7 Xu Hướng Chính Nổi Bật Trong Môi Trường Kinh Doanh Của Việt Nam ...

  • Tiếng Việt
  • English
  • Trang chủ
  • Chính quyền
    • Giới thiệu
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
      • Đơn vị hành chính
      • Dân số và lao động
      • Bản đồ hành chính
    • Bộ máy tổ chức
      • Tỉnh ủy
      • Ủy ban nhân dân tỉnh
      • Các sở, ban, ngành
      • UBND các huyện, thành phố
    • Hoạt động của Lãnh đạo
    • Thông tin chỉ đạo điều hành
  • Nhà đầu tư
  • Thủ tục hành chính
    • Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công khai thủ tục hành chính
  • Sản phẩm địa phương

Thứ hai, Ngày 02/12/2024 -

  • Chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nổi bật từ ngày 25/11 - 01/12/2024
  • Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII.
  • Chương trình bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
  • Ủy quyền Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tài nguyên nước
  • UBND tỉnh thu hồi đất đã giao cho các doanh nghiệp do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật quy định
Thông tin Kinh tế - xã hội 7 xu hướng chính nổi bật trong môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2020 Ngày đăng: 22/04/2021 10:28 Đọc tin bài Xem: 4250 In trang Mặc định Cỡ chữ Ngày 15/4/2021 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tiến hành công bố báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2020.

Theo đánh giá từ Báo cáo PCI 2020, ngoài những chuyển biến chung thì môi trường kinh doanh của Việt Nam có 7 xu hướng chính nổi bật, trong đó phản ánh những thay đổi chính sách ghi nhận từ năm 2016, năm bắt đầu nhiệm kỳ mới của Chính phủ, đó là:

Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn: Nhìn chung, mức độ bình đẳng của môi trường kinh doanh được đánh giá tích cực hơn; Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá chính quyền địa phương ưu ái các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân đã giảm từ 37,9% năm 2016 xuống 24,7% năm 2020; Hiện tượng chính quyền địa phương ưu tiên thu hút đầu tư FDI hơn so với thu hút đầu tư tư nhân trong nước đã giảm đáng kể từ 42,3% năm 2016 xuống còn 29% năm 2020. Ngoại trừ việc doanh nghiệp tư nhân vẫn nhận thấy chính quyền các tỉnh có những ưu tiên trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp FDI hơn so với doanh nghiệp tư nhân, những h.nh thức ưu ái khác trong việc giải quyết thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai… đã giảm dần qua các năm. Đáng chú ý là xu hướng ít ưu ái hơn với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp thân quen. Tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân đồng ý với nhận định “Nguồn lực kinh doanh (hợp đồng, đất đai...) chủ yếu rơi vào doanh nghiệp thân quen cán bộ chính quyền” đã giảm mạnh từ 72,3% năm 2016 xuống c.n 57,9% năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân cho biết sự ưu đãi cho công ty lớn (cả nhà nước và tư nhân) là cản trở đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2020 vẫn ở mức 53,9%, cho thấy chính quyền các địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân.

Quang cảnh buổi Lễ công bố

Thiết chế pháp lý cải thiện: Chất lượng giải quyết các vụ việc qua tòa án có sự cải thiện trong năm 2020; tương tự, tình hình an ninh trật tự tại các địa phương cũng có chuyển biến tích cực. Điều tra toàn bộ các doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Tòa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật” đã tăng gần 9 điểm phần trăm lên 92,2% năm 2020, so với 83,3% năm 2016. Có 77,9% doanh nghiệp cho biết “Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng”, tăng đáng kể so với mức 59,4% của năm 2016. 79,1% doanh nghiệp cho biết “Phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng” trong điều tra 2020, tăng so với 62,8% của năm 2016. 88,1% doanh nghiệp đánh giá “Phán quyết của toà án là công bằng”, năm 2016 là 78,4%. Niềm tin của các doanh nghiệp với phương thức giải quyết vụ việc qua kênh tòa án gia tăng, khi tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết tranh chấp kinh tế đã tăng từ 35,8% năm 2016 lên 56,8% vào năm 2020. Tỷ lệ các doanh nghiệp cho biết tình hình an ninh trật tự tại địa phương là Tốt/Rất tốt đã tăng từ 56,5% năm 2017 (năm đầu tiên thu thập chỉ tiêu này) lên 67,5% năm 2020. Tỷ lệ các doanh nghiệp bị trộm cắp trong năm vừa qua đã giảm dần từ 13,6% năm 2017 xuống 10,9% năm 2020. Đáng lưu ý, tỷ lệ doanh nghiệp phải trả tiền bảo kê cho các băng nhóm côn đồ, xã hội đen giảm từ 2,9% năm 2017 xuống 1% năm 2020.

Chi phí không chính thức tiếp tục giảm: Cộng đồng doanh nghiệp ngày càng đánh giá tích cực hơn về hiệu quả của công cuộc chống tham nhũng, khi một loạt các chỉ tiêu đo lường về tham nhũng (chi phí không chính thức) đã có cải thiện đáng kể. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức giảm xuống mức 44,9%, so với mức 66% của năm 2016. Gánh nặng chi phí không chính thức đã giảm theo thời gian, khi có 84,4% doanh nghiệp cho biết các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được, tăng đáng kể so với con số 79,2% của năm 2016. Trong một số lĩnh vực cụ thể, mức độ phổ biến của chi phí không chính thức đã có dấu hiệu giảm bớt, như (Tỷ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra đã giảm từ 51,9% năm 2017 xuống còn 27,7% của năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Việc ‘chi trả hoa hồng’ là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” đã giảm từ 54,9% năm 2017 xuống còn 40% năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại tình trạng “chạy án” nên không đưa vụ việc tranh chấp qua tòa án cũng đã giảm từ con số 31,6% năm 2017 xuống 23% của năm 2020). Tuy nhiên, trên một số phương diện vẫn cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn. Ví dụ, tỷ lệ doanh nghiệp có chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh thủ tục đất đai năm 2020 là 32%. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết “Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến” là 54,1% năm 2020.

Tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh được đánh giá tích cực. Năm 2020 có 81% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “UBND tỉnh/thành phố linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân”, vượt qua mức cao nhất năm 2019. 72,3% doanh nghiệp nhận thấy “UBND tỉnh/thành phố năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh”, mức cao nhất kể từ trước đến nay. Khoảng 50,5% doanh nghiệp ghi nhận thái độ tích cực của chính quyền đối với khu vực kinh tế tư nhân, dù có thấp hơn so với kết quả của năm 2019 song về cơ bản, chỉ tiêu này vẫn giữ được xu hướng tăng từ năm 2016 tới nay. Có tới 73,8% doanh nghiệp cho biết các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh, năm 2017 là 67%. 80% doanh nghiệp hài lòng với phản hồi và cách giải quyết của cơ quan chính quyền đối với những vướng mắc, khó khăn đã phản ánh, cao hơn đáng kể so với mức 76,7% của năm 2017.

Hiệu quả, hiệu lực thực thi tại địa phương cần được đẩy mạnh. Mặc dù môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã có chuyển biến tích cực trong thời gian vừa qua nhưng chất lượng thực thi cấp huyện thị và sở ngành vẫn là một điểm nghẽn lớn. Vẫn có tới 73,5% doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở, ngành”. Tương tự, 60% doanh nghiệp cho biết “Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở cấp huyện”.

Cải cách hành chính có bước tiến song cần đẩy mạnh ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng giải quyết TTHC đã có chuyển biến tích cực, theo phản ánh của các doanh nghiệp. 66,5% doanh nghiệp cho biết “thủ tục, giấy tờ đơn giản”, năm 2016 chỉ là 49,5%. 76% doanh nghiệp nhận thấy “thời gian thực hiện thủ tục hành chính được rút ngắn hơn so với quy định” trong điều tra năm 2020, trong khi năm 2017 (năm đầu tiên đưa chỉ tiêu này vào thu thập) là 67%. 84% doanh nghiệp cho biết “cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả” vào năm 2020, tăng đáng kể từ mức 58% năm 2016. 80% doanh nghiệp đánh giá “cán bộ nhà nước thân thiện” trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, năm 2016 là 65,6%. Một số lĩnh vực TTHC vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách, như đất đai, thuế và bảo hiểm xã hội hoặc trong việc cấp phép kinh doanh có điều kiện và một số loại giấy tờ cần thiết khác để doanh nghiệp đi vào hoạt động. Đáng chú ý, số cuộc thanh, kiểm tra doanh nghiệp có xu hướng giảm. Tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra trùng lặp giảm đáng kể xuống còn 8,3% năm 2020 từ con số 14,1% của năm 2016, và giảm khá mạnh so với mức 25,6% năm 2015. Tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra từ 5 cuộc/năm trở lên giảm từ 11,9% của năm 2016 xuống còn 3% của năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết cán bộ lợi dụng công tác thanh, kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp đã giảm từ con số 18,9% năm 2017 xuống còn 14,3% năm 2020.

Minh bạch cần tiếp tục được cải thiện. Tiếp cận thông tin quan trọng, bao gồm các tài liệu quy hoạch, đã có sự cải thiện song vẫn còn nhiều dư địa để chính quyền các địa phương tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các loại thông tin quan trọng. Việc tiếp cận văn bản quy hoạch ở cấp tỉnh vẫn xung quanh mức 2,5 điểm và văn bản pháp luật lần lượt chỉ ở mức 2,54 điểm và 3,03 điểm trên thang điểm 5 (1. Không thể - 5. Rất dễ), chưa có cải thiện đáng kể so với những năm trước đó. Chất lượng thông tin trên website chính quyền các tỉnh năm 2020 chỉ ở mức 34,5 điểm trên thang điểm 50, tăng nhẹ so với mức 31 điểm của năm 2016. Dù đã giảm từ con số 66,3% của năm 2016, vẫn còn 57,4% doanh nghiệp trong năm 2020 phản ánh cần có mối quan hệ với cán bộ cơ quan chính quyền để có được các tài liệu của địa phương. Doanh nghiệp gặp khó khăn nhất khi tiếp cận các loại thông tin sau: bản đồ, quy hoạch sử dụng đất (51%), kế hoạch đầu tư công (50%), tài liệu ngân sách (48%), quy hoạch ngành, lĩnh vực (47%), kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới (45%), chính sách ưu đãi đầu tư (40%). Ngay cả các văn bản pháp luật do tỉnh ban hành cũng có tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin (24%)…/.

VĂN MINH

Về trang trước Gửi email

Tin tức liên quan

  • Từ ngày 09-11/12: Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (25/11/2024)
  • Xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2024 (23/11/2024)
  • Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến tháng 10 năm 2024 (20/11/2024)
  • Tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Kon Tum (19/11/2024)
  • Tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn, vướng mắc của 5 tỉnh Tây Nguyên (17/11/2024)
Giới thiệu
  • Lịch sử hình thành
  • Điều kiện tự nhiên
  • Đơn vị hành chính
  • Dân số và lao động
  • Bản đồ hành chính
Bộ máy tổ chức
  • Tỉnh ủy
  • Ủy ban nhân dân tỉnh
  • Các sở, ban, ngành
  • UBND các huyện, thành phố
Chính quyền số
  • Hệ thống theo dõi CĐĐH
  • Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
  • Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý VB&ĐH
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thư điện tử công vụ
  • Lịch công tác UBND tỉnh
  • Tài liệu họp
Thông tin báo cáo thống kê
  • Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
  • Báo cáo kinh tế - xã hội
Dự án đầu tư
  • Dự án hoàn thành
  • Dự án đang triển khai
  • Dự án chuẩn bị đầu tư
  • Dự án kêu gọi đầu tư
  • Đấu thầu, mua sắm công
Quy hoạch & Phát triển
  • Quy hoạch xây dựng, đô thị
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
Chương trình & Đề tài
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Kết quả nghiệm thu
  • Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Liên kết website Website Tỉnh, Thành phố Tỉnh An Giang Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tỉnh Bạc Liêu Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bến Tre Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Phước Tỉnh Bình Thuận Tỉnh Cà Mau Tỉnh Cao Bằng Thành phố Hà Nội Thành phố Hải phòng Thành phố Hồ Chí Minh Website Bộ, Ngành Bộ Công thương Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thanh Tra Chính phủ Ủy ban Dân tộc Văn phòng Chính phủ Liên kết khác Tạp chí Cộng sản Đảng cộng sản Việt Nam Quốc hội Chính phủ
  • Trang chủ
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Sơ đồ cổng
  • RSS

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn

Đang truy cập: 95 . Tổng lượng truy cập: 98.481.610

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready

Từ khóa » Những Xu Hướng Kinh Doanh 2020