7P Trong Marketing Là Gì? CASE STUDY Marketing Mix 7p 2022

7P trong Marketing là gì? Ví dụ mô hình 7P mix THỰC TẾ 2024 Tác giả: Võ Tuấn Hải - Kiểm duyệt: Võ Tuấn Hải - Lượt xem : 30843 Ngày đăng: Thứ tư, 29 Tháng Năm, 2024 / Ngày cập nhật: Thứ năm, 05 Tháng Mười Hai, 2024

7P trong marketing là mô hình mở rộng từ 4p truyền thống, bao gồm 7 yếu tố cốt lõi: Product, Price, Place, Promotion, People, Process và Physical Evidence. Mô hình 7p được áp dụng rộng rãi trong các ngành dịch vụ, sản xuất, bản lẻ giúp doanh nghiệp linh hoạt trong chiến lược marketing. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa mọi khía cạnh của hoạt động marketing để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh từ 7p marketing. Muốn biết chi tiết, hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tham khảo ngay bài viết.

Tìm hiểu 7p marketing

Tìm hiểu 7p marketing

Mục lục [Ẩn]

  • 1. 7P TRONG MARKETING LÀ GÌ
  • 2. VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH 7P MARKETING
  • 3. XÂY DỰNG MARKETING MIX 7P NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?
  • 4. VÍ DỤ VỀ 7P MARKETING THỰC TẾ HIỆU QUẢ
  • 5. CÂU HỎI LIÊN QUAN 7P TRONG MARKETING

1. 7P TRONG MARKETING LÀ GÌ

7P marketing là mô hình mở rộng của 4P Marketing truyền thống, được áp dụng để phát triển chiến lược tiếp thị toàn diện hơn. 4P tập trung vào các yếu tố: Product, Price, Place, Promotion. 7P mở rộng bằng cách thêm ba yếu tố là: People, Process và Physical Evidence và được ứng dụng phổ biến trong ngành dịch vụ, nổi bật nhất là 7P trong marketing dịch vụ khách sạn, 7P trong marketing dịch vụ du lịch. Để cá nhân, doanh nghiệp có góc nhìn đa chiều hơn về 7P, Quảng Cáo Siêu Tốc sẽ đi phân tích chi tiết từng P một:

1.1. Product ( Sản Phẩm)

Muốn phát triển một sản phẩm/dịch vụ thành công, trước tiên doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nhiều công ty gặp thất bại khi quyết định cung cấp một sản phẩm mà không xác định trước thị trường tiềm năng của nó. Trong khi đó, các công ty thành công luôn tìm ra nhu cầu khách hàng trước và phát triển sản phẩm đáp ứng kỳ vọng của họ với chất lượng phù hợp với hiện tại và tương lai.

Một sản phẩm không nhất thiết phải là hữu hình. Chẳng hạn, hợp đồng bảo hiểm cũng là một sản phẩm. Sản phẩm hoàn hảo là sản phẩm mang lại giá trị thực sự cho khách hàng. Giá trị này được đo lường theo cảm nhận của khách hàng. Người làm marketing phải cung cấp những gì khách hàng muốn, chứ không phải những gì chúng ta nghĩ rằng khách hàng muốn.

Vì thế, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên thường xuyên chăm sóc, ghi nhận ý kiến của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ. Như vậy, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ nhu cầu hiện tại của khách hàng và dự đoán liệu nhu cầu này có thay đổi trong tương lai hay không, từ đó điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Quảng Cáo Siêu Tốc khuyên bạn đừng quá chú trọng vào việc bán một sản phẩm cao cấp như iPhone 14 Pro Max khi khách hàng thực sự chỉ cần một chiếc Samsung Galaxy A53 5G. Doanh nghiệp cần tập trung vào nhu cầu thực sự của khách hàng - đây là chiếc chìa khóa thành công.

7p trong marketing Product

7p trong marketing Product

1.2. Price (Giá cả)

Một sản phẩm thực sự có giá trị khi khách hàng sẵn sàng chi trả tiền cho nó. Giá cả phải cạnh tranh nhưng không có nghĩa là sản phẩm bạn là rẻ nhất trên thị trường. Các doanh nghiệp startup, doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với đối thủ lớn hơn bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng, cung cấp dịch vụ gia tăng tốt hơn để tạo ra lợi nhuận duy trì doanh nghiệp.

Giá cả là yếu tố duy nhất trong marketing mix mang lại doanh thu, các yếu tố khác đều là chi phí. Khi cân nhắc giá sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí khách hàng, xem xét giá cả từ nhiều góc độ khác nhau và đưa ra chiến lược phù hợp.

  • Chiến lược thâm nhập thị trường: Đặt mức giá thấp hơn thị trường chung thu hút khách hàng mới, mở rộng thị phần thường được các doanh doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, hoặc đánh vào một phân khúc thị trường mới. Khi đạt mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng giá dần lên.

  • Giá cả định vị thương hiệu: Chiến lược phù hợp với những doanh nghiệp hướng đến phân khúc khách hàng cao cấp đề cao sự sang trọng và trải nghiệm tốt. Khi khách hàng chi trả giá cao hơn, chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng sản phẩm/dịch vụ họ nhận được sẽ tương xứng.

  • So sánh giá, giá cả cạnh tranh: Phân tích giá cả của đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp thu hút khách hàng tiềm năng nhưng vẫn đảm bảo được doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Chiến lược giá hợp ván: Phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ có tính độc đáo và thời gian sử dụng ngắn, doanh nghiệp đặt giá cao cho sản phẩm/dịch vụ trong giai đoạn đầu khi có ít đối thủ cạnh tranh. Dần hạ giá theo thời gian khi thị trường nhiều đối thủ xen chân vào.

  • Chiến lược giá theo tâm lý: Đưa ra các mức giá lẻ "99.000đ" thay vì "100.000đ", khách hàng có xu hướng đánh giá sản phẩm có giá 99.000đ rẻ hơn so với sản phẩm có giá 100.000đ, mặc dù chênh lệch chỉ là 1.000đ thu hút mua hàng hoặc đưa ra nhiều gói sản • phẩm/dịch vụ với các mức giá khác

Bằng cách áp dụng linh hoạt các chiến lược giá cả phù hợp, doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng mục tiêu, đạt mục tiêu kinh doanh và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp hiệu quả.

Tham khảo: Khái niệm marketing chi tiết

Price

Chiến lược giá (Price)

1.3. Place (Phân phối)

Để sản phẩm đến tay khách hàng một cách hiệu quả, việc đảm bảo sản phẩm có mặt đúng nơi, đúng lúc, đúng số lượng, cân đối chi phí cho doanh nghiệp hợp lý là điều không hề dễ dàng. Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên áp dụng cả kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại .

Phân phối kênh truyền thống

Phân phối sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng trên các kênh truyền thống doanh nghiệp cần chú trọng đến các yếu tố sau:

  • Vị trí: Xác định khu vực tập trung đông khách hàng mục tiêu, thuận tiện cho việc di chuyển và giao thông.

  • Mặt bằng: Diện tích phù hợp với nhu cầu trưng bày sản phẩm, bố trí đẹp mắt và thu hút sự chú ý.

  • Môi trường xung quanh: Phù hợp với hình ảnh thương hiệu và sản phẩm, đảm bảo an ninh và vệ sinh môi trường.

  • Cạnh tranh: Đánh giá mức độ cạnh tranh trong khu vực, đưa ra chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng.

Đối với thương mại điện tử

Khi phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố sau để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ:

  • Thời gian giao hàng: Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo giao hàng nhanh chóng, chính xác và an toàn. Khảo sát cho thấy đây là tiêu chí quan trọng nhất khi khách hàng lựa chọn nhà cung cấp trực tuyến.

  • Trưng bày sản phẩm: Website, sàn TMĐT đóng vai trò như cửa hàng trực tuyến, cần được thiết kế đẹp mắt, bố cục khoa học, thông tin đầy đủ và hình ảnh sản phẩm sắc nét để thu hút khách hàng.

  • Tối ưu hóa cho thiết bị di động: Ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm trực tuyến. Doanh nghiệp cần tối ưu hóa website để hiển thị tốt trên mọi thiết bị, đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua sắm mượt mà.

Place

Kênh phân phối (Place)

1.4. Promotion (Chiêu thị)

Yếu tố "Promotion" trong mô hình 7P Marketing là cực kỳ quan trọng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Promotion bao gồm nhiều hoạt động nhằm tạo ra sự chú ý và kích thích nhu cầu mua hàng, không chỉ đơn thuần là quảng cáo hay khuyến mãi mà có cả: quan hệ công chúng, xúc tiến bán hàng, tiếp thị trực tuyến. Cụ thể:

  • Quảng Cáo (Advertising): Công cụ chính trong Promotion, bao gồm các hình thức truyền thống trả trả tiền như quảng cáo truyền hình, radio, và trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads, youtube,...). Quảng cáo giúp truyền tải thông điệp đến một lượng lớn khán giả và tạo sự nhận diện thương hiệu vững mạnh hơn.

  • Khuyến Mãi (Sales Promotion): Các chương trình khuyến mãi như giảm giá, mua 1 tặng 1, và phiếu giảm giá thúc đẩy hành động mua hàng nhanh chóng. Đây là cách hiệu quả để thúc đẩy doanh số và kích thích nhu cầu.

  • Quan Hệ Công Chúng (Public Relations): Quan hệ công chúng xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực của doanh nghiệp. Hoạt động bao gồm phát hành thông cáo báo chí, tổ chức sự kiện truyền thông, và xây dựng mối quan hệ với báo chí hoặc tham gia các chương trình tình nguyện.

  • Xúc Tiến Bán Hàng (Sales Promotion): Các hoạt động như tổ chức sự kiện, bán hàng trực tiếp, triển lãm bán hàng hội chợ và tặng quà/mẫu thử giúp thúc đẩy doanh số và tạo động lực cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm.

  • Tiếp Thị Trực Tiếp (Direct Marketing): Liên lạc trực tiếp với khách hàng qua email marketing hoặc gửi thư trực tiếp truyền tải thông điệp quảng cáo và ưu đãi, tạo cơ hội tiếp cận và tương tác cá nhân hóa với khách hàng mục tiêu.

Marketing trực tuyến

Marketing trực tuyến

1.5. People (Con người)

Nhân viên chính là bộ mặt của thương hiệu, tác động trực tiếp đến trải nghiệm và lòng trung thành của khách hàng. Nhiều khách hàng không thể tách biệt sản phẩm/dịch vụ ra khỏi nhân viên viên tư vấn sản phẩm/dịch vụ. Một nhân viên giỏi, hiểu tâm lý sẽ tác động sâu sắc - tích cực đến sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tận tâm là vô cùng quan trọng. Quảng Cáo Siêu Tốc gợi ý cho doanh nghiệp cách xây dựng đội ngũ nhân viên thành công:

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên khắt khe

Lựa chọn ứng viên có tố chất giao tiếp tốt, thái độ tích cực và mong muốn mang đến dịch vụ xuất sắc. Doanh nghiệp đào tạo bài bản về kiến thức sản phẩm, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và xây dựng lòng trung thành khách hàng.

Xây dựng chính sách tương tác trên mạng xã hội

Ban hành quy định rõ ràng về cách thức tương tác với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến. Đảm bảo mọi nhân viên đều nắm rõ thông điệp thương hiệu và ứng xử nhất quán.Khuyến khích nhân viên chia sẻ kinh nghiệm tích cực và giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách chuyên nghiệp. Khuyến khích khách hàng để lại đánh giá tích cực trên các trang web uy tín, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu.

Tập trung vào sản phẩm chủ lực

Đánh giá hiệu quả hỗ trợ sau bán hàng cho các sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh số cao. Tăng cường đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm/dịch vụ chủ lực, mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng. Nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy doanh số bán hàng đạt mục tiêu đề ra.

Hỗ trợ sau bán hàng vượt trội

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng chu đáo, tận tâm, giải quyết vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nâng cao giá trị dịch vụ, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Giữ chân khách hàng lâu dài và thúc đẩy họ quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ trong tương lai.

Xem thêm: Tìm hiểu Marketing online cơ bản

Con người

Yếu tố Con người

1.6. Process (Quy trình)

Ngày nay, khách hàng không chỉ mua sản phẩm/dịch vụ mà còn đầu tư vào toàn bộ trải nghiệm của họ, từ lúc khám phá công ty cho đến khi mua hàng và sau đó. Đồng thời, tạo ra trải nghiệm mua hàng trên internet thân thiện, rút ngắn thời gian chờ đợi để khách hàng cảm thấy sự thoải mái và được tôn trọng. Thực tế, Khách hàng thường không quan tâm đến chi tiết về cách doanh nghiệp của bạn hoạt động mà chỉ muốn biết về quy trình bạn cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng.

Vì thế, doanh nghiệp xác định nơi mà khách hàng thường xuyên tiếp xúc đầu tiên với công ty của bạn - trực tuyến hoặc trực tiếp - và đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ từ gặp gỡ đến mua hàng. Đảm bảo rằng hệ thống quy trình được thiết kế vì lợi ích của khách hàng, không chỉ vì sự tiện lợi của doanh nghiệp. Đồng thời để cải thiện quy trình tốt hơn, doanh nghiệp hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và đặt ra các câu hỏi:

  • Khách hàng có phải chờ đợi lâu không?

  • Họ có được cập nhật thông tin kịp thời không?

  • Trang web của bạn có nhanh và tương thích trên các thiết bị không?

  • Nhân viên của bạn có hữu ích không?

  • Dịch vụ của bạn có được thực hiện hiệu quả không?

  • Nhân viên của bạn có tương tác đúng mực với mức giá bạn đưa ra không?

Process

Thực hiện quy trình (Process)

1.7. Physical Evidence (Cơ sở vật chất)

Trước khi quyết định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhiều người tiêu dùng cảm thấy lo lắng vì không biết chất lượng thực tế sẽ như thế nào. Để giảm bớt sự e dè này, doanh nghiệp cần tạo ra một ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên bằng cách đầu tư vào cơ sở vật chất. Khách hàng luôn mong muốn được tôn trọng và đánh giá cao. Một không gian chuyên nghiệp, sang trọng chính là cách doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến trải nghiệm của họ. Khi bước vào một cửa hàng với thiết kế ấn tượng, khách hàng sẽ cảm thấy mình được chào đón và sẵn sàng khám phá những sản phẩm/ dịch vụ mới. Ngược lại, một không gian thiếu đầu tư sẽ khiến khách hàng cảm thấy không được coi trọng và nhanh chóng tìm đến những lựa chọn khác đáp ứng được những yêu cầu của họ.

2. VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH 7P MARKETING

  • Thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng: Xác định nhu cầu của thị trường mục tiêu và phát triển các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng những nhu cầu.

  • Phát triển chiến lược cạnh tranh: Xác định điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để từ đó tối ưu hóa chiến lược marketing doanh nghiệp tốt hơn.

  • Chiến lược marketing thành thành công: Đảm bảo quy trình thực hiện marketing diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, đạt mục tiêu kinh doanh đề ra.

  • Tăng doanh thu và lợi nhuận: Cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, tăng doanh thu.

  • Xây dựng thương hiệu vững mạnh: Mô hình 7P Marketing là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu cách toàn diện nhất.

DỊCH VỤ MARKETING LIÊN QUAN

1. Tham khảo dịch vụ tư vấn marketing hàng đầu Việt Nam

2. Phòng marketing thuê ngoài hiệu quả nhất

3. Marketing là gì?

4. Dịch vụ viết bài chuẩn seo hiệu quả

5. Tư vấn chiến lược marketing thành công

Vai Trò 7p trong marketing

Vai Trò 7p trong marketing

3. XÂY DỰNG MARKETING MIX 7P NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ?

Việc triển khai 7P trong chiến lược marketing giống như doanh nghiệp đang điều khiển một con tàu lớn vượt qua biển khơi đánh bắt cá. Mỗi chữ P là một chiếc la bàn dẫn dắt bạn đi đến đích thành công nhanh hơn. Chuyên gia Võ Tuấn Hải với hơn 15 năm thực chiến marketing hơn 5000 dự án khách hàng, với góc nhìn đa chiều, Võ Tuấn Hải chia sẻ đến bạn bí quyết triển khai marketing mix 7p hiệu quả chính là:

  • Thường xuyên xem xét danh mục sản phẩm, không ngừng đổi mới và cải tiến để luôn phù hợp với thị trường.

  • Nghiên cứu thị trường để hiểu được mức độ sẵn lòng chi trả của khách hàng và theo dõi chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh.

  • Xác định kênh phân phối hiệu quả nhất, có thể là cửa hàng thực tế, nền tảng trực tuyến hoặc kết hợp cả hai.

  • Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh – từ quảng cáo kỹ thuật số và quan hệ công chúng đến khuyến mại bán hàng và tiếp thị trực tiếp.

  • Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên. Nuôi dưỡng văn hóa công ty đặt khách hàng lên hàng đầu.

  • Thường xuyên xem xét và tối ưu hóa quy trình của doanh nghiệp suôn sẻ và thân thiện với người dùng nhất có thể.

  • Xem xét mọi khía cơ sở vật chất của doanh nghiệp – từ bao bì sản phẩm đến thiết kế cửa hàng – và đảm bảo rằng chúng phù hợp với bản sắc thương hiệu cho đến các cửa hàng trực tuyến, offline.

Doanh nghiệp cần triển khai cẩn thận 7P mix vào chiến lược marketing, giúp kế hoạch thống nhất và hiệu quả, phù hợp với đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp nên nhớ rằng, điều quan trọng không chỉ là bán sản phẩm/dịch vụ mà phải mang lại trải nghiệm hoàn chỉnh nhất cho khách hàng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

4. VÍ DỤ VỀ 7P MARKETING THỰC TẾ HIỆU QUẢ

Quảng Cáo Siêu Tốc lấy 2 ví dụ minh họa chi tiết nhất về cách doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình 7P tăng doanh số và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp là:

4.1. Marketing 7P Phúc Long

Khi nắm rõ các P trong marketing vẫn chưa đủ. Bạn phải áp dụng được mô hình vào chiến lược marketing một cách khéo léo.

Doanh nghiệp sử dụng mô hình 7 P để đạt được mục tiêu đề ra trước đó, phân tích SWOT ( phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) và phân tích đối thủ cạnh tranh. Mô hình 7P được tạo ra khung sườn thực tế trong việc đánh giá hiệu quả trong kinh doanh thông qua từng câu hỏi cụ thể cho từng P một.

Quảng Cáo Siêu Tốc lấy ví dụ thực tế một doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt mô hình 7P marketing, đó chính là Phúc Long.

Phúc Long có hơn 60 cửa hàng trên khu vực TPHCM và Bình Dương, Biên Hòa, Cần Thơ, Nha Trang, Hà Nội phục vụ thức uống tươi ngon từ trà và cà phê. Định hướng phát triển mở rộng hệ thống cửa hàng trải dài từ Nam ra Bắc. Tăng độ phủ sóng sản phẩm đến tất cả hệ thống: siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…

Products/Services ( Sản phẩm/ dịch vụ)

  • Tập sản xuất, xuất khẩu, kinh doanh sản phẩm và cà phê thành phẩm đóng gói.

  • Cửa hàng phúc Long đang phục vụ 3 nhóm chính: Thức uống, Dining offers và Bakery.

  • Thức uống: Special tea, Creamy, Creamy, Hot unique loose tea, traditional choice

  • Dining offers: Bánh mì, Hạt điều rang, Đu đủ sấy, Xoài sấy,..

  • Bakery: Choco coco brownie, Panna cotta strawberry, Apple danish, Passion cheese pax,..

Hầu như sản phẩm Phúc Long được rất nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng nữ yêu thích và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Phúc Long cũng đang sử dụng chiến lược sản phẩm khác biệt so với đối thủ.

7P trong marketing: Sản phẩm/dịch vụ

7P trong marketing: Sản phẩm/dịch vụ

Price ( Giá cả)

Chiến lược giá được Phúc Long áp dụng rất khéo léo hiện nay. Phúc Long rất hay có nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng, phiếu tích điểm vào rất nhiều dịp khác nhau. Khách hàng mà Phúc Long hướng đến đa phần là nữ, sinh viên, người đi làm nên mức giá cũng được áp dụng rất phù hợp với túi tiền.

Giá cả

Chiến lược giá

Place ( Phân phối)

Là một thương hiệu lớn, Phúc Long có rất nhiều chi nhánh cửa hàng và thực hiện phân phối chính thức qua những cửa hàng đó. Phúc Long cũng rất khéo léo trong việc kết hợp bán online, quản lý thương mại điện tử, liên kết với giao hàng tiết kiệm, grab,…để phân phối sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh nhất.

Bán tại cửa hàng

Bán tại cửa hàng

Promotion ( Chiến lược chiêu thị)

Phúc Long tập trung truyền thông qua kênh social media như facebook, instagram nhằm tăng khả năng mua hàng và nhận diện thương hiệu tốt hơn. Social media được đánh giá là tiếp cận được khách hàng mục tiêu chính xác và mang lại hiệu quả tốt.

Những khách hàng trung thành, youtuber, người review có thói quen review sản phẩm thông qua facebook, youtube, tiktok, instagram,…thu hút sự quan tâm từ mọi người. Đây được xem là cách chia sẻ thông tin rất hữu ích của Phúc Long đấy.

People ( Chiến lược con người)

  • Mô hình 7p marketing con người Phúc Long được thể hiện cụ thể như sau:

  • Tuyển chọn và đào tạo nhân viên theo một quy trình nhất định, thái độ tốt, vui vẻ, nhiệt tình, làm việc hăng say, nhanh chóng không để khách hàng phải chờ lâu mang lại cảm nhận tốt nhất cho họ.

  • Tập trung phát triển đội ngũ quản lý và nhân viên đoàn kết cùng nhau xây dựng, nuôi dưỡng niềm đam mê dành cho trà và cà phê với mong muốn thử thách được bản thân trong ngành dịch vụ đầy năng động và sáng tạo.

  • Phúc Long có một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hành hùng hậu. Nếu có bất cứ phàn nàn tại cửa hàng về nhân viên, thức uống, đồ ăn thì có liên hệ thông qua hotline hoặc gửi email, quản lý, cấp trên sẽ giải quyết vấn đề ngay lặp tức.

Nhân viên tại phúc long

Nhân viên tại phúc long

Physical Evidence

  • Về cơ sở vật chất thì hiện tại Phúc Long đang có hai nhà máy sản xuất nằm ở Bến Cát, Bình Dương và Bảo Lộc, Lâm Đồng.

  • Phúc Long có hơn 60 cửa hàng trên khu vực TP.HCM, Bình Dương, Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội.

  • Không gian làm cửa hàng thoải mái năng đông rộng rãi mang lại cảm xúc trọn vẹn cho khách hàng.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất

Process ( Chiến lược quy trình)

Phúc Long có quy trình làm việc rõ ràng, từ khâu nhập liệu cho đến chế biến, đóng gói thành phẩm đều được kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm chu đáo. Bán hàng cũng theo một quy trình bài bản nhất định phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Phúc Long đã áp dụng thực tế mô hình 7P trong marketing rất hiệu quả được thể hiện qua độ phủ sóng thương hiệu và sự yêu thích khách hàng.

4.2. Mô hình 7P của McDonald’s

McDonald’s cửa hàng thức ăn nhanh được thành lập ở Hoa Kỳ với chiến lược mô hình Marketing - Mix như sau:

Product McDonald’s

McDonald’s một trong những cửa hàng kinh doanh thực phẩm kinh doanh sản phẩm thức ăn nhanh hàng đầu thế giới. McDonald’s chủ yếu bán bữa ăn sáng, burgers, sandwiches, khoai tây, gà rán, đồ ăn nhẹ,... Một số dòng sản phẩm phẩm nổi bật McDonald’s được kể đến như: hamburger, Cheeseburger,...

Price McDonald’s

Với chiến lược giá, mục tiêu chung chuỗi cửa hàng McDonald là cung cấp nhiều thực phẩm với giá cả cạnh tranh theo định hướng khách hàng lựa chọn. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà giá cả những cửa hàng McDonald sẽ khá. McDonald định giá dựa theo nhu cầu và không quy định giá cho những người nhận quyền. Người nhận có thể tự đặt giá cả phù hợp với thị trường địa phương mình. Tuy nhiên, bên nhận quyền thương hiệu cần đưa ra được mức giá cạnh tranh theo định hướng khách hàng.

7p marketing McDonald's

7p marketing McDonald's

Place McDonald’s

Chiến lược phân phối là một trong những cách mà công ty đưa sản phẩm mình đến khách hàng dễ dàng hơn. McDonald’s

Chiến lược phân phối được McDonald’s phân phối nhiều quốc gia khác nhau. McDonald’s cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà ở một số quốc gia. Nhiều cửa hàng McDonald’s mở cửa hàng sau 24 giờ/ ngày. Một ví dụ về phân phối chuyên sâu có nghĩa là cung cấp sản phẩm để bán thông qua tất cả kênh phân phối có thể, giúp tăng doanh thu và tổng doanh số.

Promotion của McDonald's

Quảng cáo một trong các “ chiến thuật quảng bá” đáng chú ý của McDonald. Nhà hàng sử dụng tivi, báo, tạp chí, internet và phương tiện truyền thông để giao tiếp với khách hàng của mình. Khi khách hàng mua sáu tách trà/ cà phê và thu nhập có nhãn dán. Bạn sẽ được đủ điều kiện để mua một tách trà hoặc là cà phê miễn phí.

7p marketing McDonald's

7p marketing McDonald's

Processes McDonald's

Quy trinh đề cập đến là tập hợp nhiều hoạt động được thực hiện để đạt được điều gì đó. McDonald's thực hiện được một số hoạt động để cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Khi chuẩn bị thực phẩm - hoạt động quan trọng trong quá trình tổng thể. Khi chuẩn bị thức ăn tại McDonald’s là minh bạch, toàn bộ quá trình đều được khách hàng nhìn thấy.

People McDonald's

McDonald's mệnh danh là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhật tại Mỹ và Anh. Tính tại vương quốc Anh và Bắc Ireland, đã có khoảng 120.000 người làm việc McDonald's. 70% cửa hàng McDonald's Anh do danh nhân và phụ nữ địa phương sở hữu và điều hành nhanh. Mỗi năm tại Anh, McDonald's đã đầu tư hơn 43 triệu bảng vào đào tạo và phát triển nhân viên. Marketing Mix 7p luôn giải quyết triệt để những vấn đề khách hàng một cách nhanh chóng, triệt để nhất.

Mô hình 7p McDonald’s

Mô hình 7p McDonald’s

Physical evidence ( trải nghiệm thực tế)

Yếu tố cuối cùng của chiến lược tiếp thị McDonald's tăng trải nghiệm thực tế, đề cập đến các yếu tố môi trường vật chất mà khách hàng truy cập để trải nghiệm. Vật chất không chỉ ảnh hưởng đến ấn tượng khách về hệ thống cửa hàng McDonald's mà còn ảnh hưởng đến cách thức vận hàng McDonald’s. Hầu như nội thất McDonald's khá hấp dẫn và nhà nhà duy trì được nội thất sạch sẽ và hợp vệ sinh cửa hàng.

5. CÂU HỎI LIÊN QUAN 7P TRONG MARKETING

Xoay quanh chủ đề 7p marketing, Quảng Cáo Siêu Tốc nhận được rất nhiều câu hỏi từ bạn đọc. Tất cả được Quảng Cáo Siêu Tốc chọn lọc và giải đáp chi tiết như sau:

5.1. Trong 7P, P nào là quan trọng nhất?

Không có P nào là quan trọng nhất. Mỗi yếu tố trong 7P đều đóng vai trò quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một chiến dịch marketing có thể thành công nhanh chóng nhờ vào việc cân bằng và tối ưu tốt nhất yếu tố này.

Câu trả lời ngắn gọn là: Không có P nào quan trọng nhất một cách tuyệt đối. Mỗi yếu tố trong 7P đều đóng vai trò quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sự thành công của một chiến dịch marketing phụ thuộc vào việc cân bằng và tối ưu hóa tất cả các yếu tố này.

5.2. Sự khác biệt giữa 7p marketing và 4p marketing là gì?

4P vẫn là nền tảng cơ bản cho mọi hoạt động marketing, còn 7P sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Sự khác biệt giữa 7p và 4p được minh họa rõ trong bảng sau:

Yếu Tố

4p marketing

7p marketing

Tập trung

Sản phẩm hữu hình

Sản phẩm và dịch vụ

Yếu tố cốt lõi

Product, Price, Place, Promotion

Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical Evidence

Ứng dụng

Hàng hóa

Dịch vụ

Đặc điểm

Tương đối đơn giản, dễ áp dụng

Phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nào cũng vậy, mục đích cuối cùng là tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, chiến lược 7P trong marketing mix sẽ là một chiếc chìa khóa vàng cần được đầu tư nguồn lực để khai thác rút ngắn thời gian thành công hơn. Hy vọng, bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ mang lại nhiều giá trị thông tin hữu ích cho bạn về marketing 7p là gì và ứng dụng hiệu quả trong thực tế nhé!

5 / 5 ( 1 votes )

Từ khóa » Chiến Lược 7p Là Gì