8 Cách Trồng Rau Trên Sân Thượng Xanh Mướt đúng Kỹ Thuật

1. Các ý tưởng mô hình trồng rau trên sân thượng cho bạn tham khảo

Sau khi đã nắm được các cách trồng rau trên sân thượng cụ thể cho từng loại rau. Thì tùy theo giống cây và đặc tính sinh trưởng của cây mà bạn có thể tham khảo các mô hình trồng rau trên sân thượng tuyệt đẹp sau đây để chọn lựa được mô hình trồng rau sạch phù hợp với bản thân nhé.

1.1 Giàn tầng dạng sắt

Với cách trồng rau trên sân thượng bằng giàn tầng dạng sắt thì có thể giúp bạn tiết kiệm diện tích trồng trọt tối ưu và cho nguồn rau sạch phong phú hơn vì có nhiều chậu trồng riêng lẻ được đặt trên giàn.

Các thùng trồng cây xếp chồng lên nhau trong nhà kính.

Các loại giàn này thường rất chắc chắn và có độ chịu lực tốt nên bạn có thể an tâm rằng trọng lượng của rau xanh và đất trồng trong chậu chứa trên tầng sẽ không thể gây hỏng hóc hay méo mó. 

Giàn tầng dạng sắt thường được thiết kế theo nhiều kích thước đa dạng tùy theo ý muốn của người trồng và thường có 3 dạng cơ bản: hình hộp chữ nhật, hình hộp vuông hoặc dạng bậc thang. 

Giàn thường được tạo thành từ 2 – 3 tầng với độ cao phù hợp để cho rau phát triển cũng như giúp tiết kiệm diện tích trồng trọt. Để trồng rau sạch, bạn có thể quây lòng khung bằng tấm nhựa mica hoặc đặt thùng, chậu nhựa/ xốp lên từng tầng rồi đổ đất vào trong và bắt đầu trồng rau.

Bạn có thể tự thi công giàn trồng rau này một cách dễ dàng bằng các thanh sắt và máy hàn sắt,… Tuy nhiên do mô hình trồng rau trên sân thượng này khá phức tạp nên nếu bạn không khéo thì giàn rau sẽ nhìn rất thô và kém thẩm mỹ. Do đó để tiết kiệm thời gian và công sức cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ thì bạn có thể liên hệ các đơn vị thi công chuyên nghiệp.

1.2 Mô hình giàn tầng ống nước trồng rau trên sân thượng

Loại giàn trồng rau trên sân thượng này chỉ dành riêng cho mô hình trồng rau thủy canh (trồng rau trong dung dịch dinh dưỡng). Bạn cần chọn những ống nhựa có chất liệu tốt, độ bền cao như nhựa PVC với đường kính từ 50mm trở lên và độ dài bất kỳ, nên chọn ống nước dài vì bạn có thể cưa ngắn tùy ý. 

Tiếp đó khoét các lỗ có bán kính tùy thuộc vào kích thước của rau khi trưởng thành bằng dao hoặc máy khoan. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian thì bạn cũng có thể tìm mua những loại ống nhựa chuyên dụng dành riêng cho mô hình trồng rau thủy canh có đục lỗ sẵn.

Riêng phần giàn, thì bạn có thể chế tạo từ nhiều vật liệu đa dạng như dây thép, sắt hộp, thép V lỗ theo dạng xếp tầng hoặc dáng chữ A.

>>> Xem thêm: Cách trồng rau trên sân thượng có mái che đơn giản và kinh nghiệm chăm sóc bạn nên biết

1.3 Các thùng nhựa

Đây được xem là cách trồng rau trên sân thượng đơn giản nhất, các loại thùng nhựa này bạn sẽ dễ dàng tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng cây kiểng,… với nhiều hình dạng, kích cỡ, màu sắc đa dạng và giá lại tiết kiệm so với các mô hình trồng rau khác. 

Bạn cũng có thể trồng đa dạng nhiều loại rau trồng đất hoặc sử dụng thêm những giàn leo để hỗ trợ cho việc trồng các loại cây dây leo như: dưa chuột, rau mồng tơi,...

Tuy nhiên, cách trồng rau trên sân thượng này lại tốn khá nhiều diện tích các chậu nhựa phải đặt sát nhau và không có bất kỳ sự hỗ trợ từ khung đỡ nào để xếp chồng chậu lên nhau nhằm tiết kiệm diện tích. Nên yêu cầu cần thiết là không gian sân thượng nhà bạn phải thật rộng rãi.

1.4. Mô hình trồng rau treo tường trên sân thượng

Bốn thiết kế vườn treo tường khác nhau.

Đây cũng là một mô hình trồng rau trên sân thượng đơn giản và tiết kiệm bằng các nguyên liệu dễ tìm như: chai nước, chậu đất nung, thùng nhựa,…để làm nơi trồng cây. Sau đó, bạn chỉ treo các vật dụng trồng cây này lên trên tường bằng móc treo, dây thừng theo từng hàng ngang hoặc hàng dọc tùy theo ý tưởng của bạn. Bức tường đơn điệu trên sân thượng giờ trở thành 1 không gian thiên nhiên rau xanh tươi mát.

1.5 Tháp rau

Mô hình tháp rau này rất phù hợp với những sân thượng có không gian chật hẹp bởi tất cả dạng khay trồng đều có thể xếp chồng lên nhau. Ưu điểm của mô hình trồng rau trên sân thượng này là có cần một mặt phẳng vững chắc làm điểm tựa thì bạn có thể đặt vững chắc nhiều loại khay trồng với số lượng và hình thù đa dạng. 

Bên cạnh đó thì khay rau khá nhỏ và nồng khiến sản lượng rau trồng không nhiều và loại rau trồng bị giới hạn nhất định. Dưới đây là 3 mô hình tháp rau đang thông dụng nhất hiện nay:

  • Tháp rau 6 cánh: Loại tháp rau này gồm nhiều chậu riêng biệt ghép lại theo một vòng tròn và được thiết kế giống như hình hoa 6 cánh. Vì vậy bạn có thể trồng lên đến 6 loại rau khác nhau trên cùng 1 tầng hoa. Mặc dù, chiều cao của mỗi chậu chỉ tầm 25cm nhưng lại chứa được lượng đất khá lớn, nên bạn có thể cả rau ăn lá lẫn rau ăn củ.

  • Tháp rau kim tự tháp: Mô hình trồng rau trên sân thượng này không được thông dụng tại Việt Nam nhưng tháp rau đem lại sự mới mẻ và độc đáo trong thiết kế bởi hình dạng của tháp tựa như một kim tự tháp. Với thiết kế trên to, dưới nhỏ nên mỗi tầng của tháp rau này sẽ giúp cho việc tưới nước dễ dàng, đồng thời ánh nắng sẽ bao phủ toàn bộ bề mặt rau để giúp rau khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn.

  • Tháp rau thẳng đứng: Mô hình trồng rau trên sân thượng này khá độc đáo vì chỉ cần một mặt phẳng thẳng đứng vững chắc để làm điểm tựa. Và suốt chiều cao của mặt phẳng này sẽ được xếp dàn trải các khay trồng với nhiều kích cỡ và hình dáng đa dạng. Do diện tích của tháp có hạn và độ sâu của mỗi khay trồng khá nông nên mô hình này chỉ phù hợp cho các loại rau trồng ăn lá.

Hình ảnh chứa các loại chậu hoa xếp chồng 3 chiều có bánh xe và sẵn có trong 6 màu khác nhau.

1.6 Mô hình trồng rau trên sân thượng theo module đứng thẳng

Đây là giải pháp cho những ai yêu thích cái đẹp và sự chắc chắn cũng như cần sự hoàn mỹ cho vườn rau trên sân thượng. Khu vườn có thể lắp ghép từ một hay nhiều module lại với nhau. Cây được trồng bằng đất và sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc trồng thủy canh theo hệ thống ống cấp nước UPVC kết hợp với các chậu trồng cây.

Hình ảnh một hệ thống trồng cây thủy canh gắn trên tường với nhiều chậu cây con.

Mô hình trồng cây trên sân thượng này với những module đứng thẳng sẽ giúp cho bạn linh hoạt trong thiết kế vườn rau treo tường. Bên cạnh đó, các module có thể dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ để cất giữ hay di chuyển đến vị trí lắp đặt mới.

1.7 Túi vải trồng rau

Trồng rau trong túi vải chính là giải pháp hữu dụng để giúp bạn có rau sạch để dùng mà không cần tốn bất kỳ diện tích nào trên sân thượng. Bạn nên chọn mua các loại túi được làm từ bố để có khả năng chịu lực và thoát nước tốt. 

Sau đó bạn đổ đất vào và dùng móc treo tường hay khung sắt để cố định túi vải này trên lan can hoặc vách tường, cửa ra vào sân thượng. Nhược điểm của mô hình trồng cây trên sân thượng là kém thẩm mỹ và khá ướt át do nước có thể thoát ra ở mọi vị trí trên túi vải.

1.8 Mô hình trồng rau trên sân thượng theo giàn treo

Chậu cây treo có gắn biển nhỏ ghi

Mô hình trồng rau trên sân thượng này giúp bạn tận dụng được những khoảng trống trên trần sân thượng và phía 2 bên hông để tạo khung cho giàn leo, giúp tiết kiệm diện tích tối ưu. Và mỗi lần bạn bước vào khu vườn giàn treo này bạn sẽ được hòa mình cùng thiên nhiên xanh mát từ những tán lá của các loại cây dây leo này. 

Với khoảng trống dưới sân, bạn có thể tận dụng làm hồ nuôi cá thủy sinh hoặc đặt một bộ bàn ghế đơn giản để tạo thành 1 nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời. Bạn có thể kết hợp trồng các cây dạng leo với những chậu cây trồng đất treo lủng lẳng với một chiếc móc gắn cố định vào giàn.

Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này chính là bạn phải bổ sung thêm vòm che trên đình đầu hoặc mành che phủ toàn bộ dàn để bảo vệ các loại rau này không bị khô héo hoặc dập nát khi trời nắng gắt, giông bão.

Tùy theo diện tích của sân thượng nhà bạn và sở thích cá nhân mà bạn có thể sử dụng 1 hoặc kết hợp từ 2 ý tưởng trở lên trong các mô hình trồng rau trên sân thượng đã được đề cập ở trên.

2. Các loại rau trồng trên sân thượng đơn giản cho nhà thành phố

Dưới đây là top 10 các loại rau dễ trồng tại nhà, thích hợp với cách trồng rau trên sân thượng và khí hậu nóng ẩm Việt Nam.

2.1 Rau muống

Ích lợi của rau muống

  • Rau muống là một loại rau rất giàu nước, vitamin và các chất dinh dưỡng thiết yếu và ăn rau muống thường xuyên giúp cung cấp dồi dào nguồn vitamin cho cơ thể.

  • Lượng calo trong rau rất ít nên sử dụng rau muống trong khẩu phần được cho là một chế độ ăn kiêng và giúp giảm cân hoàn hảo.

  • Lá tươi của rau muống có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol và đây là loại rau mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng ví có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả.

  • Vitamin C và chất chống oxy hóa có trong rau muống có thể dưỡng ẩm tốt cho da và tóc.

Hướng dẫn trồng rau muống

  • Với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, bạn có thể trồng rau muống bất cứ lúc nào mà bạn thích.

  • Bạn chọn một địa điểm có đầy đủ ánh nắng mặt trời và đất thoát nước tốt để làm vị trí trồng rau muống. Hoặc bạn cũng có thể trồng rau ở trong chậu hoặc trên mặt đất.

  • Rau muống có thể được nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành. Gieo hạt vào bầu đất mới (gieo sâu khoảng 0.5 cm so với mặt đất) và đảm bảo giữ cho hạt giống luôn ẩm.

  • Nhiệt độ cần duy trì trong quá trình ươm mầm rau muống là 20°C và sự nảy mầm của hạt giống diễn ra trong vòng vài tuần tiếp theo.

  • Để tăng tốc độ độ nảy mầm, bạn có thể ngâm hạt trong nước và để qua đêm.

  • Trồng rau muống bằng cách giâm cành là phương pháp dễ dàng nhất để nhân giống rau muống. Bạn chỉ cần cắt một vài đoạn dài từ 30cm – 40cm từ khi cây còn non và trồng sâu vào bầu đất khoảng 15cm.

  • Ngày thu hoạch đầu tiên của rau muống là từ 4 đến 6 tuần sau khi trồng – thời gian có thể thay đổi tùy thuộc nhiều hơn vào nhiệt độ và điều kiện trồng trọt.

  • Để cây tự mọc lại mà không cần phải ươm mầm, thì bạn chỉ nên cắt một vài lá hoặc toàn bộ cây với lá và thân và chừa lại khoảng 8cm đoạn thân dài mọc từ đất.

  • Thân và lá của rau muống đều có thể ăn được và bạn nên nhớ phải thu hoạch rau muống trước khi ra hoa để rau không thể hình thành hạt.

Các lưu ý khi trồng rau muống

  • Rau muống cần trồng trong đất ẩm, ướt và giàu dinh dưỡng, có độ PH khoảng 6 - 7.

  • Rau muống sinh trưởng tốt trong khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ấm và ẩm. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ ánh nắng mặt trời, tưới nước thường xuyên cho cây để rau có thể sinh trưởng mạnh.

  • Nếu trồng rau muống trực tiếp trên mặt đất, bạn không cần bón phân thường xuyên nhưng khi trồng trong các thùng chứa thì bạn cần bón phân lỏng có hàm lượng nitơ cao mỗi tuần một lần.

  • Các loại sâu bệnh thường gặp ở rau muống chính là thối thân, đen lá, bọ cánh cứng, rệp và sâu dây.

  • Nếu bạn đang trồng rau muống trên mặt đất, hãy cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng vì rau muống là một loài thực vật xâm lấn và phát triển mạnh mẽ có thể gây hại cho các loại cây trồng khác.

Một mớ rau mùi tây trên nền trắng.

2.2 Cách trồng rau họ cải trên sân thượng

Rau họ cải là một nhóm rau đa dạng chủng loại bao gồm bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải, cải xoăn, cải ngọt, cải thìa, cải xoong,… với đủ màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau cùng một số lợi ích về dinh dưỡng như:

  • Hầu hết các loại rau họ cải đều giàu vitamin và khoáng chất như folate và vitamin K.

  • Các loại rau họ cải màu xanh đậm cũng là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C và chứa các chất dinh dưỡng thực vật.

  • Các loại rau họ cải cũng rất giàu chất xơ và ít calo,vừa giúp bạn tiêu hóa dễ dàng.

Vườn rau trên sân thượng với nhiều loại rau xanh phát triển trong các thùng nhựa.

Hướng dẫn trồng rau họ cải

  • Hầu hết tất cả các cây họ cải đều ưa thích thời tiết mát mẻ nên khoảng thời gian lý tưởng để trồng loại rau này thường tầm vào mùa xuân và mùa thu.

  • Nếu bạn là người mới bắt đầu làm vườn thì nên thử trồng các loại rau họ cải dễ trồng như rau cải bắp, cải xoăn, cải thìa, cải xanh,… Bạn cũng nên hạn chế trồng các loại cải có hình ngọn giáo và hình thành từ gốc như bông cải xanh và súp lơ trắng vì các loại rau này khá kén chọn nên việc chăm sóc sẽ vất vả hơn.

  • Bạn cần đào và ủ vào đất một ít phân trộn hoặc phân chuồng trước khi trồng rau cải.

  • Các loại rau họ cải thích đất từ ​​trung tính đến hơi chua (nghĩa là độ PH của đất phải ≤ 7) và cần ánh nắng đầy đủ để phát triển tốt. Bạn cũng có thể bổ sung vôi vào đất để trung hòa độ axit cho đất nếu đất quá chua.

  • Các giống cây họ cải lớn như su hào, bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng và rau cải xanh cần nhiều không gian trống giữa từng cây để có thể thuận lợi phát triển.

  • Hầu hết các loại rau thuộc họ cải đều cần thời gian sinh trưởng dài nên rất dễ bị sâu bệnh (sâu bướm, sâu bắp cải, rệp, sâu đục và bọ cánh cứng). Bạn có thể bảo vệ cây trồng của mình khỏi sâu bệnh bằng cách phủ lưới cho cây hoặc trồng luân canh tác các loại rau họ cải với các cây thuộc các họ khác nhằm làm giảm thiểu khả năng nhiễm sâu bệnh.

  • Khi cây họ cải của bạn không phát triển phần thân hoặc rễ lớn thì việc thu hoạch tất cả phần lá của các loại cây này cho việc ăn sống hoặc nấu chín đều là lựa chọn tuyệt vời.

2.3 Rau mồng tơi

Rau mồng tơi là một loại rau lá xanh, thuộc họ rau dền và có nguồn gốc từ Châu Á. Loài rau này rất dễ trồng và có thể phát triển tốt quanh năm dưới thời tiết nắng nóng đặc trưng của Việt Nam.

Rau mồng tơi được coi là loài rau rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm mức huyết áp hiệu quả.

Ăn rau mồng tơi thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe của mắt, giúp sáng mắt và giảm căng thẳng.  

Vườn rau muống xanh mướt.

Hướng dẫn trồng rau mồng tơi

  • Rau mồng tơi là một loại rau dễ trồng và có sự sinh trưởng tốt, ưa nắng nên bạn có thể trồng rau ở trên đất vườn hoặc trồng trong thùng xốp,… thích hợp để áp dụng cho việc trồng rau trên sân thượng.

  • Nên chọn đất ẩm, màu mỡ, nhiều chất hữu cơ nhưng vẫn có độ thoát nước tốt để giúp rau có thể phát triển thuận lợi.

  • Bạn nên bổ sung lượng ẩm phù hợp theo từng mùa trong năm cho rau vì cây có xu hướng ra hoa nếu như đất trồng quá khô.

  • Do rau mồng tơi ưa nắng nên sẽ rất nhạy cảm với sương giá và không nên trồng ngoài trời cho đến khi sương giá đã qua đi.

  • Việc đánh vảy để làm bong lớp vỏ hạt cứng (chẳng hạn như dũa, dao nhọn hoặc giấy nhám) cũng như ngâm hạt trong nước ấm qua đêm trước khi trồng sẽ thúc đẩy nhánh quá trình nảy mầm của hạt giống.

  • Cấy hạt giống vào trong vườn khi đã nảy mầm, đặt các hạt cách nhau ít nhất một bước chân vì lá của loài rau này khi lớn sẽ khá to.

  • Mặc dù rau mồng tơi có thể lan rộng hoặc leo bám lên các thảm thực vật khác mà không gây hại, nhưng nếu bạn coi mồng tơi như một loại rau dùng để ăn thì tốt nhất nên trồng riêng rau ở trên một giàn trồng cây riêng biệt.

  • Hãy thử trồng kết hợp rau mồng tơi với húng quế hoặc củ cải đường lá sẫm, củ cải và cải xoăn lá xanh để tạo ra một nhóm rau xanh đa dạng cho khu vườn và thực đơn của bạn.

  • Bạn nên kiểm tra lá thường xuyên để phát hiện và loại bỏ các loài sâu hại và trứng sâu để tránh cây bị phá hủy.

  • Khi thu hoạch bạn nên dùng dao sắc cắt sát gốc cách đất 5 – 15cm để rau có thể tiếp tục mọc lên mà không cần gieo hạt và sau tầm 12 – 15 ngày thì bạn có thể thu hoạch một lứa nữa.

2.4 Cách trồng rau dền trên sân thượng

Rau dền thuộc cây thân thảo, có bộ rễ dễ ăn sâu vào trong lòng đất nên có khả năng chịu khô hạn tốt nên rất dễ trồng ở những nơi nắng nóng và ít nước. Rau dền rất giàu khoáng chất, vitamin nên mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Rau dền chứa nhiều chất xơ nên giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

  • Rau dền chứa chất chống viêm được sử dụng như một loại nước súc miệng, giúp điều trị hiệu quả các vấn đề về răng miệng bao gồm đau họng, loét miệng và sưng lợi.

  • Rau dền có chứa nhiều squalene không chỉ giúp nuôi dưỡng tóc mà còn giúp ngăn ngừa tóc gãy rụng và khô rối.

  • Rau dền có hàm lượng canxi cao nên rất tốt cho xương, giúp ngăn ngừa loãng xương và các bệnh liên quan đến thiếu hụt canxi.

  • Hàm lượng chất sắt, vitamin A, B6, axit folic và folate trong rau dền khá cao nên giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.

  • Ngoài ra lượng vitamin A, E, beta-carotene, lutein và axit folic dồi dào trong rau dền cũng rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch và phụ nữ có thai.

Chậu cây rau màu có nhiều lá màu xanh và đỏ trên ban công.

Hướng dẫn trồng rau dền

  • Rau dền là loại rau có khả năng thích nghi tốt dưới mọi loại thời tiết nên có thể trồng rau trên sân thượng quanh năm.

  • Bạn có thể trồng rau dền trực tiếp ở đất vườn với diện tích lớn hoặc trồng trong các thùng xốp, xô chậu tại sân thượng trong nhà.

  • Rau phát triển thuận lợi và cho năng suất cao nhất trong điều kiện nhiệt độ tầm 25 – 30°C, độ ẩm cao và được cung cấp đầy đủ ánh sáng.

  • Rau dền có thể trồng ở tất cả các loại đất tuy nhiên trước khi trồng, bạn nên cày xới thật kỹ, bón phân hữu cơ đầy đủ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để hạt nảy mầm và cây sinh trưởng tốt hơn.

  • Hạt giống rau dền có lớp vỏ dày nên rất khó nảy mầm nếu gieo trực tiếp xuống đất. Vì vậy bạn cần ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30 – 40°C và từ 6 – 8  tiếng hoặc cũng có thể đánh vảy cho hạt để giúp hạt dễ tách vỏ và nảy mầm hơn.

  • Bắt đầu gieo hạt xuống đất với khoảng cách giữa các hạt tầm 5 – 10cm.

  • Trong 1 tuần đầu gieo hạt nên tiến hành tưới nước 2 lần 1 ngày vào buổi sáng và  buổi chiều, bạn cũng nên phủ rơm rạ lên phía trên mặt đất để giữ ẩm cho hạt.

  • Hạt dền sẽ nảy mầm sau 2 – 3 tuần gieo hạt và cho cây con cao tầm 3 – 5cm, lúc này bạn nên cắt tỉa để làm thưa nếu mật độ cây con quá dày. Và khi cây con đã cao tầm 10 – 15cm thì  bạn sẽ cấy cây con mang đi. trồng

  • Nếu bạn trồng trực tiếp trên đất gieo thì nên tỉa thưa khoảng cách giữa các cây con sao cho mỗi cây cách nhau khoảng 5 – 10cm  là được. Nếu cấy cây con và mang trồng thì chỉ cần nhổ nguyên bầu đất này để tránh bị đứt rễ rồi cấy vào thùng, chậu cây trên sân thượng.

  • Rau dền có sức sống khá mạnh mà không cần phải chăm bón gì nhiều mà chỉ cần tưới đủ nước giúp đất trồng có đủ độ ẩm cần thiết cho rau phát triển là được.

2.5 Rau xà lách

Lá rau xà lách rất giàu chất dinh dưỡng vì lá là nơi trực tiếp bắt sáng và chuyển hóa năng lượng để nuôi dưỡng cây trồng và đó là lý do vì sao xà lách là loại rau ăn lá được rất nhiều người yêu thích.

Rau xà lách chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C, beta-carotene, canxi, folate, chất xơ và các chất dinh dưỡng thực vật khác,… Do đó, rau xà lách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thực vật cần thiết cho cơ thể để làm chậm quá trình oxy hóa, giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh mãn tính như ung thư và tim mạch.

Rau xà lách là một lựa chọn tốt cho một chế độ ăn uống lành mạnh vì rau này không chứa cholesterol, ít calo và giàu natri tự nhiên. Bằng việc sử dụng rau xà lách như một phần của chế độ ăn uống bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe lâu dài và giữ gìn vóc dáng thanh mảnh.

Hình ảnh hiển thị một vườn rau xà lách được trồng bằng phương pháp thủy canh, với màu xanh tươi sáng.

Hướng dẫn trồng rau xà lách

Trồng rau trên sân thượng như một khu vườn salad dễ dàng hơn bạn nghĩ nhiều. Bởi vì hầu hết các loại rau xà lách đều phát triển nhanh và có thể thu hoạch chỉ từ 4 đến 6 tuần kể từ khi gieo hạt. Rau xà lách có thể được trồng trong vườn hoặc thùng chứa, thùng xốp,…

Hầu hết các loại rau xà lách đều là cây trồng thời tiết mát mẻ, phát triển tốt vào đầu mùa xuân khi nhiệt độ trong khoảng 10 – 20°C. Tuy nhiên, có một tin tốt cho những ai muốn tiếp tục trồng một vườn salad vào mùa hè vì vẫn có một số loại rau xanh thuộc họ xà lách rất ưa năng như: rau bina New Zealand, cải Thụy Sĩ, rau dền, rau xanh đỏ tươi, rau má,... 

Giờ đây bạn có thể thưởng thức rau xà lách với nhiều chủng loại, hương vị phong phú quanh năm. Bằng việc áp dụng nhanh 5 mẹo dưới đây, bạn có thể tự trồng khu vườn Salad xanh tươi:

  • Cung cấp dưỡng chất cho đất trồng: Rau xà lách phát triển tốt nhất trong đất màu mỡ, ẩm vì vậy hãy đào và bón một ít phân trộn hoặc phân chuồng hoai mục vào trong lồng đất trước khi trồng. Đây cũng là thời điểm tốt để bổ sung phân hữu cơ dạng hạt nếu cần thiết.

  • Gieo hạt: Với các loại rau xà lách như rau diếp lá và cải xoăn con đã sẵn sàng cho thu hoạch chỉ sau 30 đến 40 ngày kể từ ngày gieo hạt, thì việc gieo hạt trực tiếp là cách tốt nhất. Ngoài ra, việc gieo hạt trực tiếp cho phép mật độ cây trồng thêm dày đặc nếu bạn đang nhắm đến một loại cây xanh non mềm. Đối với những những loại hạt đã phát triển thành cây con của rau diếp, hãy trồng trực tiếp, tỉa thưa khi cây lớn lên hoặc bắt đầu gieo hạt trong nhà dưới đèn sưởi. Cây con nên được cấy ra vườn hoặc trồng vào thùng sau khi cây phát triển trong nhà từ 3 – 4 tuần.

  • Duy trì độ ẩm ổn định: Bởi vì hầu hết các loại rau xà lách đều có rễ ăn nông và phát triển nhanh do đó rau cần được cung cấp độ ẩm thường xuyên. Nếu đất khô trong một thời gian dài, cây có thể bị héo hoặc lá sẽ bị đắng. Rất khó để phủ rơm để giữ ẩm xung quanh các cây non nếu các cây này được trồng dày đặc. Nhưng nếu bạn đang trồng các loại rau xà lách hình thành từ gốc như rau diếp hoặc xà lách bơ, một lớp phủ rơm hoặc lá vụn sẽ giúp giữ ẩm cho đất tốt nhất.

  • Trồng nối tiếp: Đơn giản là nối tiếp cây trồng này với cây trồng khác để đảm bảo thu hoạch liên tục. Để có một mùa rau xanh chất lượng cao kéo dài, hãy gieo hạt giống mới sau mỗi 2 đến 3 tuần, hoặc sử dụng đèn sưởi để tạo cây con rồi đem cắm vào những khu vực đất trống trên sân thượng. Bạn nên áp dụng quy tắc trồng nối tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất như sau: Trồng vào một thùng xốp mới với đất nhẹ và hạt giống tươi cứ vài tuần một lần để thay thế cho các loại rau đã được thu hoạch.

  • Cấy ghép: Bạn có thể trồng xen kẽ các loại rau xanh, rau xà lách phát triển nhanh như rau diếp lá và rau arugula giữa các loại rau phát triển chậm hơn như cà chua, ớt và cà tím,...  Trong khi các loại rau trồng nhanh đã sẵn sàng để thu hoạch trong vòng 30 – 40 ngày thì các cây trồng chậm hơn đã sẵn sàng phát triển vào những khoảng đất trống này.

>>> Xem thêm: Từ A đến Z bí quyết trồng rau trong thùng xốp luôn tươi xanh

2.6 Cách trồng cà chua trên sân thượng

Lợi ích của cà chua

Cà chua là một nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời: Một quả cà chua có thể cung cấp khoảng tối thiểu 40% lượng vitamin C  được khuyến nghị hằng ngày. Hơn nữa, cà chua còn giúp bổ sung nhiều vitamin A - hỗ trợ khả năng miễn dịch, thị lực và sức khỏe làn da; vitamin K - tốt cho xương của bạn; Và kali - một chất dinh dưỡng quan trọng cho chức năng co bóp ở tim, duy trì huyết áp khỏe mạnh và cân bằng điện giải trong cơ thể. 

Bên cạnh đó, chất lỏng và chất xơ trong cà chua có thể hữu ích cho bệnh nhân dễ bị táo bón. Đặc biệt, nếu kết hợp cà chua và và dầu ô liu sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và thúc đẩy sản xuất pro-collagen - một phần tử cung cấp cấu trúc và giữ cho da săn chắc và trẻ trung.

Cây cà chua với quả chín màu đỏ và xanh treo lủng lẳng trong nhà kính.

Hướng dẫn trồng cà chua

  • Việc trồng rau trên sân thượng với giống cây cà chua sẽ rất đơn giản vì đây loại rau thích hợp với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.

  • Bắt đầu gieo hạt vào chậu nhỏ 7.5cm chứa đất đã ủ ẩm, phủ một lớp phân trùn quế mỏng lên trên, tưới nước và phủ màng bọc nilon. Đặt các chậu nhỏ này ở nơi sáng sủa và ấm áp.

  • Khi hạt giống đã nảy mầm, hãy gỡ bỏ màng bọc và rải thêm phân bón ẩm xung quanh cây.

  • Cấy cây con khi cao khoảng 2 – 3cm  vào thùng xốp lớn đã được lấp đầy phân ủ đa dụng ẩm.

  • Bạn di chuyển thùng cà chua của bạn ra nơi đón nắng và có mái che.

  • Với cà chua dây đang phát triển cao sẽ yêu cầu phải cắt cành và buộc cây vào giàn leo bằng dây mềm. Khi những quả nhỏ đầu tiên bắt đầu xuất hiện, hãy tước bỏ những chiếc lá bên dưới để ánh sáng và không khí có thể tiếp cận đến cà chua. Khi cây xuất hiện các cụm hoa, hãy cột ngọn cây đang phát triển vào giàn.

  • Khi hoa xuất hiện, mỗi tuần, bạn nên cho cây cà chua dây ăn thức ăn lỏng chuyên dụng dành cho cây, chẳng hạn như Tomorite. Luôn  tưới nước đầy đủ cho cây vì khi thiếu nước sẽ khiến quả bị nứt hoặc phát triển thành các mảng đen cứng, được gọi là cà chua bị thối đầu hoa do thiếu canxi có trong nước.

  • Để cà chua trên cây chín tự nhiên, việc này sẽ giúp cải thiện hương vị rất nhiều. Về cuối vụ, tỉa bỏ những lá già để cây có nhiều ánh sáng hơn và ngăn ngừa nấm mốc vào.

>>> Xem thêm: Cách trồng rau trên sân thượng có mái che đơn giản và kinh nghiệm chăm sóc bạn nên biết

2.7 Cà rốt

Ích lợi của cà rốt

  • Cà rốt là một loại rau củ thường được ví von như một loại thực phẩm hoàn hảo cho sức khỏe. Cà rốt với độ giòn tan, vị ngọt thanh và rất bổ dưỡng. Cà rốt là một nguồn cung cấp dồi dào beta carotene, chất xơ, vitamin K1, kali và chất chống oxy hóa nên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Cà rốt là một loại thực phẩm thân thiện và an toàn cho việc giảm cân vì giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

  • Chất chống oxy hóa carotene của cà rốt có tác dụng phòng chống và giảm nguy cơ ung thư.

  • Cà rốt có nhiều màu, bao gồm vàng, trắng, cam, đỏ và tím và cà rốt màu cam tươi sáng lại chứa rất nhiều beta carotene - một chất chống oxy hóa mà cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp cải thiện các vấn đề về mắt.

Cây cà rốt mới được thu hoạch để lộ phần rễ trên mặt đất đen màu mỡ màng.

Hướng dẫn trồng trọt

  • Đất trồng lên luống cao giúp cho cà rốt có điều kiện đất hoàn hảo để phát triển hết kích cỡ của cây. Với đất sâu, tơi xốp và độ ẩm phù hợp, rễ của cà rốt sẽ phát triển dài, thẳng với màu sắc đẹp mắt và độ giòn vừa ý.

  • Hạt giống cà rốt nên được gieo trực tiếp tại vườn. Mặc dù hạt có thể nảy mầm trong đất lạnh đến 10ºC, nhưng nhiệt độ đất tối ưu cho việc nảy mầm là 20ºC.

  • Nếu bạn trồng cà rốt trong thùng xốp thì xới đất đến độ sâu khoảng 30cm và xới phẳng bề mặt. Phân phối hạt giống đều trong thùng xốp với mật độ khoảng gấp đôi mật độ khuyến nghị (gieo khoảng 30 hạt mỗi 10cm²). Gieo dày sẽ giúp bù lại tỷ lệ nảy mầm không đều của cà rốt. Chỉ phủ khoảng 1 – 2cm đất lên hạt rồi tưới nước đầy đủ.

  • Hạt cà rốt có vỏ hạt cứng do đó phải làm mềm hạt trước khi gieo để gia tăng tỷ lệ nảy mầm. Sau khi gieo giống, điều quan trọng là phải giữ cho lớp đất phía trên luôn ẩm trong vòng 7 – 14 ngày hoặc cho đến khi cây con mọc lên.

  • Khu vực mới gieo hạt có thể được che phủ bằng lớp màng nilon để giúp giữ ẩm trong giai đoạn quan trọng này.

  • Khi cây con có một vài lá, hãy cẩn thận tỉa bớt những khu vực cây rậm rạp để một khoảng trống tầm 5cm cho mỗi củ cà rốt.

  • Bạn nên trồng tổng cộng khoảng từ 15 – 20 cây trên mỗi thùng xốp.

  • Cà rốt ưa ánh nắng đầy đủ và đất tương đối ẩm. Trên luống đất cao, các cây lân cận sẽ giúp che bóng cho đất và giữ cho đất không bị quá nóng. Độ ẩm đầy đủ tạo ra hương vị cà rốt ngon nhất, vì vậy hãy tưới nước mỗi tuần một lần cho cây

2.8 Cách trồng dưa chuột trên sân thượng

Dưa chuột là một loại rau củ ít calo và siêu bổ dưỡng bởi vì bên trong dưa chuột chứa rất nhiều chất dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như: chất chống oxy hóa, đường, chất xơ, natri,… và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến estrogen hay các bệnh mãn tính khác.

  • Giúp cân bằng điện giải, làm giảm việc giữ nước co natri gây ra từ đó giúp hạ huyết áp.

  • Lượng calo trong dưa chuột hầu như rất ít nhưng chất xơ thì lại khá nhiều, nhờ đó mà loại rau củ này giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và nhu động ruột đều đặn.

  • Dưa chuột giúp kiểm soát một số bệnh như tiểu đường và cholesterol cao cũng như khiến bạn no lâu hơn để tránh cảm giác thèm ăn.

  • Dưa chuột với cấu tạo từ 95% là nước nên sẽ góp phần bổ sung đáng kể nhu cầu về nước của cơ thể.

  • Dưa chuột có hương vị trung tính, vì vậy dưa được là một loại rau củ linh hoạt trong chế biến món ăn, bạn có thể ăn sống hay dùng dưa chuột để tạo ra nhiều món rau trộn ngon tuyệt.

Cây dưa leo đang phát triển trên giàn trong nhà kính.

Hướng dẫn trồng dưa chuột

  • Cho dù bạn trồng dưa chuột dưới đất hay trong thùng xốp thì nên nhớ rằng loại rau này chỉ phát triển tốt trong đất màu mỡ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có sự thoát nước tốt. Bạn cho thêm ¼ cốc bột trùn quế vào phân trộn và vài xẻng phân trộn vào mỗi hố trồng. Sự kết hợp giữ phân trộn và trùn quế sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để dưa chuột phát triển tốt.

  • Khi trồng trực tiếp vào đất, hãy tạo thành các hố có hình thuôn ngọn với đường kính khoảng 40cm và cao từ 10cm (đừng quên thêm phân trộn vào trong mỗi hố đất). Việc này để giữ cho thân cây không bị thối rữa trong đất ẩm ướt.

  • Dưa chuột có thể được trồng bằng cách gieo hạt sớm và cấy ghép. Tuy nhiên, việc dùng cây non của dưa chuột để cấy ghép lên 1 loại cây khác sẽ giúp cây sinh trưởng mạnh và chống lại các cuộc tấn công đáng sợ của bọ dưa chuột. Khi cấy ghép, trồng hai cây cấy ghép trên mỗi gò dưa chuột và nếu gieo hạt thì hãy gieo 2 – 3 hạt cho mỗi gò đất. Bằng cách trồng nhiều dây leo trên mỗi gò đất và đan xen vào nhau để tăng thêm sức mạnh.

  • Không trồng chung dưa chuột gần khoai tây vì dịch tiết từ trong đất của khoai tây có thể cản trở sự phát triển của dưa chuột và ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Nhưng bạn có thể trồng dưa chuột với củ cải vì mùi hương của củ cải có khả năng ngăn chặn sự tấn công của bọ cánh cứng lên dưa chuột. Khi trồng dưa chuột, bạn chỉ cần gieo từ 5 – 10 hạt củ cải xung quanh gò đất của dưa chuột.

  • Dưa chuột, cũng giống như cà chua và ớt, có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh truyền qua đất khi trồng trong cùng một không gian và năm này qua năm khác. Luân canh trồng dưa chuột vào mỗi mùa và trồng dưa chuột mùa vụ mới ở một thùng đát mới để giúp cây được khỏe mạnh.

  • Một khi cây dưa chuột bắt đầu trưởng thành, dưa cần được thu hoạch thường xuyên để cây tập trung vào việc tạo ra các bông hoa mới để tiếp tục cho việc sản xuất trái.

2.9 Đậu cove

Đậu cove là loại lương thực phổ biến trong các hộ gia đình Việt trên cả nước. Mặc dù lượng calo trong đậu cove khá ít nhưng bù lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất chống oxy hóa, vitamin A, B, C, vitamin K, protein, sắt, folate,... Những dưỡng chất này mang lại vô số cho sức khỏe như:

  • Giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể nên ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

  • Giúp chữa lành và giảm tổn thương tế bào nên giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh về sức khỏe.

  • Chất xơ hòa tan trong đậu cove có thể giúp cải thiện sức khỏe của tim bằng cách giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu) bên trong cơ thể của bạn.

  • Chất xơ trong đậu cove giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hỗ trợ đường ruột hoạt động trơn tru cũng như giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nhờ hàm lượng Fodmad thấp).

  • Một chén đậu cove có khoảng ⅓  lượng folate được khuyến nghị hàng ngày cho bà bầu (400mcg/ ngày), một loại vitamin B cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và hạn chế dị tật ở thai nhi.

Đậu que đang mọc trên cây với lá xanh và hoa nhỏ màu tím.

Hướng dẫn trồng đậu cove

  • Đậu cove thường rất ưa ấm nên được cho là loại rau phù hợp với cách trồng rau trên sân thượng đối với khí hậu Việt Nam. Đậu cove thường được gieo trực tiếp trong chậu hoặc thùng xốp, vì đậu không thích hợp cho việc cấy ghép do rễ của cây nông và dễ bị tổn thương.

  • Nếu bạn muốn bắt đầu gieo hạt, hãy trồng đậu vào chậu phân hủy sinh học rồi cấy toàn bộ giá thể vào trong thùng xốp. Nguyên tắc quan trọng nhất khi trồng rau trong thùng xốp với đậu xanh là không gieo hạt quá sớm vì đậu có nguy cơ bị thối rữa trong đất lạnh ẩm và cơ bản thì đậu cove cần thời tiết ấm áp để phát triển.

  • Gieo hạt vào sâu trong đất khoảng từ 2 – 3 cm và nhớ tưới nước vào đất ngay sau khi gieo và thường xuyên lúc gieo xong cho đến khi hạt nảy mầm để đảm bảo đất luôn ẩm.

  • Đậu cove có thể được trồng thành hàng cách nhau từ 5 – 10cm cho từng hạt. Sau khi hạt nảy mầm, tỉa thưa các cây con cách nhau từ 15 – 20cm.

  • Đậu cove rất dễ trồng và có thể thu hoạch trong thời gian rất ngắn, thường là 2 đến 3 tuần. Vụ trồng kế tiếp hai tuần một lần sẽ khiến thời gian thu hoạch của đậu cove lâu hơn

Việc chăm sóc đậu cove cũng rất dễ dàng

  • Ánh sáng: Đậu cove cần được phơi nắng đầy đủ để có năng suất tốt nhất. Đậu có xu hướng ngừng ra hoa trong cái nóng khắc nghiệt của mùa hè, nhưng hãy giữ cho đậu được tưới nước đầy đủ, và cây sẽ tiếp tục ra hoa và sản xuất khi nhiệt độ mát mẻ. Ánh nắng đầy đủ cũng giúp cây khô ráo và ít bị bệnh hơn.

  • Đất: Đậu cove ưa đất có độ PH từ trung tính cho đến hơi chua (Độ PH từ 4 – 7). Bạn có thể cải tạo đất bằng việc bón phân hữu cơ. Loại bỏ cỏ dại trước khi trồng để ngăn chặn sự cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng. Khi cây đậu phát triển, hãy làm cỏ cẩn thận xung quanh cây, do rễ nông của đậu cove có thể dễ bị hư hỏng.

  • Nước: Đậu cove cần 50 – 100ml nước mỗi tuần. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới bổ sung để tránh đất văng lên lá, có thể dẫn đến bệnh truyền qua đất. Để xác định xem cây có cần nước hay không, hãy chọc ngón tay trỏ của bạn khoảng lòng đất gần gốc cây khoảng 2 – 3cm. Nếu đất khô, đã đến lúc bạn nên tưới nước cho cây rồi. Cây bị thiếu nước sẽ ngừng ra hoa. Đậu cove có bộ rễ khá nông nên việc phủ lớp phủ giúp giữ mát và duy trì độ ẩm cho đất là điều cần thiết.

  • Nhiệt độ và độ ẩm: Đậu cove nảy mầm tốt nhất khi nhiệt độ đất từ 25 - 30°C. Nếu nhiệt độ đất dưới 15°C, hạt sẽ nảy mầm chậm hơn và dễ bị thối. Cây phát triển tốt nhất khi nhiệt độ không khí từ 20 - 30°C. Đậu cove phát triển nhanh trong mọi điều kiện độ ẩm nếu được tưới nước đúng cách.

  • Phân bón: Vì là cây họ đậu nên đậu cove cố định đạm trong đất, nên tránh bón nhiều đạm. Thay vào đó, hãy sử dụng loại phân bón 10-20-10 để bón cho cây theo hướng dẫn của sản phẩm trong suốt mùa sinh trưởng của cây.

2.10 Cách trồng bí ngòi trên sân thượng

Bí ngòi là một nguồn cung cấp khoáng chất được gọi là Kali, giúp giữ cho cơ bắp của bạn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bí ngòi còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời rất giàu vitamin C và axit folic, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và phòng tránh hiệu quả các bệnh liên quan đến tim mạch.

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị: Hạt giống bí ngòi, thùng xốp, xẻng, phân trộn, đất trồng, gạch đỏ, cây con, thuốc bổ thực vật rong biển, lớp phủ rơm, nước và màn che.

Bi squash vàng và lá xanh trong vườn.

Hướng dẫn cách trồng rau trên sân thượng bằng hạt bí ngòi

  • Bước 1: Tạo sáu lỗ tròn trên đáy thùng xốp, ba lỗ ở mỗi bên để làm hệ thống thoát nước. Bạn có thể dùng kẽm nhỏ để cố định dưới các lỗ nhằm ngăn cho đất bị cuốn theo dòng nước thoát ra bên ngoài.

  • Bước 2: Cho đất trồng vào đầy đến 2⁄3 thùng, dùng xẻng đào lỗ sâu khoảng 2 – 3cm rồi đổ vào lỗ khoảng 5 – 10 hạt giống bí ngòi tùy thuộc vào kích thước của thùng.

  • Bước 3: Trộn đều phân hữu cơ hoai mục hoặc phân chuồng mua sẵn rồi trộn vào hạt bí. Phân trộn hoặc phân chuồng giúp hạt bí ngòi giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng rau. Tỷ lệ từ 10 – 30% phân trộn hoặc phân chuồng là hoàn hảo.

  • Bước 4: Nâng cao thùng lên bằng cách đặt thùng lên các viên gạch đỏ để giúp thùng thoát nước. Đặt thùng ở nơi có ánh nắng đầy đủ hoặc có ánh nắng buổi sáng và bóng râm buổi chiều.

  • Bước 5: Khi bí ngòi đã hình thành cây con, cắt tỉa những cây yếu và giữ lại 2 – 3 cây khỏe để chăm sóc.

  • Bước 6: Để chăm sóc cây bí ngòi tốt hơn nên tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Cây tưới đủ nước sẽ dễ cho ra hoa và quả. Nên bón phân bổ sung vào gốc cho cây khi cây đã được 20 ngày tuổi nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây phát triển và không được bón phân khi bí ngòi đang ra hoa. Khi bí ngòi đã ra quả thì nên tỉa bớt nhánh và cành hoa đực đi.

  • Bước 7: Bí ngòi thường ra quả sau 60 ngày trồng trọt và khi thấy hoa ở đầu quả khô và rụng đi thì đây cũng là dấu hiệu thông báo mùa thu hoạch đã bắt đầu.

2.11 Cách trồng cà rốt

Một lựa chọn tuyệt vời và dễ dàng khác để trồng rau tại nhà là củ cà rốt. Cũng giống như cà chua, cà rốt cũng có thể được trồng trong chậu trồng cây hoặc thùng nhỏ. Có nhiều loại cà rốt khác nhau mà bạn có thể trồng như cà rốt ngắn và ngọt, cà rốt mini, cà rốt đỏ, v.v. Nếu bạn tưới cây một cách thường xuyên, cà rốt của bạn sẽ có nhiều khả năng khỏe mạnh hơn. Nếu bạn muốn trồng những cây dài hơn, hãy đảm bảo rằng bạn chọn những chậu trồng rộng rãi. Chọn một thùng chứa rộng, sâu ít nhất 1 foot (0,30 m). Sâu hơn thì càng tốt.

Cà rốt phát triển trong đất.

2.12 Hành tây

Hành tây có kích thước nhỏ và có thể dễ dàng trồng trong vườn trên sân thượng của bạn. Hành tây còn được biết là phát triển tốt trong các thùng chứa nhỏ. Kích thước lý tưởng của thùng để trồng hành tây nên có chiều sâu 10-14 inch và đường kính 8-10 inch.

Hình ảnh các cây hành và một chậu rau mùi đang mọc trong chậu và trên mặt đất.

2.13 Khoai tây

Khoai tây có lẽ là một trong những loại rau dễ trồng nhất trên sân thượng của bạn. Việc trồng khoai tây trong chậu trồng cây luôn thú vị và bổ ích. Yêu cầu bạn phải có một thùng chứa sâu khoảng 10 đến 12 inch. Trong những thùng trồng này, bạn có thể dễ dàng trồng khoảng 3 đến 4 củ khoai tây. Đảm bảo rằng bạn giữ cho cây luôn đủ nước để cây khoai tây của bạn phát triển khỏe mạnh và sớm bắt đầu cho khoai tây tươi. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng thân cây của chúng được bao phủ hoàn toàn bằng đất. Bạn sẽ bắt đầu nhận được sản phẩm tươi sau vài tháng. 

Đôi tay đeo găng tay đang cầm củ khoai tây với đất và lá.

2.14 Ớt chuông

Tập quán của cây ớt là không thể đếm được. Từ cách làm các món salad ngon miệng đến trang trí món ăn, ớt chuông đứng đầu danh sách ưu tiên của nhiều đầu bếp. Với một chút kiên nhẫn và cẩn thận, bạn có thể trồng ớt chuông trong bất kỳ chậu trồng nào, sâu khoảng 12-14 inch. Bắt đầu với một chậu đầy hỗn hợp hạt giống tốt. Dùng đầu ngón tay gõ nhẹ lên phần trên của đất, sau đó rắc hạt lên phía trên của thùng và thêm một ít đất nữa để chúng được bao phủ hoàn toàn. Cho một ít nước vừa đủ để đất ẩm. Bây giờ hãy xem cây của bạn phát triển. Trong thời gian ngắn (3-4 tháng), bạn sẽ nhận được đơn hàng trên sân thượng của ớt chuông.

Ớt chuông xanh đang phát triển trên cây.

2.15 Củ cải đường

Củ cải đường có thể phát triển tốt trong không gian nhỏ, nhờ kích thước nhỏ của nó. Hãy dùng chậu trồng sâu khoảng 12 đến 13 inch để củ cải có thể phát triển thoải mái. Bạn có thể trồng khoảng sáu đến bảy cây củ cải khác nhau trong không gian này.

Củ cải đỏ tươi mới được thu hoạch trên đất.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn tham khảo thêm được nhiều cách trồng rau và mô hình trồng rau trên sân thượng lý tượng để bạn có thể áp dụng vào thực tế nhằm đem lại nguồn rau xanh hữu cơ thiết yếu cho gia đình. Đừng quên ghé thăm Cleanipedia mỗi ngày để có thêm nhiều bí quyết trồng rau tại nhà nhằm đem lại năng suất cao nhé!.

>>> Xem thêm: 5 yếu tố quan trọng để làm vườn trên sân thượng

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Trồng Rau Sạch Trên Sân Thượng