7 Thần Chú Tiếng Phạn Phổ Biến Nhất: Chú đại Bi, Chuẩn đề, Lăng ...

Thời Đức Phật tại thế, thần chú được thể hiện bằng tiếng Phạn (Sanskrit). Thần chú là dạng ngôn ngữ với âm điệu đặc biệt mà các Đức Phật trong mười phương nghe biết, không phải là dạng ngôn ngữ bình thường của chúng sinh. Người tu tập theo phái Mật Tông thường tụng thần chú để nhờ oai lực của chư Phật, chư Bồ tát mười phương gia hộ mà trở về trạng thái bình an trong tâm hồn. Đây cũng là cách thả lỏng tâm và khi tâm được thư giãn, vắng lặng sẽ thông suốt hơn, mọi đau khổ, nghiệp chướng dứt lìa, do đó, ngay giây phút hiện tại đó người trì tụng thần chú sẽ bình an, phúc lành hơn và Bồ đề tâm cũng thêm phần tăng trưởng. Thần chú phải đọc chính xác về mặt ngôn ngữ và âm điệu. Vì vậy, chúng tôi tổng hợp các thần chú tiếng Phạn, hy vọng những ai đang có mong muốn trì tụng, trở về với sự thanh tịnh trong tâm hồn có thể tham khảo và hiểu ý nghĩa của từng loại chú: chú đại bi tiếng phạn, chú chuẩn đề tiếng phạn, chú lăng nghiêm tiếng phạn, chú vãng sanh tiếng phạn, chú dược sư tiếng phạn phiên âm, om mani padme hum tiếng phạn, bát nhã tâm kinh tiếng phạn

Từ điển phật học

Dịch kinh phật tiếng phạn

  1. 1. Chú Đại Bi tiếng phạn
  2. 2. Chú Chuẩn đề tiếng Phạn
  3. 3. Chú lăng nghiêm tiếng phạn
  4. 4. Chú vãng sanh tiếng phạn
  5. 5. Chú Dược Sư tiếng phạn phiên âm
  6. 6. Om mani padme hum tiếng phạn
  7. 7. Bát nhã tâm kinh tiếng phạn
  8. 8. Các loại thần chú khác
    1. * Thần chú của Đức Tara Xanh
    2. * Thần chú của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
    3. * Thần chú của Phật Di Đà
    4. * Thần chú của Phật Thích Ca Mâu Ni
    5. * Thần chú Địa Tạng Bồ Tát
    6. * Thần chú của vị thần Phật giáo Zambala

1. Chú Đại Bi tiếng phạn

Chú Đại Bi tiếng Phạn (Sanskit) là Mahākaruṇā Dhāraṇī. Chú đại bi còn có tên gọi khác là Đại bi Tâm Đà Na Ni, là bài chú được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc hội kiến các vị Phật, Bồ tát, các vị thần, vương. Bài chú được nhiều người dân ở Đông Á trì tụng với hy vọng được bảo vệ, thanh tịnh tất cả các căn, xa lìa chướng ngại, tiêu tai sợ hãi…

chú đại bi tiếng phạn

chú đại bi phiên âm cách đọc

2. Chú Chuẩn đề tiếng Phạn

Chuẩn đề tiếng Phạn là Cundī Dhāraṇī Sūtra. Đây là thần chú gắn liền với sự thanh tịnh, nâng đỡ trong tự nhiên và liên quan chặt chẽ đến việc giải thoát cho bản thân.

chú chuẩn đề tiếng phạn

3. Chú lăng nghiêm tiếng phạn

Chú lăng nghiêm tiếng phạn Shurangama in Sanskrit. Đây là chú dài nhất trong tất cả các chú, là hành trang không thể thiếu trên bước đường của người tu Phật. Chú này để hàng phục ma quỷ mà trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật đã nói.

Câu tâm chú lăng nghiêm: OM ANALE VISADE VIRA VAJRA-DHARE BANDHA BANDHANI VAJRA-PANI PHAT HUM TRUM PHAT SOHA. (phiên âm: Ôm A-na-lê Vi-sa-đê Vi-ra Vaj-ra Đa-rê Ban-đa Ban-đa-ni Vaj-ra Pa-ni Phát Hum Trum phát Soha)

chú lăng nghiêm tiếng phạn

chú lăng nghiêm cổ phạn

tổng quát và phân loại chú lăng nghiêm

4. Chú vãng sanh tiếng phạn

Chú vãng sanh tiếng phạn được nhiều người tu tịnh độ trì tụng trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni.

chú vãng sanh tiếng phạn

5. Chú Dược Sư tiếng phạn phiên âm

Chú Dược Sư tiếng Phạn: OM Namo bhagawate Bhaishjaya guru vaidurya Prabha rajaya tathagataya arhate samyaksam buddhaya teyatha om bekhajye bekhajye maha bekhajye bekhajye rajaya samudgate svaha.

chú dược sư tiếng phạn phiên âm

6. Om mani padme hum tiếng phạn

Om Mani Padme Hūm là một trong những câu thần chú nổi tiếng nhất trong Phật giáo, được các Phật tử theo pháp tu niệm Phật, và đặc biệt là Phật tử tu theo Mật tông trì tụng.

om mani padme hum tiếng phạn

7. Bát nhã tâm kinh tiếng phạn

Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Phạn là Arya valokiteshvaro bodhisattvo gambhiram. Xem toàn văn nội dung dưới đây:

bát nhã tâm kinh tiếng phạn

Tâm chú Bát Nhã Tâm Kinh dứt trừ phiền não, chiếu phá vô minh: GATE GATE PARAGATE PARASAMGATE BODDHI SOHA (phiên âm: Ga-tê Ga-tê Pa-ra-ga-tê Pa-ra sam-ga-tê Bo-đi Soha.

8. Các loại thần chú khác

* Thần chú của Đức Tara Xanh

Thần chú của Đức Tara Xanh sẽ giúp vượt qua nỗi sợ hãi

Nội dung thần chú: OM TARE TUTTARE TURE SOHA (phiên âm: Ôm Ta-rê Tút-ta-rê Tu-rê Sô-ha)

* Thần chú của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Thần chú của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tăng thêm trí tuệ, khả năng biện luận, nhớ, viết…

Nội dung thần chú: OM A RA PA TSA NA DHIH (Phiên âm: Ôm A Ra-pa Sa Na Đi)

* Thần chú của Phật Di Đà

Thần chú của Phật Di Đà hướng đến thiền định và lòng từ bi.

Nội dung thần chú: OM AMI DEWA HRIH (phiên âm: Ôm A-mi Đê-goa Ri)

* Thần chú của Phật Thích Ca Mâu Ni

Thần chú của Phật Thích Ca Mâu Ni được xem là tinh túy của Đức Phật, bản chất của sự giác ngộ của Ngài.

Nội dung thần chú: OM MUNI MUNI MAHA MUNIYE SOHA (phiên âm: Ôm Mu-ni Mu-ni Ma-ha -Mu-ni Sô-ha)

* Thần chú Địa Tạng Bồ Tát

Thần chú Địa Tạng Bồ Tát, lìa xa nghiệp chướng

Nội dung thần chú: OM PRA MANI DHANI SOHA (phiên âm: Om Pra Ma-ni Đa-ni Soha)

* Thần chú của vị thần Phật giáo Zambala

Thần chú của vị thần Phật giáo Zambala, xua tan sự âu lo, bất an

Nội dung thần chú: OM ZAMBALA JARDIN JAYA SOHA. [hoặc OM ZAMBALA ZALENDHRAYE SOHA]…

Các thần chú trên này cũng nằm trong các Thập chú mà quý thiện nam tín nữ, quý Phật tử trì tụng hàng ngày. Người trì tụng các thần chú tiếng Phạn cần phải đọc đúng chính xác từ ngữ, đúng ngữ điệu. Và việc trì chú chỉ là 1 phần trong quá trình tu tập, điều quan trọng là giữ tâm thanh tịnh, làm nhiều công đức lành trong đời sống hàng ngày.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan:

May mặc – Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành Từ Vựng Tiếng Anh Tên Dụng Cụ, Món Ăn, Thức Uống, Cách Chế Biến Tên các tỉnh thành Việt Nam bằng tiếng Trung Zalo là gì? Tại sao zalo sử dụng phổ biến ở Việt Nam? WAN là gì? Phân biệt WAN và LAN? Răng hàm mặt

Từ khóa » Trú Dược Sư Tiếng Phạm