7 Trò Chơi Giúp Trẻ Phát Huy Những đức Tính Tốt - Báo Nghệ An

7 trò chơi giúp trẻ phát huy những đức tính tốt 20/02/2017 08:20

Những trò chơi đơn giản nhưng giúp phụ huynh dạy con cách kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề, đồng thời phát huy trí tưởng tượng.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân

Trẻ sẽ cảm thấy thích thú tham gia trò chơi đơn giản nhưng giúp chúng phát huy trí tưởng tượng và tính sáng tạo. Ảnh minh họa.

Trẻ sẽ cảm thấy thích thú tham gia trò chơi đơn giản nhưng giúp chúng phát huy trí tưởng tượng và tính sáng tạo. Ảnh minh họa.

Tớ không đồng ý với cậu

Trò chơi diễn ra bằng cách đặt câu hỏi về sở thích cá nhân. Các bé nên kết hợp theo cặp, thay vì chơi cùng bố mẹ. Ví dụ, một bé hỏi: "Cậu có đang đọc truyện gì không", bé kia đáp: "Tớ đang đọc cuốn chú vịt con xấu xí". Một người chơi khác phản biện: "Truyện đấy chẳng hay chút nào". Nhiệm vụ của người chơi là chứng minh cuốn sách đó thực sự rất hay và đáng đọc. Cách này giúp trẻ học phản biện và bảo vệ quan điểm của mình một cách tự tin.

Sáng tác

Trò chơi giúp phát triển trí tưởng tượng một cách hoàn hảo. Nhiệm vụ của bạn là đưa ra một số từ không liên quan nhau. ví dụ: khu rừng, xe ôtô, con sóng, mặt trăng, tuyết, lông thú, trần nhà. Sau đó, bạn hãy yêu cầu con nghĩ ra một cốt truyện từ những dữ liệu đó. Bạn sẽ ngạc nhiên về trí tưởng tượng của trẻ.

Quả bóng bay

Bóng bay là một trò chơi tuyệt vời dạy trẻ cách thở đúng và thư giãn. Ngoài ra, game còn giúp bạn hiểu trẻ rõ hơn. Hãy đưa cho con một quả bóng và yêu cầu bé thổi. Khi bóng phồng căng, bé từ từ thả hơi ngược lại vào mồm cho tới khi bóng xịt hẳn. Khí từ bên trong quả bóng sẽ khiến mồm trẻ căng phồng lên. Sau đó, bé từ từ thoát khí trong miệng ra ngoài.

Bạn có thể yêu cầu bé miêu tả cảm giác khi nào con không thể chịu đựng được điều gì hay khi nào chúng muốn nổ giống như một quả bóng vỡ. Bằng cách ấy, bạn sẽ dạy cho bé biết bình tĩnh trong những khoảnh khắc khó khăn và đưa ra giải pháp cho nhiều vấn đề. Bạn cũng có thể biết con quan tâm tới điều gì và giúp chúng vượt qua trở ngại. Trò thổi bóng còn giúp trẻ rèn luyện phổi.

Thổi nến

Trò thổi nến cũng nhằm mục đích dạy trẻ cách thở. Bắt đầu bằng cách hít bằng mũi, căng phồng bụng và từ từ thả hơi qua miệng như lúc thổi nến. Sau khi phổ biến cách chơi, bạn yêu cầu con ngồi lên chiếc ghế cách ngọn nến cắm trên bàn 2 m. Trẻ không thể đứng dậy, tiếp cận hay thận chí hơi nghiêng về phía cây nến. Chúng phải gắng thổi tắt nến từ khoảng cách 2 m. Trò chơi chỉ kết thúc khi nào trẻ thổi tắt nến.

Lời khen

Đây là một dạng bài tập theo nhóm. Trẻ ngồi thành vòng tròn và nói những câu khích lệ, ngợi khen người bên cạnh. Vừa nói, trẻ vừa nhìn vào mắt người đối diện. Người được khen phải đáp lại bằng lời cảm ơn rồi làm tiếp điều tương tự với người kế bên.

Một số trẻ thấy khó theo kịp hay không dễ nói lời khen. Bạn cần giúp chúng bằng những câu hỏi định hướng hoặc đưa ra ví dụ. Trẻ có thể học được nhiều điều từ trò này vì nói lời khen là cả một nghệ thuật.

Đoán chuyện gì xảy ra

Tìm một bức tranh hay tấm ảnh có in các tình huống thường thấy trong cuộc sống, ví dụ: ai đó đang được trao tặng giấy chứng nhận. Hãy hỏi con xem chuyện gì xảy ra trước đấy và theo chúng, sự việc diễn ra tiếp theo như thế nào. Nhiệm vụ này phát triển tư duy logic và trí tưởng tượng ở trẻ.

Phát triển ý tưởng

Game này cũng thích hợp với một nhóm trẻ. Mọi người ngồi quây quần thành vòng tròn và bạn, người chỉ huy, sẽ bắt đầu với câu "ngày xửa ngày xưa...". Đứa trẻ đầu tiên ngồi kế bên bạn sẽ tiếp tục bằng cách nghĩ ra một câu để nối vào. Mỗi em sẽ thêm một câu để tạo thành "tác phẩm" hoàn chỉnh. Khi hết vòng, bạn có thể "nắn" cốt truyện theo một hướng logic hơn. Bài tập trên mang lại niềm vui, sự thích thú cho trẻ và quan trọng hơn khiến chúng phát triển trí tưởng tượng.

Theo Ngoisao.net

TIN LIÊN QUAN
  • 11 điều cha phải dạy con trai ngay từ khi còn nhỏ
  • Cách dạy con của người Đức
  • 10 kỹ năng sống cha mẹ nào cũng phải dạy con

Từ khóa » Game Kiểm Soát Cảm Xúc