72 Kit Test Nhanh COVID-19 được Bộ Y Tế Phê Duyệt - Hello Bacsi

Kit test nhanh COVID-19 còn được gọi là xét nghiệm kháng nguyên, có vai trò phát hiện một số protein của virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19. Thế nhưng, liệu sản phẩm kit test bạn đã, đang và sắp sử dụng có đạt chuẩn về mặt chất lượng và được Bộ Y tế phê duyệt? 

Tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được các loại kit test nhanh COVID-19 được Bộ Y tế công nhận. Bài viết cũng chỉ ra bao lâu nên test nhanh một lần cho từng đối tượng.

Thực trạng kit test nhanh COVID-19 trên thị trường

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều người tìm mua các bộ kit test nhanh để có thể tự lấy mẫu tại nhà bất kỳ lúc nào, từ đó xác định bản thân có bị nhiễm COVID-19 hay không. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kit test khác nhau, thật giả lẫn lộn. Việc những bộ xét nghiệm kháng nguyên không có nguồn gốc, kém chất lượng ngày càng nhiều khiến nhiều người không nhận diện được đâu mới là sản phẩm thật sự chất lượng và được phép lưu hành. 

Không những thế, thời gian gần đây, xu hướng mua kit test theo hình thức truyền miệng ngày càng phổ biến. Theo đó, khi một người tìm được nơi bán bộ xét nghiệm nhanh giá rẻ, họ sẽ giới thiệu cho người quen tìm đến mua, dù chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

Ngoài ra, các sản phẩm này cũng được rao bán trên mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử… với cam kết hàng chuẩn, hàng thật. Nhưng thực tế, đó lại là những sản phẩm không được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, hay thậm chí còn là hàng giả, hàng nhái.

kit test nhanh

Mua phải kit test kém chất lượng, hậu quả là gì?

Cần phải hiểu rằng, kết quả xét nghiệm rất quan trọng trong công tác phòng chống đại dịch COVID-19. Việc mua phải những bộ kit test nhanh COVID-19 kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Test ra kết quả không chính xác: Kit test không đủ tiêu chuẩn có thể cho ra kết quả âm tính giả trong khi thực tế là người test bị dương tính. Hoặc ngược lại, nếu kết quả dương tính giả, người dân phải tốn công sức, tiền của và thời gian đi xét nghiệm PCR.
  • Gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng: Việc test ra kết quả sai (âm tính giả) do sử dụng bộ xét nghiệm kháng nguyên không có nguồn gốc rõ ràng khiến người bệnh chủ quan hơn và virus dễ lây lan hơn, dẫn đến những khó khăn trong việc tầm soát bệnh. 
  • Tình trạng bệnh nặng hơn: Phát hiện bệnh trễ làm chậm trễ quá trình điều trị bệnh, có thể phát sinh những biến chứng ngoài tầm kiểm soát. Những trường hợp F0 chuyển nặng cũng khó chữa hơn.

Ngoài ra, nếu không may mua phải những sản phẩm lỗi (là những bộ xét nghiệm nhanh không hiển thị vạch C), thì không thể cho ra kết quả là âm tính hay dương tính. Điều này khiến người dân vừa tốn tiền, vừa tốn công tìm mua sản phẩm thay thế khác để test.

Chính vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về các bộ kit test nhanh COVID-19 và mua những sản phẩm đạt chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng và được phê duyệt… tại những địa điểm uy tín. Không nên mua những kit test trôi nổi, tránh tiền mất, tật mang.

Các loại kit test nhanh COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép

Tính đến ngày 11/02/2022, Vụ Trang thiết bị & Công trình y tế đã cập nhật danh sách các loại test nhanh kháng nguyên đã được Bộ Y tế cấp phép. Theo đó, có 3 loại kit test nhanh COVID-19 được sản xuất trong nước và 69 sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.

1. Kit test nhanh COVID-19 sản xuất trong nước 

danh sách kit test nhanh COVID-19 sản xuất trong nước

Bảng các loại kit test nhanh COVID-19 sản xuất trong nước

2. Kit test nhanh COVID-19 nhập khẩu

kit test nhanh COVID-19 nhập khẩudanh sách các loại xét nghiệm nhanh COVID-19 nhập khẩucác loại test nhanh COVID-19 nhập khẩuxét nghiệm nhanh COVID-19 nhập khẩudanh sách các loại xét nghiệm nhanh nhập khẩudanh sách các loại kit test nhanh COVID-19 nhập khẩucác loại xét nghiệm nhanh COVID-19 được phê duyệt

Bảng các loại kit test nhanh COVID-19 nhập khẩu

Bao lâu nên test nhanh COVID-19 một lần?

Khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2, nhiều người thường lo lắng không biết mình đã khỏi bệnh chưa, nên thường xuyên test nhanh để xem kết quả. Tương tự, khi nghi ngờ mắc COVID-19 do tiếp xúc với F0 hoặc do có triệu chứng của bệnh, một số người thường test nhanh nhiều lần trong ngày. Hành động này không chỉ không giúp xác định được chính xác tình trạng bệnh, mà còn có những mặt hại như:

  • Lãng phí kit test nhanh COVID-19
  • Tốn nhiều tiền, vì giá tiền của 1 bộ xét nghiệm kháng nguyên không hề rẻ
  • Tăng lượng rác thải ra môi trường

Để khắc phục vấn đề này, cần biết rõ lúc nào nên test nhanh và bao lâu nên test một lần.

1. Đối với các trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2

Test nhanh COVID-19 mỗi ngày không có khả năng giúp bản thân chúng ta tránh được nguy cơ lây nhiễm. Vậy khi nào một người nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 nên test? Các nghiên cứu cho thấy, khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus SARS-CoV-2 cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức độ mà kit test nhanh COVID-19 có thể nhận diện. Vì thế, nếu thực hiện test nhanh ngay sau khi tiếp xúc với F0 có thể cho ra kết quả âm tính giả. Do đó, các chuyên gia cho rằng, thời điểm nên test sau khi tiếp xúc với F0 là:

  • 5 – 7 ngày nếu đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19
  • Trường hợp chưa tiêm phòng thì thời gian sớm nhất mà kit test có thể phát hiện được virus là từ 24 – 48 giờ.

Vậy, bao lâu nên test nhanh COVID-19 một lần?

Nếu bạn có các triệu chứng của COVID-19, như đau rát họng, ho khan, ớn lạnh, sốt… thì lời khuyên là nên test lại sau 1-2 ngày nếu lần test đầu tiên là âm tính. Trong trường hợp các triệu chứng nặng hoặc F1 tiếp xúc gần với F0 và có nguy cơ lây nhiễm cao thì có thể test mỗi ngày để có kết quả chính xác.

Nếu không có triệu chứng của bệnh và lần test đầu tiên ra kết quả âm tính thì nên test lại sau 3-5 ngày.

Trong khoảng thời gian chưa xác định rõ ràng âm tính hay dương tính, cần chủ động chăm sóc sức khỏe và tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K.

2. Đối với người đang mắc bệnh COVID-19

Một số người khi biết mình là F0 thì vì quá lo lắng mà test 2-3 lần/ngày. Điều này là không cần thiết. Những F0 bị bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng và được điều trị tại nhà thì nên test 3 ngày/lần. Việc test mỗi ngày không có ý nghĩa, vì lúc này lượng virus trong người vẫn còn. 

Đến ngày thứ 7 bị bệnh, F0 nên test thêm 1 lần nữa để xác định xem đã hết bệnh chưa. Theo thống kê, trung bình sau 7 ngày thì lượng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể không còn khả năng gây bệnh và lây lan. Tuy nhiên, lúc này, nếu test ra âm tính, người bệnh vẫn không nên chủ quan mà vẫn phải tiếp tục theo dõi sức khỏe và tuân thủ 5K, đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nhận diện được 72 bộ kit test nhanh COVID-19 được Bộ Y tế cho phép lưu hành, cũng như hiểu được bao lâu nên test nhanh một lần trong từng trường hợp cụ thể.

Từ khóa » Các Loại Kit Test được Bộ Y Tế Cấp Phép