8 Biến Chứng Nguy Hiểm Có Thể Gây Ra Từ Sỏi Thận - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Khi các chất cặn bã, các muối không tan lắng đọng tại thận hình thành sỏi. Khi viên sỏi nhỏ, dạng tù không có cạnh sắc và ở vị trí rộng rãi như bể thận, thời gian đầu có thể không gây bất kỳ ảnh hưởng cho người bệnh.
Có nhiều trường hợp bệnh sỏi thận diễn biến âm thầm, không có triệu chứng. Khi viên sỏi to, nhiều cạnh sắc hoặc sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, niệu đạo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Trường hợp hay gặp khi viên sỏi dạng san hô nhiều cạnh sắc nằm ở thận, hoặc di chuyển từ thận xuống niệu quản, niệu đạo. Trong các trường hợp này, viên sỏi cọ vào niêm mạc thận, tiết niệu gây tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn thường sẽ thấy bị đái buốt, đái rắt, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ hoặc nâu, có mủ. Trường hợp viêm bàng quang thì bạn có thể đái đục cuối bãi.
Viêm bể thận cấp
Trường hợp nhiễm khuẩn bể thận nặng sẽ gây cơn viêm bể thận cấp. Đôi khi viêm bể thận cấp có thể do vi khuẩn đi ngược dòng từ niệu quản, gây các ổ viêm trên thận. Bệnh thường xảy ra đột ngột và nguy cấp: sốt cao, rét run, đau hông, thắt lưng một bên hoặc hai bên dữ dội, đái buốt đái rắt, đái mủ, nhiều trường hợp vô niệu.
Viêm bể thận cấp nguy hiểm, khi có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, bạn cần đi bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.
Viêm bể thận mãn tính
Viêm bể thận mãn tính là hậu quả của viêm bể thận cấp tái đi tái lại nhiều lần hoặc kéo dài, dẫn đến tình trạng xơ hóa tổ chức kẽ thận, làm giảm chức năng tái hấp thu của thận. Lâu dài, xơ hóa cả cuộn mao mạch cầu thận, gây suy giảm chức năng lọc của thận.
Ứ nước bể thận
Tùy mức độ ứ nước mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau, thường xảy ra khi viên sỏi ở nhóm đài thận gây ứ nước một phần thận hoặc sỏi ở niệu quản gây ứ nước toàn thận và niệu quản. Khi đó thận, niệu quản bị giãn rộng, nếu kéo dài quá 6 tuần thì nhu mô thận khó có thể phục hồi, dù bạn có mổ thì thận cũng không thể co về như bình thường.
Nguy hiểm hơn, khi ứ nước, tắc nghẽn, sẽ làm tăng áp lực lọc, từ đó làm tăng Prostaglandin gây co mạch thận, làm thận thiếu máu, nhiều ống thận sẽ bị teo và tủy thận bị hủy hoại.
Ứ mủ bể thận
Trong trường hợp viêm bể thận nặng, không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ứ mủ. Biến chứng này là một cấp cứu nội khoa nặng, có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận. Ngoài biểu hiện của viêm bể thận cấp, bạn có thể sẽ thấy thận sưng to, sờ nhẹ có cảm giác đau.
Suy thận cấp
Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong.
Suy thận mãn
Suy thận là hậu quả nghiêm trọng và nặng nề mà sỏi gây ra, các tổ chức nhu mô thận bị xơ hóa dần dần. Tình trạng suy thận sẽ xuất hiện, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp tốn kém để duy trì sự sống như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
Vỡ thận
Vỡ thận có thể xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp.
Ngọc Thi
Sỏi đài thận, bể thận, sỏi niệu quản, bàng quang dễ tái phát, nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thận có thể mất chức năng không hồi phục. Với gần 20 năm có mặt trên thị trường, thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang F thế hệ mới chứa hàm lượng lớn tinh chất kim tiền thảo, thu được bởi công nghệ chiết, cô chân không hiện đại. Do hàm lượng dược chất cao, thuốc có tác dụng hỗ trợ bào mòn sỏi, kể cả những viên sỏi to, sỏi nằm ở sâu trong đài, kẽ thận.Thuốc cốm Sirnakarang F góp phần ngăn ngừa hình thành sỏi, hạn chế tái phát sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Thuốc dạng cốm, dễ uống, dễ hấp thu, thúc đẩy quá trình điểu trị, giúp bào mòn và tan sỏi nhanh.
Thuốc cốm Sirnakarang F - phòng và trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang.
Liều dùng - điều trị: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một gói vào buổi sáng, tối, pha với 200ml nước ấm dùng liên tục trong 1- 2 tháng, khi dùng thuốc nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Thuốc cốm Sirnakarang F được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc
Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226. XNQC số 0932/2018/XNQC/QLD, Bộ y tế cấp ngày 6/6/2018. Thông tin truy cập Website http://soithan.vn/.
Từ khóa » Nguy Hiểm Từ Sỏi Thận
-
Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Nên Mổ Sỏi Thận? • Hello Bacsi
-
Bệnh Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Không?
-
Sỏi Thận 8mm Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Sỏi Thận | Vinmec
-
NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TỪ SỎI THẬN
-
Sỏi Thận 4mm Có Nguy Hiểm Không? Cách điều Trị Thế Nào?
-
Sỏi Thận Xuống đường Tiết Niệu Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Bất Ngờ Với 8 Biến Chứng Nguy Hiểm Từ “sỏi Thận” Khi Không
-
Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Không? - 4 Biến Chứng Cần Cảnh Giác
-
Sỏi Thận Hình Thành Như Thế Nào? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
-
Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sỏi Thận, Bạn Có Biết?
-
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TỪ SỎI THẬN LÂU NĂM - OPC Pharma
-
Bệnh Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Không? Phương Pháp Phòng Bệnh ...
-
Biến Chứng Khó Lường Nếu Không Xử Lý Sỏi Thận Lâu Năm