7 Tư Thế Yoga Cơ Bản Giúp Bạn Từ Bỏ Thói Quen Xấu - LEEP.APP

Ngoài những lợi ích về sức khỏe và tinh thần, tập các tư thế yoga cơ bản thường xuyên còn giúp bạn sớm từ bỏ những thói quen xấu gây hại cho cơ thể như hút thuốc, uống rượu, ăn uống không khoa học…

Cuộc sống hiện đại với đầy rẫy những áp lực, phần lớn chúng ta đều đã và đang duy trì một số thói quen không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, từ bỏ thói quen xấu là điều nói “dễ hơn làm”.

Nếu bạn cũng đang loay hoay tìm cách, LEEP.APP mách bạn nên thử tập một số tư thế yoga cơ bản. Tại sao lại như vậy và nên tập tư thế nào để có hiệu quả. Hãy cùng LEEP.APP xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.

Yoga giúp bạn loại bỏ thói quen xấu như thế nào?

Phần lớn chúng ta đều biết yoga có tác dụng kéo giãn, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể, đồng thời giúp thư giãn và xoa dịu tinh thần. Thế nhưng, còn có một lợi ích khác mà ít người biết đến, đó là giúp loại bỏ thói quen xấu. Vậy yoga đã làm điều đó như thế nào?

Bước đầu tiên để xóa bỏ một thói quen không tốt ra khỏi cuộc sống của bạn đó chính là “dừng lại” và chú ý đến những tác hại của nó đối với cơ thể. Yoga sẽ hỗ trợ bạn làm điều này bằng cách cung cấp cho người tập không gian và thời gian để “tạm dừng” mọi thứ và đưa ra quyết định hợp lý nhất cho bản thân trong suốt cả ngày.

yoga giúp loại bỏ thói quen xấu

Yoga sẽ giúp bạn “tạm dừng” mọi thứ để đưa ra quyết định hợp lý nhất cho bản thân

Lúc mới bắt đầu tập yoga, bạn sẽ không thể thành thạo ngay từ lần đầu tiên. Phải mất thời gian cộng với việc tập luyện đều đặn thì bạn mới có thể chinh phục. Quá trình này sẽ giúp bạn học được sự kiên nhẫn. Một khi có kiên nhẫn và quyết tâm, bạn sẽ từ bỏ thói quen xấu 1 cách dễ dàng.

Ngoài ra, yoga còn tập trung vào sự hạnh phúc lâu dài chứ không phải sự thỏa mãn tức thì. Nó giúp bạn nhận ra những tác hại của thói quen xấu hàng ngày. Tập yoga thường xuyên, bạn sẽ trở nên trung thực với chính mình và cố gắng tránh làm những điều tổn thương đến cơ thể.

Yoga còn giúp bạn nhận ra khả năng thực sự của bản thân và cảm nhận được cảm giác phải thúc đẩy cơ thể loại bỏ những thói quen tiêu cực trong cuộc sống.

7 tư thế yoga cơ bản giúp bạn từ bỏ thói quen xấu cực hiệu quả

Dưới đây là một số tư thế yoga cơ bản có tác dụng loại bỏ thói quen xấu rất hiệu quả. Các tư thế này có thể giúp kích hoạt năng lượng ở phần trung tâm của cơ thể và tạo động lực để bạn thay đổi bản thân.

Tập những tư thế này vào buổi sáng trong khoảng 40 ngày, bạn sẽ thấy suy nghĩ và hành vi của bản thân có sự thay đổi rõ rệt:

1. Tư thế đứa trẻ

Tư thế đứa trẻ (child pose) là tư thế mô phỏng hình dáng của đứa trẻ khi còn nằm trong bụng mẹ. Đây là một tư thế yoga đơn giản, đóng vai trò nghỉ ngơi hoặc chuyển đổi giữa các tư thế.

Tư thế đứa trẻ phù hợp với người mới tập, thời điểm tập tốt nhất là vào buổi sáng hoặc buổi tối khi bụng đói. Khi thực hiện, bạn nên giữ tư thế khoảng 1 đến 5 phút.

tư thế đứa trẻ

Lợi ích: Tư thế đứa trẻ có tác dụng giải phóng căng thẳng ở ngực, vai và lưng. Ngoài ra, nó còn làm giảm căng thẳng, lo lắng, điều trị chóng mặt và tăng cường lưu thông máu.

2. Tư thế rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang (cobra pose) là tư thế uốn lưng giống như hình con rắn hổ mang với cái đầu bạnh ra. Đây là tư thế yoga cơ bản, phù hợp với người mới làm quen với yoga.

Bạn có thể tập tư thế này vào buổi sáng hoặc buổi tối khi bụng đói. Trong khi tập, hãy giữ tư thế khoảng từ 15 đến 30 giây để nhận được nhiều lợi ích nhất.

Tư thế rắn hổ mang

Lợi ích: Tư thế rắn hổ mang có thể giúp cải thiện tâm trạng và tiếp thêm sinh lực cho trái tim. Không những vậy, nó còn giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời giúp củng cố và cải thiện tính linh hoạt ở vùng lưng dưới.

3. Tư thế cánh cung

Tư thế cánh cung (Dhanurasana hay Bow Pose) là tư thế mô phỏng hình dáng một cây cung. Đây là một bài tập giúp kéo giãn và khiến lưng dần trở nên linh hoạt hơn rất hiệu quả.

Với người mới tập, đây được xem là 1 tư thế khá khó nhưng nếu tập một thời gian, bạn sẽ thấy thể chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Bạn nên tập tư thế này vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế ít nhất khoảng 15 đến 30 giây.

Tư thế cánh cung

Lợi ích: Tư thế cánh cung giúp bạn dễ dàng vượt qua trạng thái chán nản, uể oải, tạo cảm giác thăng bằng. Ngoài ra, nó còn giúp mở rộng ngực, cổ và vai.

4. Tư thế lạc đà

Tư thế lạc đà (ustrasana hay camel pose) là tư thế có hình dạng giống như một con lạc đà. Đây là một tư thế uốn lưng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh của toàn cơ thể, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.

Đây là tư thế cũng khá khó với người mới tập. Tốt nhất, bạn nên tập vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế khoảng 30 đến 60 giây.

Tư thế lạc đà

Lợi ích: Tư thế lạc đà có thể mang lại lợi ích cho hệ hô hấp, nhất là những người đang mắc bệnh suyễn. Khi bạn luyện tập tư thế này, chức năng của phổi và lồng ngực sẽ được cải thiện, đồng thời lồng ngực, bụng và cổ cũng trở nên linh hoạt hơn.

5. Tư thế chó cúi mặt

Tư thế chó cúi mặt (Adho Mukha Svanasana hay Downward Dog Pose) là tư thế rất phổ biến và quen thuộc với các yogi. Đây là tư thế đơn giản, phù hợp với người mới tập.

Tư thế này có thể mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời, đặc biệt là tăng sức mạnh cơ đùi nếu bạn tập luyện thường xuyên. Vì thế, người tập nên thực hiện tập tư thế này vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế khoảng từ 1 đến 5 phút.

Tư thế chó cúi mặt

Lợi ích: Tư thế chó cúi mặt có tác dụng trẻ hóa cơ thể và tiếp thêm năng lượng để bạn có thể thoải mái làm việc suốt cả ngày dài. Không những vậy, nó còn giúp xoa dịu não, làm giảm trầm cảm, điều trị chứng mất ngủ, mệt mỏi và huyết áp cao.

6. Tư thế cái cây

Tư thế cái cây (Vrikshasana hay Tree Pose) là tư thế nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên khi mô phỏng hình dạng của một cái cây đầy duyên dáng. Đây là tư thế giúp bạn tự cân bằng với hàng loạt những lợi ích.

Hơn thế nữa, động tác này còn khá đơn giản và phù hợp với người mới tập. Thời điểm tốt nhất để tập là vào buổi sáng khi bụng đói. Khi tập, bạn giữ tư thế khoảng 1 phút rồi hãy đổi chân.

Tư thế cái cây

Lợi ích: Tư thế cái cây có tác dụng tăng cường sức chịu đựng và sự tập trung. Hơn thế nữa, nó còn có tác dụng an thần, thư giãn hệ thần kinh trung ương và thúc đẩy sự tự tin.

7. Tư thế vũ công

Tư thế vũ công (Natarajasana hay Dancer Pose) là tư thế yoga được đặt theo tên của Nataraja – vua Shiva trong tiếng Phạn. Tư thế này mô phỏng 1 điệu nhảy, qua đó thể hiện tình yêu dành cho âm nhạc, khiêu vũ và nghệ thuật.

Nếu thực hiện đúng, tư thế này sẽ trở nên cực kỳ đẹp mắt và cuốn hút. Bạn nên tập tư thế này vào buổi sáng khi bụng đói và giữ tư thế từ 15 đến 30 giây.

tư thế vũ công

Lợi ích: Tư thế vũ công có tác dụng giảm căng thẳng cực kỳ hiệu quả. Không những vậy, tư thế này còn giúp tăng tính linh hoạt cho cơ thể, cải thiện sự tập trung và khả năng thăng bằng.

Những thói quen xấu trong lúc tập Yoga cần tránh

Việc tập yoga có thể giúp bạn khắc phục những thói quen xấu, tuy nhiên, có rất nhiều người mắc lỗi trong lúc tập yoga mà không hề hay biết.

Nhìn gương trong khi tập

Đầu tiên, khi bạn quá quen với việc nhìn gương khi tập hay nói rõ hơn là phải nhìn thấy mình trong động tác yoga qua gương thế nào thì khả năng tự cảm nhận cơ thể sẽ giảm. Khi không có gương, bạn phải đặt sự chú tâm vào bên trong cơ thể nhiều hơn, lắng nghe lời hướng dẫn của hướng dẫn viên yoga kỹ hơn và quan trọng hơn hết là khả năng tự điều chỉnh động tác cho phù hợp với cơ thể của bản thân tốt hơn.

Hậu quả vô hình nhưng tai hại thứ hai là bạn sẽ bị lệch người về phía hay nhìn gương. Việc lấp gương của chủ phòng tập có thể có nhiều mục đích khác nhau như làm không gian trông rộng hơn, lấy ánh sáng nhiều hơn, để cho thuê thêm phòng tập vì mục đích nhảy múa.

Ngồi “chết” một vị trí

Thường các phòng tập yoga sẽ biết cách xếp thảm sao cho bạn thấy được hướng dẫn viên rõ ràng nhất. Vị trí tập cố định không làm bạn tập tốt hơn mà còn khiến nguồn năng lượng cơ thể bạn không luân chuyển được.

Di chuyển ra ngoài thảm tập

Việc di chuyển nhiều lần ra khỏi thảm tập sẽ khiến nguồn năng lượng tích cực mà yoga đem lại cho bạn bị phân tán. Đồng thời, cơ thể bạn đang được khởi động làm nóng thì lại bị nguội đi, tâm trí cũng bị giảm tập trung phân tán tư tưởng. Dẫn đến sau một giờ tập yoga bạn không cảm nhận được gì, cũng như không thu nhận được lợi ích gì nhiều từ việc tập luyện.

Uống nhiều nước khi tập

Một số bạn có thói quen đem bình nước/ ly nước đặt cạnh thảm để uống trong lúc tập. Thật ra việc bổ sung nước này phụ thuộc vào nhu cầu, thói quen cũng như mức độ tập luyện của mỗi người.

Nếu bạn chỉ tập động tác yoga từ nhẹ nhàng cho đến vừa phải thì không nhất thiết phải uống nước bởi khi uống nhiều nước trong lúc tập, sẽ khiến bụng “óc ách”, nặng nề, tạo cảm giác buồn nôn nhẹ, gây khó khăn cho các động tác xoắn, gập hay nhảy tới nhảy lùi (jump through jump back)…và khiến bạn cần đi vệ sinh.

Nếu bạn tập yoga “nặng đô” hơn một chút như Ashtanga Yoga hay Power Yoga khiến đổ quá nhiều mồ hôi thì chỉ cần hớp nhẹ vài ngụm thật nhỏ.

Trên đây là 7 tư thế yoga cơ bản giúp bạn từ bỏ thói quen xấu rất hiệu quả. Nếu muốn thử, đừng ngần ngại tải LEEP.APP về máy và kết nối với giáo viên dạy yoga của chúng tôi nhé.

Nguồn tham khảo

7 Best Yoga Poses To Help Break Bad Habits https://www.stylecraze.com/articles/yoga-to-break-bad-habits/ Ngày truy cập: 11/5/2020

Từ khóa » Bỏ Yoga