ho ra máu, thổ huyết cực kỳ tốt. Ta thực hiện như sau:

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Full Name Phone Number Message Gửi câu hỏi
  • Cầm máu: Đem 30g cành và lá trắc bách diệp đi sao vàng, sau đó sắc với 500ml nước cho đến khi cạn còn 100ml thì bỏ ra bát. Chia thuốc thành 2 lần sử dụng trong ngày.
  • Trị chảy máu cam: Chuẩn bị 15g lá sen, ngải cứu, bá tử nhân, 8g sinh địa, ngó sen. Đem tất cả nguyên vật liệu trên đi sao vàng sau đó cho vào nồi sắc với 400ml nước. Sau khi cạn xuống còn 100ml nước thuốc thì bỏ ra bát, chia làm 2 phần sử dụng trong ngày..
  • Chữa ho ra máu, thổ huyết: Đun 15g trắc bách diệp (đã sao cháy đen), ngải diệp cùng 6g can khương sao trong ấm cùng với 500ml nước đến khi còn 200ml thì cho ra bát, chia làm 3 lần sử dụng hết trong ngày.

Trắc bách diệp giúp an thần và nhuận tràng

Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, trong trắc bách diệp có chứa tinh dầu pinen, cariophylen và chất nhựa. Đây là những hợp chất giúp cải thiện tốt giấc ngủ và hệ tiêu hóa từ đó hỗ trợ phòng chống được nhiều chứng bệnh nguy hại đến sức khỏe con người.

Bài thuốc từ hạt sen, long nhãn, bá diệp giúp an thần, nhuận tràng cực tốt

Bài thuốc từ hạt sen, long nhãn, bá diệp giúp an thần, nhuận tràng cực tốt

Để thực hiện bài thuốc giúp an thần và nhuận tràng, các bạn có thể thực hiện như sau:

Đem quả trắc bách diệp đi phơi khô và giã nát lấy nhân, bỏ vỏ. Sau đó đem phần nhân này đi sao vàng, giã nát lấy nước cốt rồi sử dụng kết hợp với hạt sen, long nhãn và nhân táo mỗi vị 5g sắc thành nước thuốc uống hàng ngày. Đây là bài thuốc Bá Tử Xương được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về tác dụng của phương pháp này.

Để sử dụng trắc bách diệp làm bài thuốc cải thiện giấc ngủ, mọi người đem 640g đương quy và 640g bá tử nhân tán thành bột mịn rồi làm thành viên, dùng ngày 2 lần, mỗi lần 12g.

Chữa các bệnh về tim mạch

Để chữa các bệnh về tim mạch với trắc bách diệp, các bạn có thể thực hiện bài thuốc như sau:

Chuẩn bị lá trắc bách diệp khô khoảng 400g, đương quy khoảng 200g. Đem tất cả nguyên liệu tán nhuyễn thành bột, trộn đều với một chút nước rồi vo lại thành từng viên cỡ như hạt đậu. Sử dụng ngày 2 lần, 50 viên/lần.

Thuốc sẽ có tác dụng bồi bổ khí huyết, an thần, chữa chứng hay bồn chồn lo âu, mất ngủ, điều hòa huyết áp, giảm nhịp tim đập nhanh rất tốt cho hệ tim mạch.

Tinh dầu trắc bách diệp giúp làm đẹp, chống lão hóa

Ngoài tác dụng chữa bệnh hiệu quả, tinh dầu trắc bách diệp Cypress còn được xem là một trong những loại tinh dầu có tác dụng cực tốt cho việc dưỡng da, chăm sóc da và làm đẹp được nhiều chị em phụ nữ sử dụng.

Tinh dầu bách diệp giúp đẹp da, chống lão hóa

Tinh dầu bách diệp giúp đẹp da, chống lão hóa

Công dụng của tinh dầu trắc bách diệp Cypress:

  • Giúp làm đẹp: làm căng da, giảm rụng tóc, kích thích tiết mồ hôi loại bỏ độc tố, muối thừa, làm sạch lỗ chân lông và tuyến bã nhờn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh: Giảm đau co thắt ruột, ho, chuột rút; chống viêm, thấp khớp, điều trị giãn tĩnh mạch, viêm phế quản, hen, giảm huyết áp, sát trùng viết thương, chống viêm nhiễm khuẩn.
  • Giải tỏa căng thẳng: Thanh lọc không khí, khử mùi hiệu quả giúp thư giãn, an thần và kích thích cảm giác hạnh phúc.
  • Đuổi côn trùng.

Mua cây trắc bách diệp ở đâu? giá bao nhiêu?

Với loại cây trắc bách diệp nhỏ, để làm cảnh thông thường, giá trị của cây sẽ rơi vào tầm vài chục nghìn đến vài trăm nghìn một cây. Với loại cây lớn hơn có tuổi đời từ khoảng được 6 tháng – 1 năm thì giá sẽ dao động ở mức khoảng 500.000đ/cây. Trường hợp cây trắc bách diệp cổ thụ lấy gỗ thì mức giá thành được tình theo từng mét khối gỗ, giá có thể lên đến vài triệu đồng.

Ngoài ra có nhiều cây Trắc Bách Diệp được những nghệ nhân chơi bonsai kỳ công chăm sóc rất lâu năm thì giá trị của cây rất khó có thể tính được thậm chí có thể lên tới hàng chục cho tới hàng trăm triệu cho những cây Bonsai cổ thụ này.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cây trắc bách diệp và những tác dụng của loài cây này. Hi vọng bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quát nhất về loại thảo dược quý giá này.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Full Name Phone Number Message Gửi câu hỏi Hoàng Thị Lan Hương Hoàng Thị Lan Hương

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/

Bài viết liên quan:

  1. Tác dụng của cây hy thiêm thảo trong điều trị bệnh xương khớp
  2. Cây Trắc Bách Diệp là gì? Đặc điểm và Tác dụng ít người biết đến
  3. Cây Bồ Cu Vẽ là gì? Tác dụng và những lưu ý cần nhớ khi sử dụng
  4. Tác dụng của cây Khổ Sâm trong điều trị bệnh và cách sử dụng

Từ khóa » Gỗ Bách Diệp Là Gì