8+ Cách điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Phổ Biến, Hiệu Quả Nhất
Có thể bạn quan tâm
Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp ở đầu gối phổ biến nhất. Với sự tiến bộ không ngừng nghỉ của nền y học hiện đại, ngày nay bệnh nhân có rất nhiều lựa chọn trong việc điều trị vấn đề sức khỏe này này. Tìm hiểu về các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối có thể giúp người bệnh nâng cao ý thức trong việc tuân thủ trị liệu nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Thoái hóa khớp gối là hệ quả của tình trạng mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp – phân hủy của sụn và xương dưới sụn tại đây. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa bởi một số yếu tố như di truyền, chuyển hóa, chấn thương… Nếu không sớm được điều trị, kiểm soát tốt, hiện tượng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường (nhuyễn hoá sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, hình thành gai xương…), từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Vậy, bị thoái hóa khớp gối có chữa được không? Sau đây là 8+ phương pháp điều trị tình trạng thoái hóa ở khớp gối thông dụng và hữu hiệu nhất.
8+ cách điều trị thoái hóa khớp gối thường được bác sĩ chỉ định
Thực tế, khớp gối bị thoái hóa không thể phục hồi như cũ. Do đó, các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối hiện nay chủ yếu tập trung vào các yếu tố sau:
- Giảm đau
- Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh
- Phục hồi chức năng vận động của khớp gối
- Hạn chế cũng như ngăn ngừa khớp biến dạng
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh
Nhìn chung, nếu chưa biết bị thoái hóa khớp gối nên làm gì, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp dưới đây, bao gồm:
1. Giảm cân, duy trì cân nặng
Đối với những bệnh nhân bị thừa cân hoặc thậm chí là béo phì, giảm bớt cân nặng sẽ giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên đầu gối đáng kể. Điều này không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà còn làm chậm quá trình thoái hóa.
Ngoài ra, điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách duy trì cân nặng khỏe mạnh còn hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý liên quan có thể phát sinh như tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2…(1)
2. Cố gắng tập thể dục thường xuyên
Một trong những biện pháp đơn giản, hữu hiệu nhất giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh là tập thể dục thể thao. Ở những người bị thoái hóa khớp gối, phương pháp chữa trị này có thể gây ít nhiều khó khăn vào thời gian đầu. Tuy nhiên, thực hiện đều đặn các bài tập cho người bị thoái hóa khớp gối sẽ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau và tình trạng thoái hóa ở đầu gối.
Ngoài ra, các bài tập yoga cũng được biết đến như một biện pháp vận động cường độ thấp, hỗ trợ cải thiện khả năng vận động và tư thế cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, đặc biệt là người cao tuổi. Bạn có thể bắt đầu cho quá trình luyện tập của mình bằng các bài yoga tại đây.
Các bài tập, hoạt động rèn luyện phù hợp tốt cho khớp gối đang bị “bào mòn” với cường độ vận động thấp có thể kể đến như sau:
- Đạp xe
- Đi bộ
- Bơi lội
- Thái cực quyền
- Một số bài tập yoga, co duỗi cơ…
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân nên tập thể dục dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc tập chung với người khác để duy trì động lực luyện tập.
Xem thêm: Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
3. Thực hiện các liệu pháp thay thế
Áp dụng một số liệu pháp thay thế như sau cũng có khả năng giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng khớp gối bị thoái hóa, bao gồm:
Chườm lạnh hoặc chườm nóng
Liệu pháp chườm lạnh và chườm nóng có khả năng làm dịu cơn đau khớp gối do thoái hoá và không kéo theo tác dụng phụ gì. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong đợi, bệnh nhân cần lưu ý chườm lạnh trước tiên đối với khớp bị sưng đau. Sau khi đầu gối giảm sưng, người bệnh có thể chuyển sang chườm nóng để thuyên giảm tình trạng cứng khớp tại đây.
Xoa bóp, massage
Co thắt cơ xung quanh là tình trạng khó thể tránh khỏi ở những bệnh nhân bị thoái hóa ở khớp. Trong trường hợp này, người bệnh có thể áp dụng biện pháp massage, xoa bóp để thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau, đồng thời kích thích lưu lượng máu đến khu vực này. Tuy vậy, hiệu quả massage trong việc chữa trị thoái hóa khớp gối chỉ mang tính tạm thời.
Ngoài ra, tuy liệu pháp massage rất dễ thực hiện nhưng cần đảm bảo đúng kỹ thuật để có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.
Cải thiện giấc ngủ
Các cơn đau dai dẳng, khó chịu ở đầu gối có thể ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của người bệnh. Cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết trong trường hợp này, vì một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp bệnh nhân có nhiều lợi thế hơn trong quá trình điều trị, kiểm soát tốt căn bệnh thoái hóa khớp gối. Một số gợi ý dưới đây có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, bao gồm:
- Xây dựng thói quen đi ngủ vào giờ cố định mỗi buổi tối.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử có ánh sáng xanh (màn hình tivi, máy tính, điện thoại…) trước giờ lên giường.
- Kê thêm gối dưới chân để giảm bớt áp lực tác động lên khớp gối gây đau.
- Chườm nóng lên đầu gối trước khi đi ngủ. (2)
Nếu thường xuyên mất ngủ vì đau, người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Châm cứu
Liệu pháp châm cứu sử dụng kim hoặc que nhọn tiệt trùng kích thích vào các huyệt để đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ điều trị các trường hợp thoái hóa khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biện pháp châm cứu không phù hợp với tất cả mọi người và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Người bệnh nên tham vấn bác sĩ trước khi quyết định áp dụng.
4. Chế độ dinh dưỡng cho tình trạng thoái hóa khớp
Khi lên kế hoạch chữa trị lâu dài, người bệnh cũng cần để ý đến vấn đề ăn uống hàng ngày. Mặc dù dinh dưỡng không thể đảo ngược quá trình thoái hóa, nhưng một chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, giàu chất chống oxy hóa như omega-3, vitamin C, beta-carotene… có thể đem lại những lợi ích như:
- Kiểm soát tốt cân nặng
- Hỗ trợ sụn chắc khỏe, linh hoạt
- Thuyên giảm tình trạng viêm
5. Sử dụng nẹp đầu gối nhằm hỗ trợ bảo vệ khớp
Nẹp đầu gối y tế là công cụ giúp kiểm soát tình trạng khó chịu do thoái hóa khớp gối đem lại. Không chỉ giúp giảm đau bằng cách giảm tải trọng lượng cơ thể đè nặng lên phần tổn thương nghiêm trọng nhất của đầu gối, nẹp đầu gối còn có thể hỗ trợ khả năng đi lại của người bệnh.
Hiện nay, người đang điều trị bằng phương pháp này có thể chọn dùng nhiều loại nẹp khác nhau. Ví dụ như nẹp giảm áp, nẹp giúp phục hồi chức năng… Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại nẹp đầu gối phù hợp.
6. Điều trị bằng thuốc giảm đau
Một trong những yếu tố không thể thiếu khi chữa thoái hóa khớp gối là loại bỏ tình trạng đau nhức dai dẳng, khó chịu tại đây. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tìm đến sự trợ giúp từ một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như:
- Thuốc giảm đau không kê toa (OTC): paracetamol (acetaminophen), các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen…
- Thuốc giảm đau kê đơn: nếu người bệnh không đáp ứng tốt với các loại thuốc giảm đau OTC hoặc gặp nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc, bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc đặc hiệu phù hợp hơn. Hiện nay, thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 thường được chỉ định với tác dụng giảm đau, kháng viêm tương tự thuốc NSAIDs truyền thống nhưng ít ảnh hưởng lên dạ dày và thận hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài da bên cạnh đường uống. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ này được cho là ít đem lại tác dụng phụ hơn, ví dụ như đau dạ dày, so với thuốc dạng uống.
Tuy vậy, bệnh nhân khi dùng thuốc cần lưu ý rằng thuốc giảm đau đường uống hay dạng bôi ngoài da đều chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng thoái hóa khớp gối, cụ thể là đau nhức ở đầu gối, chứ không thể chữa lành hoàn toàn tình trạng sức khỏe này.
7. Tiêm nội khớp
Tiêm steroid
Đối với trường hợp đau nhức khớp gối nghiêm trọng do thoái hóa, người bệnh có thể cần tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm viêm, nhờ đó thuyên giảm tình trạng sưng cứng và đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài vì đôi khi, steroid có thể góp phần bào mòn lớp sụn ở khớp gối.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP
PRP trong điều trị chấn thương thể thao là một chế phẩm máu có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 2 – 8 lần so với lượng tiểu cầu trong máu bình thường. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị tổn hại do thoái hóa có thể kích thích quá trình chữa lành thương tổn tại đây, từ đó đem lại hiệu quả giảm đau cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng hoạt động của khớp gối. (3)
Một số lựa chọn khác
-
- Tiêm axit hyaluronic: cung cấp dịch giúp bôi trơn khớp gối, nhờ đó xoa dịu cơn đau và hỗ trợ khớp hoạt động.
- Tiêm tế bào gốc: chủ yếu sử dụng các yếu tố tăng trưởng và tế bào gốc từ tủy xương hoặc mô mỡ (adipose) để kích thích mô mới phát triển thay thế cho các mô khớp đã bị tổn thương.
8. Phẫu thuật khớp gối
Nếu tình trạng đau nhức khớp gối liên quan đến thoái hóa trở nên nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị bảo tồn như trên, phẫu thuật sẽ là lựa chọn cần thiết. Nhìn chung, các loại phẫu thuật thoái hóa khớp gối thường được áp dụng có thể kể đến như sau:
Phẫu thuật nội soi khớp gối
Nội soi khớp gối là kỹ thuật ngoại khoa hiện đại, có thể xem là bước tiến đột phá trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình. Khác với phương pháp phẫu thuật mở truyền thống, khi thực hiện phẫu thuật nội soi khớp gối, bác sĩ chỉ cần “mở đường” bằng một vết rạch nhỏ để đưa dụng cụ nội soi vào vùng tổn thương và tiến hành chữa trị với những hình ảnh bên trong khớp được cung cấp rõ ràng bằng các thiết bị chuyên dụng.
Nhờ vậy, diện tích xâm lấn do phẫu thuật nội soi và tỷ lệ tổn hại mô xung quanh giảm đi đáng kể, từ đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy bớt đau hơn, đồng thời không phải quá lo lắng về vấn đề mất máu quá nhiều trong lúc phẫu thuật.
Hiện nay, bên cạnh thoái hóa khớp gối, cách điều trị tân tiến trên còn được áp dụng trong những trường hợp như đứt (rách) dây chằng, rách sụn chêm liên quan đến chấn thương vật lý hoặc viêm màng hoạt dịch khớp gối…(4)
Phẫu thuật thay khớp gối
Mục đích của loại phẫu thuật này là loại bỏ những phần bị hư tổn ở khớp do thoái hóa, đồng thời tái tạo bề mặt khớp gối với khớp nhân tạo làm từ kim loại và một số vật liệu sinh học có chức năng tương tự khớp khỏe mạnh. Việc thay thế khớp này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh đáng kể.
Phẫu thuật đục xương chỉnh trục (osteotomy)
Mục đích của phẫu thuật đục xương chỉnh trục thay đổi trục sinh lý của chân bằng cách thêm hoặc loại bỏ một mảnh xương hình chêm ở xương chày hoặc xương đùi để thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối, qua đó hỗ trợ ngăn chặn, làm chậm quá trình tổn thương khớp gối do thoái hóa. Thông thường, cách chữa trị này sẽ hữu ích với những trường hợp sau:
- Bệnh chỉ ảnh hưởng đến một bên xương của khớp
- Người bệnh dưới 60 tuổi và không bị béo phì
- Khớp bị thoái hóa chủ yếu do hoạt động quá mức hoặc đứng lâu trong thời gian dài
Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối
Việc lựa chọn biện pháp điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa xương khớp dựa trên tình trạng, mức độ và giai đoạn thoái hóa khớp gối. Ở những trường hợp cần phẫu thuật khớp gối, người bệnh cần lưu ý giữ vết mổ luôn khô và sạch sẽ cho đến khi nó lành hẳn. Sử dụng băng, gạc tiệt trùng sẽ giúp giảm kích ứng từ quần áo tác động lên vết thương.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy chán ăn trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh nên biết rằng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh và khoa học không chỉ giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn mà còn thúc đẩy quá trình làm lành vết mổ.
Ngoài ra, dù lựa chọn điều trị bảo tồn hay xâm lấn, bệnh nhân vẫn nên tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ nhằm phục hồi chức năng cũng như tính linh hoạt của khớp gối, đồng thời ngăn chặn quá trình thoái hóa tiếp tục tiến triển. Mỗi bệnh nhân sẽ có một liệu trình tập luyện riêng nên cần tham vấn với bác sĩ để được gợi ý, đề xuất các bài tập phù hợp.
Điều trị thoái hóa khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Với đội ngũ chuyên gia Cơ xương khớp Nội khoa và Ngoại khoa chuyên môn cao, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong Điều trị Cơ xương khớp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng triệu ca bệnh lý cơ xương khớp.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các Bệnh lý cơ xương khớp tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Nhìn chung, tuy không thể phục hồi như cũ nhưng tuân thủ đúng phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối của bác sĩ sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Từ khóa » Xoa Bóp Khớp Gối
-
Xoa Bóp Giảm đau Nhức Do Thoái Hóa Khớp Gối
-
Xoa Bóp Hỗ Trợ điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Xoa Bóp Chữa đau Khớp Gối | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Xoa Bóp Chữa đau Khớp Gối Hiệu Quả Và đúng Cách Như Thế Nào?
-
Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Xoa Bóp - Bấm Huyệt
-
Hướng Dẫn Cách Xoa Bóp đầu Gối Hỗ Trợ Thoái Hóa Khớp Gối - Elipsport
-
Hướng Dẫn Các Cách Xoa Bóp Đầu Gối Xua Tan Cơn Đau Nhanh ...
-
Hướng Dẫn 12 Vị Trí Bấm Huyệt Chữa đau đầu Gối Hiệu Quả
-
Không Nên Xoa Bóp Khi Bị đau Khớp
-
Có Nên Xoa Bóp Cho Người Bị Tràn Dịch Khớp Gối Không?
-
Massage Giảm Đau Nhức Đầu Gối | Вьетнамский массаж - YouTube
-
Vì Sao Khô Khớp Gối ở Người Trẻ đang Tăng Lên? Làm Sao để Khắc ...
-
Mách Bạn Cách Bấm Huyệt Chữa đau Khớp Gối Hiệu Quả - YouMed