8 Cách Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng Vô Cùng Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Chảy máu răng sau khi nhổ răng là điều hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Tuy nhiên, nếu máu không ngừng chảy sau 3-4 ngày và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như sưng, đau răng dữ dội, sốt.. thì có thể do một số tác động mạnh, thói quen xấu của bạn ảnh hưởng đến vị trí vừa được nhổ răng và gây viêm nhiễm – viêm ổ răng khô. Vậy, có cách nào để ngăn ngừa điều này không? Dưới đây là một số cách cầm máu sau khi nhổ răng, bạn nên bỏ túi cho mình để quá trình làm lành vết thương được thuận lợi và nhanh chóng nhé.
Sử dụng băng gạc là cách cầm máu hiệu quả nhất sau khi nhổ răng – điều mà các bác sĩ luôn thực hiện. Vậy, việc của bạn là cần làm như thế nào để đảm bảo băng gạc không văng ra khỏi miệng cũng như tránh một số tác động gây ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí vừa loại bỏ chiếc răng.
Vì sao bị chảy máu sau khi nhổ răng?
Chảy máu sau khi nhổ răng là một điều hết sức bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động đến nướu, dây thần kinh cũng như mạch máu trong quá trình nhổ răng.
Máu thường sẽ chảy trong khoảng 30 – 45 phút, sau đó cũng sẽ có hiện tượng rò rỉ nhưng bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt so với ban đầu.
Việc cần cắn gạc bao lâu không thể xác định rõ, bạn cần cắn chặt đến khi nào thấy những cục máu đông màu đen, tím trên miếng gạc. Có người phải giữ miếng gạc đến vài giờ. Nếu bạn thấy sau vài một thời gian nhưng miến gạc vẫn xuất hiện màu đỏ của máu tươi thì cần liên hệ với nha sĩ ngay lập tức để khắc phục.
Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn
Để đảm bảo quá trình loại bỏ răng diễn ra một cách tốt nhất, tránh gây viêm nhiễm và hạn chế tối đa sự tổn thương đến các mạch máu. Các bác sĩ đã phải cố gắng và tập trung liên tục. Vì quá trình nhổ răng thuận lợi thì quy trình hồi phục của bạn cũng sẽ không có gì phải đáng lo.
Hãy giúp các bác sĩ hay nói cách khác là giúp chính bản thân bạn bằng việc lưu ý một số cách cầm máu sau khi nhổ răng dưới đây:
1. Đảm bảo luôn giữ miếng gạc cố định tại vị trí vừa nhổ răng
Hãy cố gắng cắn chặt miếng gạc mà nha sĩ đã đặt lên vết thương của bạn khoảng 45 – 60 phút.
Sử dụng băng gạc là cách cầm máu hiệu quả nhất sau khi nhổ răng. Nếu bạn có lỡ làm rớt băng gạc ra ngoài, hãy thay ngay băng gạc mới vào bằng cách:
- Rửa sạch tay, lấy một miếng băng gạc và làm ấm nó
- Cuộn tròn hoặc xếp miếng gạc lại sao cho vừa vặn với vết thương của bạn (không quá nhỏ)
- Đặt miếng gạc vào đúng vị trí, thực hiện nhẹ nhàng và tỉ mỉ
- Cắn chặt miếng gạc, cố gắng không nói chuyện hay há miệng to
Sử dụng túi trà thay thế băng gạc
Túi trà (chè) có thành phần chính là axit tannic có tác dụng hỗ trợ hình thành cục máu đông bằng cách làm co mạch máu. Thay thế túi trà cho băng gạc cũng là một cách cầm máu sau khi nhổ răng vô cùng hiệu quả.
Làm ấm túi trà và đặt vào ố răng tương tự như bạn cách bạn làm một miếng gạc.
2. Tránh hoạt động mạnh
Để đảm bảo cục máu đông nằm yên vị trong ổ răng. Bạn cần tránh các hoạt động mạnh như:
- Chạy, nhảy
- Cúi gập người
- Khiêng, vác đồ nặng
Bất kỳ các hoạt động nào mà bạn phải gắng sức để thực hiện. Vì nó có thể làm tan hoặc làm văng cục máu đông ra khỏi ổ răng.
Lợi ích của cục máu đông tại ví trí vừa nhổ răng
- Giúp cầm máu, ngăn chặn sự chảy máu tiếp diễn
- Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương
- Ngăn chăn thức ăn rơi vào ổ răng gây viêm nhiễm
3. Tránh tạo áp lực trong miệng
Trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng, nếu không để ý, một số hành động đơn giản sau có thể gây ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương của bạn:
- Khạc nhổ
- Hắt xì mạnh
- Há miệng to
- Sử dụng ống hút
Những điều này sẽ tạo áp lực trong miệng và không hề tốt chút nào cho vết thương của bạn. Cách bạn không tác động mạnh đến nó là cách bạn cầm máu tốt nhất.
4. Nghỉ ngơi
Đừng làm bất cứ điều gì nặng nhọc sau thủ thuật loại bỏ răng. Cơ thể bạn đã phải chịu nhiều sự tổn thương, nên hãy đền bù lại cho nó bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn những ngày bình thường. Điều này giúp máu nhanh đông lại, vết thương mau lành và hỗ trợ hình thành lớp niêm mạc mới một cách nhanh chóng.
5. Nâng cao đầu khi nằm
Đặt 2 chiếc gối chồng lên nhau và nằm lên chúng. Ngủ ở tư thế đầu nâng cao sẽ giúp cơ thể kiểm soát tốt tình trạng chảy máu răng của bạn.
Lưu ý rằng không nên nằm nghiêng về bên phía vừa được nhổ răng, điều lày sẽ làm gia tăng nhiệt độ, ứ đọng máu. Tốt nhất, bạn nên nằm thẳng.
6. Không hút thuốc
Nếu bạn có sử dụng thuốc lá, hãy cố gắng không “đụng” đến chúng khoảng 2 ngày sau khi nhổ răng.
Việc hút thuốc lá cũng sẽ tạo một lực trong miệng giống như bạn sử dụng ống hút vậy. Nó sẽ tác động tiêu cực đến vùng vừa điều trị.
Bên cạnh đó, trong thuốc lá có một số chất độc hại có thể gây viêm nhiễm ổ răng, cản trở quá trình chữa lành vết thương.
7. Ăn uống hợp lý
Rất nhiều người thắc mắc sau khi nhổ răng nên ăn gì và không nên ăn gì. Hãy đọc danh sách các món nên và không nên ăn dưới đây để giúp cơ thể bạn vẫn đảm bảo đủ chất mà lại không ảnh hưởng đến vết thương trong quá trình ăn uống nhé.
Nên
- Ăn thức ăn dạng lỏng, mềm: cháo, bún, súp,…
- Tốt nhất nên dùng các loại thực phẩm xay nhuyễn như: sinh tố, sữa chua Hy Lạp,..
- Bổ sung thêm vitamin từ các loại rau củ: chuối nghiền, bơ, phô phai tươi, rau má,…
- Bổ sung thêm thịt, cá bằng cách xay nhuyễn chúng và cho vào súp hoặc cháo
Không nên
- Nhai mạnh, cắn hay xé,…
- Ăn thức ăn cứng, giòn hoặc có độ dính
- Uống nước nóng. Nếu dùng cháo hay súp, bạn nên để chúng nguội hẳn
- Các loại ngũ cốc và hạt: chúng có thể mắc vào vết thương và làm gián đoạn quá trình tự chữa lành
- Bia, rượu,… các chất kích thích
- Thực phẩm cay
8. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi mới nhổ răng, bạn nên cẩn thận hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng bằng cách:
- Chải răng nhẹ nhàng, chậm rãi
- Tránh chải vào vị trí vừa mới được điều trị
- Sử dụng bàn chải lông mềm
- Đừng quên vệ sinh lưỡi
- Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn như thông thường
Sau vài ngày vết thương đã ổn định hơn, bạn có thể bổ sung thêm nước súc miệng để đảm bảo làm sạch tốt vùng miệng.
Kết luận
Nhổ răng là một quy trình khá phức tạp, đặc biệt đối với răng khôn. Đối với các bác sĩ, quy trình thực hiện loại bỏ răng luôn cần sự tập trung và kỹ thuật chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng cần sự hợp tác của bạn trong lúc hồi phục để cho toàn bộ quá trình được hoàn thành một cách trọn vẹn nhất.
Máu chảy ra từ ổ răng sau thủ thuật này là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu qua nhiều ngày vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn gây sưng và đau dữ dội hơn. Bạn cần liên hệ hay với nha sĩ để được điều trị kịp thời.
Hãy luôn chú trọng vào việc lựa chọn một nha khoa uy tín, chất lượng để luôn đồng hành xuyên suốt với nụ cười của bạn. Nếu quá trình nhổ răng không thuận lợi, thì cơn đau có thể sẽ ngày càng dữ dội hơn, máu chảy liên tục, thậm chí là gây viêm nhiễm do không đảm bảo tính vệ sinh khi thực hiện.
Nhổ răng hiện nay đã dần trở nên đơn giản hơn, hiện đại hơn tại nha khoa EDEN. Với kỹ thuật chuyên môn cao của các bác sĩ, cộng với dụng cụ y học luôn được nâng cấp hiện đại. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật đã không còn nhiều lo ngại.
CATEGORIES:- Chăm sóc răng,
- Kiến thức,
Từ khóa » Cách Cầm Máu Khi Nhổ Răng
-
Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng: 6 Mẹo Hiệu Quả Bạn Cần Học Ngay!
-
Cách Cầm Máu Khi Nhổ Răng Khôn Cho Hiệu Quả Tức Thì
-
Cách Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng Tại Nhà Hiệu Quả Chỉ Sau 10 Phút
-
Chảy Máu Sau Nhổ Răng: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Sau Nhổ Răng Làm Sao Cầm Máu Nhanh? | Vinmec
-
7 Mẹo Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng Hiệu Quả, Dễ Làm Tại Nhà
-
Cách Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
-
[Chia Sẻ] Bí Quyết Cầm Máu Sau Nhổ Răng Hiệu Quả Nhất
-
Tham Khảo Một Số Cách Cầm Máu Khi Nhổ Răng Hiệu Quả Nhất
-
Sau Khi Nhổ Răng Bị Chảy Máu Hoài Thì Phải Làm Sao?
-
Chảy Máu Sau Nhổ Răng Khôn: Nguyên Nhân Và Cách Cầm Máu
-
Học Cách Cầm Máu Sau Khi Nhổ Răng Tại Nhà An Toàn & Nhanh Chóng
-
Chảy Máu Sau Nhổ Răng: Những điều Cần Biết - Nha Khoa Sydney
-
Nhổ Răng Khôn Sau Bao Nhiêu Lâu Thì Cầm Máu Hẳn?