7 Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Trên địa Bàn Hà Nội - Làm Bảo Hiểm

Địa chỉ trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn Hà Nội

Trung tâm giới thiệu việc là hay trung tâm dịch vụ việc làm đang là cầu nối giúp NLĐ có thể làm hồ sơ thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm/ trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời cũng đem đến cơ hộ việc làm mới cho những người lao động đang trong tình trạng thất nghiệp. Trong bài viết này lambaohiem.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc danh sách 7 trung tâm dịch vụ việc làm tại Hà Nội.

Danh sách 7 trung tâm GTVL tại Hà Nội

Dưới đây là danh sách 7 điểm giao dịch việc làm (GDVL)/trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tại TP. Hà Nội. Người lao động khi có nhu cầu cần hỗ trợ việc làm có thể đến các Điểm vệ tinh dước đây để được tư vấn và hỗ trợ.

*Ký hiệu/ viết tắt

  • GDVL : Giao dịch việc làm
  • GDNN&GDTX: Giáo dục nghề nghiệp & Giáo dục thường xuyên
#Điểm Điểm GDVL vệ tinhSố điện thoạiĐịa chỉ
1Phường Yên HòaTrung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội(024)3.782.2806Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy
2Quận Hà ĐôngTrung tâm dịch vụ việc làm Số 2(024)3.382.9082Số 144 đường Trần Phú, Phường Mộ Lao, Q. Hà Đông
3Mê Linh Điểm giao dịch việc làm vệ tinh Huyện Mê Linh(024).3216.1578Khu Trung Tâm Hành Chính Huyện, Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh
4Long BiênTrung tâm GDNN&GDTX Quận Long Biên(024)3.216.1469Ngõ 161, phố Hoa Lâm, Phường Việt Hưng, Long Biên
5Huyện Sóc SơnTrung tâm GDNN&GDTX huyện Sóc Sơn(024)2.246.8928Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn
6Huyện Đông AnhTrường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long(024)3.955.5248(024)6.663.8148Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh
7Thị xã Sơn TâyTrung tâm GDNN&GDTX huyện Thạch Thất,(024)3.222.2735 (024)2.246.8928ĐT419. thị trấn Liên Quan, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây
Một số địa điểm có thể đã thay đổi lambaohiem chưa kịp cập nhật rất mong nhận được sự góp ý.

Chức năng chính của trung tâm giới thiệu việc làm

Thực hiện tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Chức năng và Nhiệm vụ

Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động;

  • Giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động của vùng và cả nước;
  • Tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật và tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm tư vấn, giới thiệu việc làm;
  • Tổ chức sàn giao dịch lao động;
  • Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
  • Quản lý giữ gìn bảo quản tài sản, trang thiết bị của Trung tâm an toàn;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Thành phố giao.

Hiểu được chức năng và nhiệm vụ của trung tâm giới thiệu việc làm người lao động có thể dễ dàng nhờ đến sự giúp đỡ khi cần.

Trung tâm GTVL mang đến cơ hội việc làm mới cho NLĐ
Trung tâm GTVL mang đến cơ hội việc làm mới cho NLĐ

Xem thêm: Phần mềm Bảo hiểm xã hội điện tử eBH

Cơ cấu tổ chức của 1 trung tâm DVVL

Cơ cấu tổ chức của trung tâm giới thiệu việc làm có thể khác nhau tùy vào từng khu vực và từng trung tâm cụ thể. Thông thường trung tâm giới thiệu việc làm sẽ gồm có:

Ban giám đốc và các phòng, cụ thể:

  1. Phòng Tổ chức – Hành chính;
  2. Phòng Giới thiệu việc làm;
  3. Phòng Thông tin thị trường lao động
  4. Phòng Tư vấn lao động;
  5. Phòng Đào tạo nghề;
  6. Phòng Bảo hiểm Thất nghiệp.

Các phòng ban có thể được gộp kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể. Tùy vào mục đích tới trung tâm giới thiệu việc làm để làm gì mà người lao động sẽ được hướng dẫn tới các cửa, phòng ban khác nhau để làm việc.

Để nhận được trợ cấp BHTN người lao động cần phải nộp hồ sơ hưởng trực tiếp tại các địa điểm tại Trung tâm dịch vụ việc làm do nhà nước thành lập. Theo thông báo từ Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có 07 điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp phân theo từng khu vực trên địa bàn Hà Nội. Người lao động ở khu vực nào có thể đến tại khu vực đó để thực hiện đăng ký nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu như bạn đọc cần sự hỗ trợ hay để lại ý kiến dưới phần bình luận của bài viết này. lambaohiem luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý bạn đọc.

Tham khảo: https://ebh.vn/bao-hiem-that-nghiep/cap-nhat-danh-sach-dia-chi-trung-tam-gioi-thieu-viec-lam-moi-nhat

TIN LIÊN QUAN

  • Sự cần thiết của báo cáo công việc trong quản trị doanh nghiệp16/12/2024
  • Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: Bí quyết để thành công12/12/2024
  • 5 phương pháp làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp10/12/2024
  • 05 kỹ năng quản lý công việc hiệu quả09/12/2024
  • KPI là gì? Vai trò của KPI trong doanh nghiệp 28/11/2024
  • Địa chỉ trung tâm Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Thủ Đức ở đâu?20/11/2024

Từ khóa » Giờ Làm Việc Trung Tâm Dịch Vụ Việc Làm Hà Nội