77 Năm Ngày Chiến Thắng Phát-xít: Chiến Thắng Lịch Sử Mang ý ...

Vào ngày này 77 năm về trước, ngày 9-5-1945 mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại khi cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít kết thúc với chiến thắng vang dội của Hồng quân Liên Xô và các nước Đồng minh, tạo tiền đề quan trọng chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II, giúp loài người thoát khỏi thảm họa diệt vong.

Với ý nghĩa hào hùng, mang tính thời đại đó, ngày này hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng của tất cả các dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý; ngày tưởng nhớ, tri ân những người đã chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng bảo vệ Tổ quốc.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại

Nhân loại sẽ còn nhắc tới Chiến tranh Thế giới thứ II (1939-1945) như một cuộc chiến tàn khốc nhất, đẫm máu nhất, đau thương nhất với quy mô rộng lớn nhất. Chiến tranh Thế giới thứ II là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử nhân loại do liên minh phát xít Đức, Ý và quân phiệt Nhật Bản phát động, tập trung chủ yếu tại chiến trường châu Âu và bao trùm trên hầu hết các châu lục, liên quan đến hơn 70 nước với 1,7 tỷ người, trong đó có tới 110 triệu quân tham chiến.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Thiên hùng ca "Chiến thắng" bắt đầu từ cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7-11-1941 trên Quảng trường Đỏ. Từ đây, các đơn vị quân đội Liên Xô đã tiến thẳng ra mặt trận để bảo vệ Thủ đô Moskva đang bị quân Đức bao vây và đến đầu năm 1942 đã đẩy lui hẳn quân Đức khỏi Moskva. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Sau khi đánh chiếm hàng loạt nước châu Âu, phát xít Đức tập trung lực lượng lớn tiến công Liên Xô, mở ra cuộc chiến tranh Xô-Đức (1941-1945) với những đòn tấn công khốc liệt và chớp nhoáng, song đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân Liên Xô. Sau khi chuyển từ phòng ngự sang chiến lược phản công, Hồng quân Liên Xô tấn công dồn dập quân Đức trên mặt trận phía Đông, giải phóng Tổ quốc và nhiều quốc gia trong khu vực. Đúng 0 giờ 43 phút ngày 9-5-1945 (theo giờ Moskva), đại diện Đức quốc xã đã phải ký biên bản xác nhận đầu hàng vô điều kiện Liên Xô và các nước Đồng minh.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh 1: Bắt đầu bị quân Đức bao vây từ đầu tháng 10-1941, trận chiến đấu bảo vệ Moskva kết thúc vào ngày 20-4-1942. Hồng quân Liên Xô đã giành chiến thắng quan trọng, đánh bật quân Đức khỏi thủ đô, mở đầu cho giai đoạn phản công trên toàn chiến trường. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 2: Bắt đầu bị quân Đức bao vây từ đầu tháng 10-1941, trận chiến đấu bảo vệ Moskva kết thúc ngày 20-4-1942. Hồng quân Liên Xô đã giành chiến thắng quan trọng, đánh bật quân Đức khỏi thủ đô, mở đầu cho giai đoạn phản công trên toàn chiến trường. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 3: Ngày 19-11-1942, Liên Xô tung ra đòn phản công tại Stalingrad kéo dài 200 ngày đêm, đánh tan hơn 1,2 triệu quân phát xít. Ngày 2-2-1943, Stalingrad hoàn toàn được giải phóng, tạo bước ngoặt căn bản làm xoay chuyển cục diện của Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, đồng thời đánh dấu thất bại nặng nề nhất của phát xít Đức từ đầu cuộc chiến. Chiến thắng Stalingrad (1942) và Kursk (1943) được đánh giá là 2 trận thắng có tính chất quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 4: Ngày 19-11-1942, Liên Xô tung ra đòn phản công tại Stalingrad kéo dài 200 ngày đêm, đánh tan hơn 1,2 triệu quân phát xít. Ngày 2-2-1943, Stalingrad hoàn toàn được giải phóng, tạo bước ngoặt căb bản làm xoay chuyển cục diện của Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, đồng thời đánh dấu thất bại nặng nề nhất của phát xít Đức từ đầu cuộc chiến. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hòa bình tiến bộ trên toàn thế giới đã tạo nên bức tượng đài anh hùng chói sáng của nhân loại.

Ở thời kỳ đó, đã có tới 27 triệu chiến sĩ Hồng quân và người dân Liên Xô ngã xuống để tạo nên hòa bình, tạo nên chiến tích vẻ vang cho đất nước Xô viết và cho cả nhân loại. Chủ nghĩa phát xít lúc bấy giờ là “kẻ thù chung” của cả thế giới, đe dọa sự an nguy, thậm chí là sự sống còn của nhân loại. Chính vì vậy, chiến thắng của Liên Xô và các nước yêu chuộng hòa bình còn là động lực quan trọng thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên giành lại độc lập, tự do chính đáng của mình.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh 1: Từ ngày 24-12-1943, quân đội Liên Xô triển khai cuộc tổng tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận từ Leningrad đến tận Crimea. Từ tháng 3 đến tháng 5-1944, quân đội Xô viết giải phóng Odessa và Crimes. Trong ảnh: Chiến dịch giải phóng Crimea diễn ra từ ngày 8-4 đến ngày 12-5-1944 đi vào lịch sử như là một trong những chiến dịch tấn công quan trọng nhất của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, trong đó Hồng quân giải phóng thành phố Sevastopol, thu hồi quân cảng quan trọng này bên bờ Biển Đen. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 2: Chiến dịch giải phóng Crimea diễn ra từ ngày 8-4 đến ngày 12-5-1944 đi vào lịch sử như là một trong những chiến dịch tấn công quan trọng nhất của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Lấy lại được bán đảo Crimea, quân đội Liên Xô gần như hoàn thành việc giải phóng Ukraina, trong đó có thành phố Sevastopol, thu hồi quân cảng quan trọng này bên bờ Biển Đen. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 3: Từ ngày 24-12-1943, quân đội Liên Xô triển khai cuộc tổng tấn công đồng loạt trên khắp các mặt trận từ Leningrad đến tận Crimea, giành lại phần lớn lãnh thổ bị Đức chiếm đóng. Trong ảnh: Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr ở Ukraine từ ngày 24-12-1943 đến ngày 14-4-1944 đóng vai trò quyết định cho việc giải phóng Ukraine. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 4: Tháng 1 và 2 năm 1944, Hồng quân Liên Xô phản công ở Leningrad, giải vây thành phố này sau 900 ngày đêm chiến đấu kiên cường với quân Đức. Ngày 27-1-1944, Leningrad chính thức thoát khỏi chiến dịch bao vây kéo dài nhất trong lịch sử chiến tranh. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN 77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Tháng 1 và 2 năm 1944, Hồng quân Liên Xô phản công ở Leningrad, giải vây thành phố này sau 900 ngày đêm chiến đấu kiên cường với quân Đức. Ngày 27-1-1944, Leningrad chính thức thoát khỏi chiến dịch bao vây kéo dài nhất trong lịch sử chiến tranh. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Từ đây, các dân tộc bị áp bức đã vùng lên mạnh mẽ giành độc lập, tự do và quyền tự quyết định vận mệnh của mình, làm lung lay, sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Trong đó, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một chặng đường lịch sử mới đầy tự hào và vẻ vang.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh 1: Tại Hội nghị Tehran (28-11 đến ngày 1-12-1943), các đồng minh Anh-Mỹ đồng ý đổ bộ vào Pháp vào tháng 5-1944 để mở Mặt trận thứ hai ở phía Tây. Trong ảnh: (từ trái sang phải): Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 2: Trong khi Hồng quân Liên Xô tấn công dồn dập quân Đức trên mặt trận phía Đông, quân đội Anh, Mỹ đã mở mặt trận phía Tây Âu. Với sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng kháng chiến, nước Pháp rồi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Italy lần lượt được giải phóng. Trong ảnh: Ngày 6-6-1944, phe Đồng minh dưới sự lãnh đạo của Mỹ đã đổ bộ lên Normandy (Pháp), tiến hành chiến dịch mang tên Sao Hải Vương, thường được gọi là D-Day. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 3: Trong khi Hồng quân Liên Xô tấn công dồn dập quân Đức trên mặt trận phía Đông, quân đội Anh, Mỹ đã mở mặt trận phía Tây Âu. Với sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng kháng chiến, nước Pháp rồi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Italy lần lượt được giải phóng. 77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vui mừng chiến thắng tại Berlin, ngày 9-5-1945, sau khi Đức chính thức ký tuyên bố đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Chiến thắng phát xít của Hồng quân Liên Xô cũng đã tạo nên nền tảng cho chủ nghĩa đa phương thế giới ngày nay, tạo bước chuyển mạnh mẽ đối với cục diện chính trị thế giới. Nổi bật nhất là sự ra đời của Liên hợp quốc với những nguyên tắc quan hệ quốc tế như tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết giữa các quốc gia; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình...

Với những ý nghĩa vẻ vang và cao cả ấy nên dù đã 77 năm trôi qua với biết bao thăng trầm, biến cố của thời cuộc, nhưng cuộc chiến tranh vĩ đại chiến thắng chủ nghĩa phát xít vẫn luôn được người dân yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới vinh danh, bởi đó chính là nền móng vững chắc kiến tạo nên thế giới phát triển tốt đẹp, bền vững như ngày nay.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh ngoài cùng bên trái: Chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sĩ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh giữa: Từ mùa hè năm 1944, sau khi giải phóng hoàn toàn Tổ quốc, quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Ba Lan, Romania, Bulgaria, Nam Tư, Albania và một phần đáng kế lãnh thổ Tiệp Khắc, Hungary và Áo. Trong ảnh: Ngày 27-1-1945, Trại tập trung Auschwitz (Ba Lan) - trại tập trung của Đức Quốc xã có hơn một triệu người đã bị giết - được Hồng quân Liên Xô giải phóng trong Chiến dịch Wisla-Oder. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh ngoài cùng bên phải: Ngày 9-5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Những người lính Hồng quân Liên Xô vui mừng chiến thắng tại Moskva. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN 77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Pháo hoa mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva, ngày 9-5-1945. Từ đó, ngày 9-5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN 77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại

77 năm đã qua đi kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II và Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân xô Viết, nhưng những bài học về cuộc chiến chống phát xít thì vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa thiết thực đối với thế giới đương đại và sẽ luôn được mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới bảo vệ và mãi trường tồn.

Bài học thứ nhất, tổn thất, thương vong lớn về con người luôn nhắc nhở nhân dân thế giới ngày nay cần phải trân trọng và giữ gìn nền hòa bình thế giới như thế nào để không tái diễn thảm họa phát xít dưới bất kỳ hình thức nào.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh 1: Chiến dịch Praha diễn ra từ ngày 5 đến ngày 12-5-1945, là chiến dịch lớn cuối cùng của quân đội Liên Xô và các đồng minh tại châu Âu sau khi Berlin thất thủ. Ngày 9-5, Hồng quân Liên Xô tiến vào thủ đô Praha (Tiệp Khắc), nhưng phải đến 12-5, quân Đức tại đây mới đầu hàng. Trong ảnh: Người dân Praha chào đón những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 2 và 4: : 22 giờ 43 phút ngày 8-5-1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin (0 giờ 43 phút ngày 9-5 theo giờ Moskva), Thống chế Wilhelm Keitel (ngoài cùng bên phải), đại diện toàn quyền của Đức Quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai tại châu Âu. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 3: Với sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng kháng chiến, nước Pháp rồi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Italy lần lượt được giải phóng. Trong ảnh: Không khí ăn mừng của hàng vạn người Pháp ở Khải Hoàn Môn, Paris (Pháp) vào ngày 7-5-1945 khi Đức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng minh. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 5: Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, ngày 2-5-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 6: Trong cuộc chiến này, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được 13 nước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc và góp phần quan trọng trong việc khôi phục nền văn minh châu Âu và thế giới. Trong ảnh: Người dân Praha (Tiệp Khắc) gặp gỡ những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng 9-5-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Bài học thứ hai, cần thấy rằng nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến đấu chống phát xít đã tổn thất rất nặng nề và làm nên một sứ mệnh lịch sử, cứu loài người thoát khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít, và sau chiến thắng ấy, nhân dân Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội, đặt ra một xu hướng phát triển của các dân tộc bị áp bức trên thế giới và dẫn đến sụp đổ từng phần của chủ nghĩa thực dân, đề quốc. Vì thế, những bài học về cuộc chiến tranh chống phát xít 77 năm trước vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh 1: Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô trên đường phố Berlin mới giải phóng, tháng 5-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 2: Trên mặt trận Xô - Đức, quân đội Liên Xô đã tiêu diệt và bắt làm tù binh 607 sư đoàn với 10 triệu binh lính, chiếm 74,6% tổng thiệt hại của quân đội Đức. Trong ảnh: Quân Đức tại Berlin ra hàng Hồng quân Liên Xô, ngày 2-5-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh 3: Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, ngày 2-5-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Ngày nay, trong bối cảnh thời thế đã đổi thay, thế giới đã và đang bước vào thời đại toàn cầu hóa, lợi ích quốc gia và quốc tế được xây dựng trên nền tảng các mối quan hệ đa phương, đa dạng với mong muốn cùng tồn tại hòa bình và phát triển. Tuy nhiên, tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc cùng với sản phẩm của nó là chủ nghĩa phát xít mới đang hình thành và biến tướng dưới nhiều hình thức như: Chạy đua vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố… Nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là chiến thắng chủ nghĩa phát xít là chiến thắng của nhân dân và quân đội Xô viết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, của các nước đồng minh và các lực lượng tiến bộ thế giới.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh ngoài cùng bên trái: Mùa hè năm 1944, sau khi giải phóng hoàn toàn Tổ quốc, quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Ba Lan, Romania, Bulgaria, Nam Tư, Albania và một phần đáng kế lãnh thổ Tiệp Khắc, Hungary và Áo. Trong ảnh: Nhân dân thành phố Lovech (Bulgaria) chào đón Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng thành phố (tháng 9-1944). Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh giữa: Người dân Bucharest (Romania) chào đón Hồng quân Liên Xô vào giải phóng, ngày 30-8-1944. Ảnh ngoài cùng bên phải: Trong khi Hồng quân Liên Xô tấn công dồn dập quân Đức trên mặt trận phía Đông, quân đội Anh, Mỹ đã mở mặt trận Tây Âu. Với sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng kháng chiến, nước Pháp rồi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Italy lần lượt được giải phóng. Trong ảnh: Đám đông người dân chào mừng Tướng Charles de Gaulle tại quảng trường Place de la Concorde ở Paris ngày 26-8-1944, một ngày sau khi thủ đô nước Pháp được giải phóng. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Trong đó vai trò quyết định thuộc về những người Xô Viết anh hùng, mà nhờ đó đã cứu loài người thoát khỏi thảm hoạ phát xít, đem lại cuộc sống hòa bình cho nhiều dân tộc và tạo nên những chuyển biến mang tính bước ngoặt của tình hình thế giới - thời đại không dung thứ tội ác và chiến tranh. Trong Thông điệp Liên bang năm 2020, Tổng thống Vladimir Putin từng nhấn mạnh, đối với nước Nga, Ngày 9-5 là Ngày lễ vĩ đại nhất, thiêng liêng nhất, khẳng định quyết tâm “dùng sự thật để chống lại những luận điệu dối trá trắng trợn và những mưu đồ viết lại lịch sử”.

Kỷ niệm 77 năm Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, theo truyền thống, lễ duyệt binh, diễu binh được tổ chức long trọng trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva - Nga.

77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh trái: Các đơn vị Hồng quân Liên Xô tiến về giải phóng Berlin, tháng 4-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh phải: Ngày 25-4-1945, những người lính của quân đội Liên Xô từ phía Đông và Mỹ từ phía Tây gặp nhau bên bờ sông Elbe, đánh dấu cột mốc quan trọng, bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II trong việc chia cắt quân đội phát xít Đức thành hai phần, đưa cuộc chiến tranh đến gần ngày kết thúc hơn. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN 77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Chiều 30-4-1945, Hồng quân Liên Xô đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức ở thủ đô Berlin, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN 77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Chiến sĩ Hồng quân thuộc Phương diện quân Byelorussia 1 cắm lá cờ chiến thắng lên nóc Nhà Quốc hội Đức, chiều 30-4-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN 77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Nguyên soái Liên Xô Konstantin Rokossovsky chỉ huy lễ duyệt binh mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, ngày 24-6-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN 77 năm Ngày Chiến thắng phát-xít: Chiến thắng lịch sử mang ý nghĩa thời đại Ảnh trái: Những người lính Xô Viết cầm cờ của các trung đoàn Đức Quốc xã bại trận, trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng phát xít Đức, ngày 24-6-1945, tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN Ảnh phải: Pháo tự hành tiến vào Quảng trường Đỏ (Moskva) tại lễ duyệt binh mừng chiến thắng, ngày 24-6-1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Từ khóa » Cuộc Chiến Tranh Kéo Dài Nhất Lịch Sử