8 Cách Trị Bỏng (trị Phỏng) Tại Nhà An Toàn Bạn Nên áp Dụng
Có thể bạn quan tâm
Vết thương khi bị bỏng (bị phỏng) có thể gây biến chứng nhiễm trùng hoặc để lại sẹo vĩnh viễn nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy khi bị bỏng nên làm gì để hạn chế những nguy cơ trên?
Bỏng là một trong những tai nạn mà hầu như bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Các mức độ bỏng khác nhau sẽ có cách điều trị tương ứng nhằm hạn chế những biến chứng do bỏng để lại và phục hồi da nhanh chóng. Có nhiều cách trị bỏng tại nhà bạn có thể áp dụng. Thế nhưng, bạn hãy khoan vội làm theo. Đầu tiên, bạn cần xác định mình bị bỏng ở cấp độ nào và xem liệu bị bỏng nên làm gì ở những bước sơ cứu đầu tiên.
Bị bỏng nên làm gì? Gợi ý 8 cách trị bỏng tại nhà hiệu quả
Khi bị phỏng nên làm gì? Thông thường, các vết bỏng nhẹ ít để lại sẹo và sẽ mất khoảng từ 1 – 2 tuần để lành lại. Mục đích của việc chữa bỏng tại nhà là làm giảm cơn đau, ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy da mau lành hơn.
Vậy khi bị bỏng nên bôi gì cho hết rát hoặc nên làm gì? Bạn có thể áp dụng cách chữa bỏng tại nhà an toàn theo hướng dẫn sau đây:
1. Rửa nước lạnh
Bị phỏng tay nên làm gì? Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước lạnh là phương pháp áp dụng cho trường hợp bỏng nhẹ (độ 1 hoặc 2) với tác dụng làm giảm hoặc dứt cơn đau, đồng thời ngăn ngừa tổn thương sâu vào da.
Theo đó, điều đầu tiên bạn nên làm khi bị bỏng nhẹ chính là để vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Việc này sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển, loại bỏ yếu tố cản trở quá trình phục hồi thương tổn.
2. Cách trị bỏng bằng phương pháp chườm lạnh
Một túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc tấm khăn ướt đặt trên chỗ bỏng có thể giúp giảm đau và bớt sưng phồng trên vùng da đang bị bỏng. Thời gian chườm lạnh bạn có thể áp dụng là trong khoảng từ 5 – 15 phút.
Bạn hãy nhớ là không nên dùng túi chườm quá lạnh hoặc dùng đá viên đặt lên bề mặt da trực tiếp vì hành động này rất dễ gây kích ứng chỗ bị bỏng, cũng như làm hạn chế lưu thông máu khiến các tổn thương lâu phục hồi hơn.
3. Bị bỏng nên bôi gì cho bớt rát? Bôi thuốc mỡ kháng sinh
Khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị hở hoặc vỡ, bạn có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm đau rát và giúp da mau lành hơn. Một số loại thuốc như Bacitracin hay Neosporin thường sử dụng để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó dùng băng gạc vô trùng để che lại.
4. Bị bỏng bôi gì? Bôi gel nha đam
Bị bỏng bôi gì? Nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có công dụng hữu hiệu trong việc chữa các vết bỏng độ 1 hoặc độ 2. Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể bôi một lớp gel nha đam trực tiếp lên chỗ da bị tổn thương.
Nếu mua kem nha đam đã qua xử lý thì bạn cần xem kỹ sản phẩm có chứa nhiều tinh chất nha đam không; đồng thời tránh các chất phụ gia, đặc biệt là phẩm màu và hương liệu.
5. Cách chữa bỏng bằng mật ong
Bị bỏng nên làm gì? Bạn còn có thể sử dụng mật ong để làm dịu vùng da bị bỏng. Mật ong là một chất chống viêm, kháng viêm và kháng nấm tự nhiên rất hữu hiệu. Để áp dụng, bạn có thể thoa mật ong lên miếng gạc, sau đó đặt lên vị trí bị bỏng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt phần nào cơn đau khó chịu.
6. Bị bỏng nên làm gì? Hãy tránh ánh nắng mặt trời
Tốt nhất là bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp khi đang bị bỏng dù nặng hay nhẹ. Nguyên nhân là bởi vùng da bị bỏng sẽ trở nên rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và khói bụi bên ngoài. Ngay cả khi da khỏe mạnh thì bạn cũng nên che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài.
7. Tránh chạm chỗ da phồng rộp
Bị bỏng thì làm gì? Mặc dù sẽ có cảm giác khá khó chịu nhưng bạn vẫn không nên tác động đến chỗ da bị phồng rộp vì bất kỳ lý do gì. Tự ý chọc vào chỗ da bị phồng rộp cho vỡ ra có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho da. Trường hợp thấy chỗ da bị phồng rộp thực sự gây khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
8. Cách trị phỏng: Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu bạn cảm thấy đau đớn khó chịu, hãy sử dụng các thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen (Motrin, Advil) hay naproxen (Aleve). Lưu ý, bạn nên đọc kỹ nhãn thuốc để xác định liều dùng phù hợp.
Cách trị bỏng tại nhà dựa trên các nguyên liệu dễ tìm kiếm và cách thức dễ thực hiện để bạn giảm đau nhanh và tránh gây biến chứng. Tuy vậy, có nhiều cách trị vết bỏng tại nhà không an toàn mà bạn không nên làm theo.Trường hợp nào nên áp dụng cách trị bỏng tại nhà?
Trước khi xác định bị bỏng nên làm gì hoặc áp dụng cách trị bỏng tại nhà, bạn cần bình tĩnh xem xét và phân loại mức độ bỏng. Theo đó, có 4 cấp độ bỏng bao gồm:
- Bỏng cấp độ 1: Da bị đỏ, sưng nhẹ và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
- Bỏng cấp độ 2: Da bị phỏng và dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong.
- Bỏng cấp độ 3: Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến tê liệt dây thần kinh. Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen.
- Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Điều quan trọng là bạn cần xác định vết bỏng khi nào có thể điều trị tại nhà và khi nào cần phải đến bác sĩ. Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu:
- Bị sốt
- Chỗ vết thương đau nhức và có mùi
- Chỗ bỏng ở các vị trí trên mặt, tay, mông và háng
- Bạn chưa tiêm vắc xin ngừa uốn ván trước đó
- Chỗ bỏng lan ra diện rộng với đường kính vết bỏng lớn hơn 7,5cm.
Khi có cảm giác mình bị bỏng độ 3, bạn cũng không nên tự điều trị tại nhà. Cách trị bỏng tại nhà có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng hay mất máu.
Vết bỏng độ 3 còn có khả năng tác động tới các tế bào bên dưới và thậm chí là gây tổn thương thần kinh. Nhưng với bỏng loại này, tổn thương có thể nghiêm trọng đến mức bạn không cảm thấy đau bởi các dây thần kinh đã bị tổn thương. Các dấu hiệu của bỏng độ 3 bạn nên lưu ý là:
- Da sần sùi
- Da trở nên giống như sáp
- Da đổi màu trắng hoặc nâu sẫm
- Không xuất hiện bóng nước trên da.
Ngoài ra, các vết bỏng do điện giật cũng không nên điều trị tại nhà. Chỗ bỏng này thường tác động đến các mô dưới da và gây tổn thương nội mô nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện.
Nếu nhận thấy mình có nguy cơ bỏng độ 3, bỏng độ 4 hay bỏng điện thì bạn không được tự ý chữa vết bỏng tại nhà mà cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ.Các cách chữa bỏng không an toàn cần tránh
Có nhiều mẹo chữa bỏng đã được áp dụng từ lâu nhưng thật ra các cách này lại không hề mang lại tác động tích cực cho vết bỏng của bạn. Dưới đây là những nguyên liệu bạn nên tránh trong bất cứ cách chữa bỏng tại nhà nào.
1. Cách trị phỏng bằng bơ
Khi bị phỏng nên làm gì? Bạn tuyệt đối không được bôi bơ lên vết bỏng. Không hề có bằng chứng khoa học nào cho thấy cách trị phỏng tại nhà này có thể giúp làm dịu chỗ bỏng mà còn làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Bơ có tính giữ nhiệt và cũng chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng chỗ bỏng. Thay vào đó, bạn nên để dành bơ lại ăn với bánh mì thì có lẽ sẽ tốt hơn.
2. Dầu thiên nhiên
Trái với suy nghĩ của nhiều người, dầu dừa thật ra chẳng có tác dụng gì với vết bỏng của bạn cả. Tương tự, dầu ô liu cũng có tính giữ nhiệt và có thể tiếp tục khiến cho da bạn như bị thiêu đốt. Đã có nhiều nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng dầu thiên nhiên để chữa bỏng. Thế nhưng, đa phần đó đều là những nghiên cứu quy mô nhỏ chưa áp dụng trên người với kích cỡ mẫu lớn.
3. Cách trị bỏng bằng lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng sẽ mang theo nguy cơ nhiễm trùng và không nên đặt lên chỗ vết bỏng. Nghiêm trọng hơn, trứng gà còn có thể gây phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nặng cho da bạn.
4. Chữa bỏng bằng kem đánh răng
Mặc dù nhiều người thường truyền tai nhau rằng thoa kem đánh răng lên chỗ bỏng có thể làm dịu vết thương nhưng điều này không hề đúng chút nào. Ngược lại, kem đánh răng còn gây kích ứng chỗ bỏng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng.
5. Dùng đá lạnh chữa bỏng
Bạn có thể để chỗ vết thương dưới vòi nước lạnh hay chườm túi đá lạnh nhưng đừng áp đá lạnh trực tiếp lên chỗ bị bỏng. Đá lạnh thậm chí còn gây ra tình trạng bỏng lạnh cũng nghiêm trọng không kém gì khi bạn bị bỏng nhiệt.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị bỏng bôi gì cho bớt rát hoặc bị bỏng nên làm gì và không nên làm gì để vết thương nhanh lành.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Thuốc Bôi Phỏng Nước Sôi
-
Bị Bỏng Bôi Gì Hết Rát Và Nhanh Lành Sẹo? - YouMed
-
Bỏng Nước Sôi Bôi Gì để Vết Thương Mau Lành ? - VJcare
-
[Review] 5 Thuốc Bôi Bỏng Khỏi Nhanh - Ngăn Ngừa Thâm Sẹo Hiệu ...
-
TRẺ BỊ BỎNG NÊN BÔI THUỐC GÌ? - Tin Nổi Bật
-
Bỏng Nước Sôi Cấp độ I Nên Bôi Thuốc Gì để Tránh Sạm Da ? | Vinmec
-
Sơ Cứu Khi Bị Bỏng Lửa, Bỏng Nước Sôi | Vinmec
-
Bị Bỏng Nước Sôi Phải Làm Gì? Bôi Thuốc Gì Cho Mau Khỏi?
-
Top 8 Kem Trị Bỏng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Trị Bỏng Thông Thường, Thuốc Gì?
-
Nên Làm Gì Khi Bị Bỏng Nước Sôi?
-
Giúp Bố Khỏi Bỏng Nước Sôi Mà Không Cần Vào Bệnh Viện - Dizigone
-
Tự điều Trị Vết Bỏng Nước Sôi Bằng Thuốc đỏ, Bé Trai 7 Tuổi Hoại Tử ...
-
5 Bước Trị Bỏng Nước Sôi Không để Lại Sẹo - Nhà Thuốc Phương Chính