8 Cây Thủy Sinh Nên Trồng Trong Bể Cá, Tác Dụng Của Cây Thủy Sinh

Cây thủy sinh được hiểu là những loại cây chỉ sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước (nước ngọt, nước mặn). Tại Việt Nam nhắc đến cây thủy sinh chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại cây trồng trang trí cho các bể cá thủy sinh, hồ thủy sinh nước ngọt.

Vì vậy trong bài viết này mình chỉ chia sẻ thông tin tổng hợp các loại cây thủy sinh trong môi trường nước ngọt, được trồng nhiều trong các hồ thủy sinh.

Cây thủy sinh
Cây thủy sinh

Cây thủy sinh có lợi ích gì

Lợi ích đầu tiên không thể không kể đến và cũng là chức năng quan trọng nhất của cây thủy sinh chính là trang trí, làm đẹp cho bể thủy sinh. Các loại cây từ to đến nhỏ, từ lá kim đến các loại có lá to tròn được sắp xếp một cách có chủ đích để tạo ra không gian đáy hồ, sông thu nhỏ trong những chiếc bể cá thủy sinh. Ngoài ra dưới đây là các lợi ích quan trọng hơn mà cây thủy sinh mang lại.

Tạo mội trường sinh sống cho cá

Như các bạn đã biết cũng như các loài động vật khác, cá cũng hay cắn nhau để tranh giành đồ ăn, lãnh thổ sinh sống. Chính vì vậy cây thủy sinh đóng vai trò như là chỗ ẩn nấp cho các loài cá bị “ăn hiếp” chạy trốn khỏi các loài cá mạnh hơn.

Ngoài ra đa số cá đẻ trứng đều sử dụng cây thủy sinh để làm chỗ bám cho trứng, vì vậy muốn cá sinh sản thì điều cần thiết là phải trồng cây thủy sinh.

Tăng cường oxy cho môi trường nước

Cây thủy sinh cũng chứa chất diệp lục nên nó có khả năng quang hợp sinh ra Oxy khi có ánh sáng – cụ thể là ánh sáng từ các loại đèn thủy sinh chuyên dụng, hoặc nếu trồng trong bể ngoài trời thì sử dụng ánh nắng mặt trời. Lượng oxy này hết sức cần thiết để các loài động vật sinh trưởng.

Trong quá trình quang hợp cây thủy sinh còn hấp thụ khí CO2 trong nước – loại khí không tốt cho cá và các loài động vật. Tóm lại cây thủy sinh giúp cân bằng.

Cây thủy sinh hút CO2
Cây thủy sinh hút CO2

Cây thủy sinh hạn chế sự phát triển rêu tảo có hại

Đa số các loại rêu tảo mộc trong nước đều gây hại cho môi trường sống của cá, chúng phát triển là vì gặp các dãi sáng phù hợp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy để hạn chế sự phát triển của rêu tảo chúng ta có thể sử dụng đèn thủy sinh chuyên dụng.

cây thủy sinh hạn chế rêu tảo phát triển bằng cách hút dưỡng chất trong mội trường nước, giảm sự dư thừa dưỡng chất – là nguồn năng lượng giúp rêu tảo mọc nhiều.

Bộ lọc nước tự nhiên

Các chất cặn bã hữu cơ, chất thải từ cá là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây thủy sinh phát triển, chính vì vậy cây thủy sinh đóng vai trò như là một bộ lọc tự nhiên. Các tạp chất không được lọc triệt để bỡi các thiết bị lọc sẽ được cây hấp thụ một phần đáng kể giúp hạn chế tình trạng nước đục, hôi,…

8 cây thủy sinh phổ biến, được trồng nhiều

Về cơ bản cây thủy sinh trong hồ thủy sinh được chia làm 2 nhóm chính:

  • Nhóm sống hoàn toàn dưới nước: bắt buộc cây phải ngậm nước từ thân đến lá, bất cứ bộ phận nào tiếp xúc với không khí sẽ bị héo, chết.
  • Nhóm sống bán thủy: một nữa sống dưới nước và một nữa phát triển ngoi lên khỏi mặt nước.

Tùy vào nhu cầu trang trí trong bể thủy sinh mà bạn chọn loại cây cho phù hợp. Dưới đây là những loại cây thủy sinh được đông đảo anh em chơi thủy sinh ưa chuộng. Và nếu bạn là một người đang tìm hiểu tập chơi thủy sinh thì đây là những loại cây anh em có thể thử trải nghiệm.

Rêu MiniFiss

Rêu MiniFiss
Rêu MiniFiss

Đây là loại cây thủy sinh được cấy chủ yếu ở đáy hồ – bên trên lớp đất nền để tạo thành những thảm cỏ đẹp mắt. Rêu Minifiss là loài cây thủy sinh đẹp nhưng về khâu chắm sóc cần sự tỷ mỷ, kiên trì từ người chơi. Rêu cần khá nhiều CO2 để phát triển vì vậy đây cũng là loài cây thủy sinh giúp cân bằng lượng khí thải trong hồ khá tốt.

Khi vừa trồng vào hồ bạn không nên thả cá vội vì phân cá và các loại thức ăn có thể bám vào làm rêu chậm phát triển và có thể chết. Thay vào đó hãy thả vài con tép cảnh, chúng có nhiệm vụ ăn các chất hữu cơ và các loài tảo hại bám vào rêu.

Cây thủy sinh rêu phượng vĩ đài

phượng vĩ đài

Rêu có hình dáng như đuôi phượng, rất ít phân nhánh, khi mọc dài nhìn từng cây riêng lẻ như các nhánh phượng. Phượng vĩ đài thường được gắn lên các nhánh lũa, cây khô giả làm các nhánh, chùm lá trên cây. Khi mới gắn lên lũa cần có buộc nhẹ cây vào, để một thời gian phượng vĩ đài sẽ ra rễ và bám rất chắc vào thân cây.

Cây thủy sinh rêu phượng vĩ đài phát triển khá chậm nhưng khi sống rồi thì sống rất khỏe, bám chắc, chỉ cần đủ sáng và CO2 là cây phát triển tốt.

Cây thủy sinh ổ sao cánh

Cây Ổ sao cánh
Cây Ổ sao cánh

Đây là loại cây có kích thướt tương đối lớn so với các loài cây thủy sinh, lá cứng to mọc thành chùm và cao nên thường trồng trong nhóm hậu cảnh (phía sau cùng). Một đặc điểm khiến ổ sao cánh được nhiều người chơi thủy sinh từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp thích trồng là khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt. Chúng có thể tồn tại trong các điều kiện khắc nghiệt như thiếu sáng, ít CO2.

Cây diệp tài hồng lá đỏ

diệp tài hồng lá đỏ
Cây diệp tài hồng lá đỏ

Có thể nói cây diệp tài hồng là loại cây thủy sinh phổ biến nhất, luôn có mặt trong hầu hết các bể thủy sinh nào. Giữa một bể thủy sinh ngập tràn sắc xanh, diệp tài hồng lá đỏ tạo điểm nhấn độc đáo với những chiếc lá hình vảy ốc màu đỏ tía xen kẽ những chiếc lá mày chuyển từ xanh sang đỏ rất lạ mắt.

Điều đặc biệt hơn là sắc đỏ của lá cây thủy sinh này phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và chất dinh dưỡng của bể thủy sinh. Vì vậy mà màu sắc ảu cây diệp tài hồng lá đỏ có sự khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. Đây cũng là giống cây thủy sinh dễ trồng, chỉ cần ngắt một đoạn cắm vào đất nền là diệp tài hồng lá đỏ cũng có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Cây cỏ thìa

Cây thủy sinh cỏ thìa
Cây thủy sinh cỏ thìa

Cây có hình dáng tương tự cây cỏ dại mọc trên bờ, với phần lá dẹp mọc dài và cong rũ, cây có thể trồng xen kẻ với các loài rêu thủy sinh hoặc trồng đứng riêng trên đất nền. Cây thủy sinh này rất dễ trồng, sống khỏe và phát triển nhanh, cũng chính vì đặc điểm này mà bạn phải thường xuyên theo dõi cắt tỉa cho cây gọn gàng.

Cây rong đuôi chồn

Rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn

Không chỉ bể thủy sinh mà các hồ cá thông thường loài rong đuôi chồn cũng góp phần làm sinh động hơn cho cảnh quang trong hồ. Cây rong đuôi chồn là loài cây thủy sinh sống không cần đất nền, chúng trôi lơ lửng và hút dưỡng chất trôi nổi bên trong hồ.

Nhưng nếu trồng torng bể thủy sinh bạn cần cắm chúng vào đất nền để cảnh quan có hệ thống, tránh rong trôi nổi làm mất thẩm mỹ.

Cây thủy sinh thủy cúc

cây thủy cúc

Thêm một loại cây thủy sinh dễ trồng, dễ sống, phát triển mạnh nữa đó là cây thủy cúc với hình dáng lá kim độc đáo. Có thể trồng thủy cúc xem kẽ với các loại cỏ nền hoặc các loài cây hậu cảnh khác.

Cây súng thủy sinh

cây súng thủy sinh
Cây súng thủy sinh

Cây có hình dáng rất giống cây súng thông thường, phần lá bảng to tròn màu đỏ. Đây có thể coi là loài cây thủy sinh tạo điểm nhấn thực sự ấn tượng cho các loại bể thủy sinh. Tuy nhiên chỉ nên trồng cây súng thủy sinh trong các bể có kích thước lớn vì đặc điểm ngoại hình cây lớn, mọc khỏe, nhiều cành. Nếu trồng torng các bề nhỏ sẽ rất chiếm diện tích, không đẹp.

Lưu ý trong quá trình chăm sóc cây thủy sinh

Khi cấy cây thủy sinh vào bể đảm bảo cây hấp thụ được tối đa lượng ánh sáng cần thiết, tránh trồng những cây tán rộng với mật độ quá lớn sẽ che ánh sáng đến những cây phía dưới.

Thường xuyên theo dõi cắt tỉ bớt những cành, nhánh, lá cây thủy sinh mọc dài quá khổ để giữ độ thẩm mỹ cao cho bể.

Sử dụng ống hút để hút các chất cặn bã bám vào bề mặt lá, cỏ nền. Các loại tạp chất này có thể trở thành môi trường lý tưởng để rêu tảo có hại hình thành phát triển ngay trên cá loại cây thủy sinh, về lâu dài làm suy yếu cây thủy sinh.

Lời kết

Trên đây là những loại cây thủy sinh đẹp, dễ trồng rất thích hợp cho những bạn mới tập chơi thủy sinh hoặc nếu đã chơi thủy sinh lâu cũng có thể tham khảo để trang trí thêm cho bể thủy sinh thêm phong phú. Chúc các bạn chọn được loại cây thủy sinh phù hợp.

Từ khóa » Cây Cảnh Hồ Thủy Sinh