8 Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Khẩn Cấp Cha Mẹ Nhất định Phải Nhớ
Có thể bạn quan tâm
Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với các mẹ chưa có kinh nghiệm, con sốt cao sẽ khiến mẹ lo lắng, bối rối không biết cách hạ sốt nhanh cho trẻ.
Trẻ nhỏ có thể bị sốt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: trẻ sốt tiêm phòng, sốt mọc răng, sự thay đổi thời tiết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, ngộ độc thực phẩm… Đây đều là những trường hợp thường gặp ở nhiều trẻ, mẹ không cần quá lo lắng mà hãy tham khảo những thông tin quan trọng về tình trạng sốt và những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà trong bài viết sau của Hello Bacsi.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt
Trẻ em bao nhiêu độ được coi là sốt? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được coi là sốt nếu có thân nhiệt cao hơn 37,5°C. Ngoài ra, trẻ sẽ có các biểu hiện như:
- Đổ mồ hôi
- Quấy khóc, hay dễ nổi cáu
- Mệt mỏi
- Lơ mơ
- Thở gấp
- Bỏ bú, bỏ uống nước, chán ăn
- Ngủ li bì.
Mách mẹ 9 cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng, đơn giản
Khi trẻ bị sốt, bạn có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe của con trước khi đưa bé đi khám. Một số cơn sốt có thể hạ nhanh nếu bạn chăm sóc đúng cách. Sau đây là 9 cách hạ sốt nhanh cho trẻ mà các bố mẹ có thể tham khảo:
1. Lau mát người bé bằng nước ấm
Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi khi sốt quá cao có thể dẫn đến co giật, do đó bạn cần tích cực hạ sốt cho trẻ. Một trong những cách hạ sốt hiệu quả nhanh nhất cho trẻ mọc răng, sau tiêm phòng hoặc viêm họng là lau người hạ sốt cho trẻ theo từng bước:
- Bước 1: Cởi hết quần áo của trẻ.
- Bước 2: Dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo.
- Bước 3: Đặt 2 bên nách và 2 bên háng.
- Bước 4: Chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ.
Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (37ºC). Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể. Thông thường, nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút. Đây cũng là cách chườm hạ sốt cho trẻ đơn giản, dễ thực hiện mà không cần đến thuốc.
Lưu ý
Khi áp dụng cách hạ sốt này cho bé, cần tắt quạt/máy lạnh, đảm bảo trẻ ở trong phòng thoáng mát nhưng không có gió lùa.2. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà: Lau mát bằng giấm táo
Lau người bằng giấm táo là cách hạ sốt cho trẻ nhỏ tại nhà khá hữu hiệu nhưng ít được phổ biến rộng rãi. Khi nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, bạn có thể ngâm khăn trong giấm táo pha loãng với nước ấm theo tỷ lệ 1:2 rồi đắp lên trán và bụng bé. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn thấm giấm táo rồi quấn quanh lòng bàn chân trẻ.
3. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ bằng tinh dầu
Một cách hạ sốt cho trẻ khá hữu hiệu song ít người biết là sử dụng các loại tinh dầu xoa bóp. Chất rubefacients có trong bạc hà, gừng và vỏ quế có khả năng làm ấm hệ tuần hoàn và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi. Việc này phần nào giúp cơ thể thoát bớt nhiệt ra ngoài.
Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà và tinh dầu cúc La Mã xoa bóp cho trẻ để hạ sốt.
Cách hạ sốt cho trẻ bằng tinh dầu
- Pha 6 giọt dầu trong 1 muỗng dầu nền (dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạnh nhân…) dùng dung dịch đó xoa bóp khắp cơ thể của trẻ.
- Mẹ nên chú trọng những khu vực đặc biệt như phía sau cổ và gót chân.
4. Đảm bảo trẻ nhận đủ lượng chất lỏng
Sốt có thể dẫn đến mất nước. Do đó, cách hạ sốt nhanh nhất, đơn giản nhất là bổ sung thêm chất lỏng cho bé:
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hãy cho bé bú nhiều và thường xuyên hơn.
- Với trẻ đã ăn dặm: Bạn nên tìm hiểu cách chế biến các món ăn dặm bổ dưỡng để con ăn ngon miệng, mau lành bệnh. Hãy cố gắng khuyến khích con yêu nạp thêm nhiều chất lỏng như nước trái cây, súp, cháo, nước lọc, sữa, trà thảo dược (atiso, trà hoa cúc…).
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite. Việc này là nhằm bù nước, thanh lọc cơ thể giúp bé mau giảm sốt.
5. Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Làm gì khi bé sốt cao? Cách hạ sốt nhanh tại nhà cho trẻ trong trường hợp này là cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt, giúp trẻ giảm sốt.
6. Cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ: Dùng miếng dán hạ sốt
Bạn có thể cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt để giúp con bớt khó chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dù miếng dán hạ sốt được xem là cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ, nhưng nó không mang lại hiệu quả lâu dài và dứt điểm.
7. Cách hạ sốt nhanh cho trẻ: Bổ sung vitamin C
Nước cam và các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… là những thức uống tốt giúp bé yêu tăng sức đề kháng để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, các loại trái cây như: nho, dưa hấu, thanh long… ướp lạnh cũng cung cấp nước giúp làm dịu cơ thể bé bị sốt.
Hãy tìm hiểu thêm các nguồn thực phẩm giàu vitamin C để dễ dàng lên thực đơn hàng ngày giàu dưỡng chất, giúp bé hạ sốt nhanh chóng.
8. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi
Một số chuyên gia tin rằng canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian trẻ bị bệnh. Khoáng chất này được hấp thu tốt nhất từ thức ăn hoặc có thể bổ sung bằng thuốc chuyên dụng.
Bạn hãy bổ sung canxi cho trẻ qua khẩu phần ăn hằng ngày bằng việc cho ăn các món có nguyên liệu từ cá, rau có màu xanh đậm, yến mạch… để trẻ mau khỏi bệnh.
9. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nếu trẻ bị sốt mà vẫn chơi đùa bình thường, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường thì bạn không cần cho bé dùng thuốc hạ sốt. Bạn chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt từ 38ºC trở lên.
Chăm sóc trẻ bị sốt và những thắc mắc thường gặp
1. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hay bị sốt là do đâu?
Trẻ có nguy cơ bị sốt do nhiều nguyên nhân tác động, bao gồm:
- Nhiễm trùng: Sốt là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại nhiễm trùng.
- Sốt sau tiêm phòng: Đây là phản ứng thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Mặc quá nhiều quần áo, ủ ấm cho bé quá kỹ: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong môi trường nóng do chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
- Mọc răng: Việc mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng sốt mọc răng chỉ ở mức nhẹ không quá 38ºC.
- Một số bệnh khác: Sốt có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết…
2. Trẻ bị sốt, khi nào cần đi khám?
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên đưa con đến bệnh viện ngay khi:
- Trẻ sơ sinh 0-3 tháng: Sốt từ 38ºC trở lên.
- Trẻ từ 3-5 tháng tuổi: Sốt lên đến 38ºC hay cao hơn.
- Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: Sốt khoảng 39ºC hoặc cao hơn.
Ngoài ra, bất kể độ tuổi nào, nếu bạn nhận thấy con có bất kỳ dấu hiệu khác thường hay triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như ngủ li bì, mệt mỏi hay khó thở… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
3. Trẻ bị sốt co giật, cần xử trí ra sao?
Nếu trẻ bị sốt kèm co giật, hãy cho con nằm nghiêng và theo dõi liên tục, để ý xem thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết. Không nên dùng vật cứng để nạy miệng bé hay cố dùng sức ghì bé lại. Các mẹ tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não (hội chứng Reye).
Đưa trẻ đi cấp cứu nếu bị sốt kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đại tiện nhiều và phân lỏng, nôn nhiều, bỏ ăn, ho nhiều, khó thở, co giật, ngủ li bì…
4. Bé bị sốt rét run, có nên ủ ấm hay không?
Khi hạ sốt cho bé tại nhà, cha mẹ thường mắc phải một số sai lầm có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Ví dụ, bé bị sốt rét run có nên ủ ấm không? Câu trả lời là không, bạn chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng để giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt. Cha mẹ cũng không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng.
5. Cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh
Theo các chuyên gia nhi khoa, nhìn chung đa phần khi trẻ bị sốt, đầu nóng nhưng chân tay lạnh được xem là một trong các biểu hiện bình thường, giúp hệ miễn dịch “học” được cách chống lại tác nhân gây bệnh. Các mẹ có thể áp dụng cách hạ sốt thông thường cho trẻ:
- Lau mát cơ thể trẻ
- Thay quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ, gỡ bỏ chăn mền, mũ vớ…
- Cho bé uống đủ nước
- Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần thiết
Đồng thời, mẹ phải theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên cũng như để ý có xuất hiện các triệu chứng bất thường nào khác không. Nếu trẻ vẫn bú khỏe, ăn tốt và vui chơi như bình thường thì tình trạng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là không quá đáng lo.
6. Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Sốt sau khi tiêm phòng là một phản ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi sau khi tiêm phòng hay cách hạ sốt cho trẻ tiêm vắc-xin 5in1, 6in1 hoặc loại vắc-xin nào thì cũng tương tự như nhau:
- Bổ sung chất lỏng cho trẻ qua sữa mẹ hoặc thức ăn lỏng, nước (với bé đã ăn dặm)
- Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, không quấn, ủ ấm trẻ trong chăn
- Lau mát cơ thể trẻ, theo dõi thân nhiệt liên tục
- Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.
7. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sốt sẽ rất nguy hiểm. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38°C trở lên, bạn cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay. Không được dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bị sốt (trừ khi bác sĩ yêu cầu). Trong lúc bác sĩ kiểm tra, thăm khám, bạn không nên giấu bất kỳ dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt nào mà bé đã gặp phải.
Với trẻ sơ sinh 2 – 3 tháng tuổi khi bị sốt cũng cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời đưa con đến bệnh viện điều trị. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh không chỉ mỗi lo hạ sốt mà cần để ý đến các triệu chứng khác. Để hạ thân nhiệt cho trẻ, mẹ nên thử lau người trẻ bằng nước ấm hoặc chườm khăn ấm trước khi phải dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định.
8. Cách dùng miếng dán hạ sốt cho bé như thế nào là đúng? Có nên dán miếng hạ sốt cho trẻ cả ngày không?
Cách sử dụng miếng dán hạ sốt rất đơn giản, cha mẹ chỉ việc bóc tấm phim và dán miếng dán vào ngay giữa trán của trẻ. Song, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng miếng dán hạ sốt:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm về cách dùng, thời gian và đối tượng sử dụng.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ.
- Không dán miếng dán vào vùng da mới được tiêm phòng hay vùng da bị tổn thương.
- Chọn mua miếng dán của các nhà sản xuất uy tín nhằm tránh sử dụng nhầm hàng nhái, hàng giả.
- Nếu bé có tiền sử dị ứng hay thường gặp các vấn đề về hô hấp, không nên sử dụng miếng dán để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
- Luôn để ý và theo dõi bé trong suốt quá trình sử dụng miếng dán hạ sốt; nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng ngay.
Cha mẹ không nên dán miếng dán hạ sốt cho trẻ cà ngày cũng như tránh lạm dùng miếng dán hạ sốt vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại đến trẻ.
9. Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm amidan
Cách hạ sốt nhanh cho trẻ bị viêm amidan tại nhà cũng tương tự như cách hạ sốt cho trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi như 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi, 7 tuổi. Các mẹ cũng có thể thực hiện:
- Lau mát người cho trẻ
- Dùng tinh dầu để giúp tỏa bớt nhiệt độ cơ thể
- Thay quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ
- Tránh để trẻ bị mất nước
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, canxi
- Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định khi trẻ sốt cao.
10. Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng
Trẻ sốt mọc răng thường chỉ sốt nhẹ, do đó cách hạ sốt nhanh cho trẻ mọc răng mà bạn có thể thử là áp dụng một số mẹo hạ sốt đơn giản như:
- Chườm ấm
- Tắm hoặc lau người bằng người nước ấm
- Nới lỏng quần áo, cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát
- Đảm bảo trẻ nhận đủ lượng chất lỏng cần thiết bằng cách tăng lượng sữa hay các món ăn có nhiều nước như nước trái cây, súp, cháo…
Lưu ý, không dùng cồn hay các loại gel, thuốc nào chà xát lên nướu của trẻ. Trong quá trình mọc răng, nướu của trẻ sẽ sưng lên và đau. Lúc này, bạn có thể cho trẻ ngậm một vòng bằng silicon (vòng mọc răng) để nhai cho đỡ khó chịu.
11. Có nên áp dụng các mẹo hạ sốt cho trẻ không?
11.1. Cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng
Với các trẻ đã lớn, mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống nước gừng hoặc nước chanh, vừa bổ sung chất lỏng cho cơ thể vừa nhận được tác dụng từ các vị thuốc này. Gừng có khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ bài tiết mồ hôi giúp giảm bớt thân nhiệt, hạ sốt. Cách hạ sốt cho trẻ bằng nước gừng như sau:
- Đun sôi khoảng 1 cốc nước lọc
- Cho gừng tươi giã nhỏ vào, ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút
- Thêm chút đường rồi khuấy đều và cho trẻ uống.
Lưu ý
Cha mẹ tuyệt đối không nặn chanh vào miệng, hay mắt trẻ nhằm mục đích giảm sốt. Cách hạ sốt cho trẻ bằng chanh có thể khiến trẻ bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc nghẹt thở.11.2. Cách làm rau diếp cá hạ sốt cho trẻ
Rau diếp cá được đánh giá là lành tính và mát, có hiệu quả hạ sốt nhanh chóng khi chắt lấy ước uống. Các mẹ có thể áp dụng bằng cách rửa sạch rau diếp cá, giã nhuyễn, rồi chắt lấy nước đem đun nóng cho trẻ uống. Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ nhai trực tiếp rau diếp cá.
12. Cách hạ sốt bằng cỏ nhọ nồi
Cách dùng cỏ nhọ nồi để hạ sốt cho trẻ cũng thực hiện tương tự như rau diếp cá. Mẹ đem cỏ nhọ nồi rửa sạch với nước muối loãng, giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cho trẻ uống. Lưu ý, đối với trẻ nhỏ, mẹ nên đun sôi nước nhọ nồi trước khi cho trẻ uống.
Hy vọng bạn đã hiểu rõ về các cách hạ sốt cho trẻ nhỏ nhanh chóng, đơn giản tại nhà cũng như những điều cần lưu ý khi con bị sốt.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Cách Chườm Hạ Sốt Cho Trẻ đúng Cách
-
Hướng Dẫn Cách Chườm Nóng Hạ Sốt Cho Trẻ | Vinmec
-
Vì Sao Nên Chườm Khăn ấm Khi Trẻ Bị Sốt? | Vinmec
-
Chườm Nóng Hạ Sốt Cho Trẻ đúng Cách
-
Mách Mẹ Cách Hạ Sốt Nhanh Nhất Cho Trẻ Ngay Tại Nhà
-
Cách Giúp Bé Hạ Sốt Nhanh An Toàn Và Hiệu Quả | Hapacol
-
Hướng Dẫn Xử Trí Sốt Cho Trẻ Tại Nhà
-
Tìm Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Bé để Tránh Nguy Hiểm
-
Chườm ấm đúng Cách để Con Trẻ Nhanh Hạ Sốt
-
Hạ Sốt Cho Trẻ Bằng Cách Lau Mát, đúng Hay Sai?
-
Hướng Dẫn Cách Xử Trí Khi Trẻ Bị Sốt
-
Cách Dùng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Em - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Cách Chườm Cho Trẻ Bị Sốt Bằng Nước Mát Chuẩn Nhất Theo Lời Bác Sĩ
-
Đắp Khăn Hạ Sốt đúng Cách: 5 Bước Thực Hiện - DR.PAPIE
-
Cách đơn Giản Hạ Sốt Cho Bé Tại Nhà Nhanh, Hiệu Quả Nhất - DR.PAPIE