8 Dấu Hiệu Giúp Phát Hiện Sớm Và Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ung ...

Video

Xem thêm tin
Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

Bệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang

04/12/2024 Chi tiết
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe 8 dấu hiệu giúp phát hiện sớm và một số yếu tố nguy cơ gây ung thư khoang miệng 02:42 PM 28/07/2015 Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Khi được phát hiện sớm, ung thư khoang miệng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật. Khoang miệng có vai trò nhai nghiền thức ăn, đồng thời phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư như kích thích hóa học và cơ học: thuốc lá, rượu bia và thức ăn, răng có bờ sắc cạnh…Vậy ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư khoang miệng? Phát hiện sớm ung thư khoang miệng có thể thực hiện dễ dàng qua quan sát và sờ nắn trực tiếp tổn thương nghi ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới yếu tố rượu, thuốc lá được xem là nguy cơ cao với ung thư khoang miệng và 8 dấu hiệu giúp bạn phát hiện sớm ung thư khoang miệng.

Hình ảnh ung thư khoang miệng giai đoạn sớm Hiện nay, nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư khoang miệng đã được công bố: thuốc lá, rượu bia, kích thích cơ học (răng có bờ sắc cạnh, răng giả chất lượng kém…), kích thích hóa học (chất cay, thực phẩm có hàm lượng muối cao…), tổn thương niêm mạc do nhiễm trùng (viêm quanh răng, viêm xoang hàm), nhiễm virut (các virut viêm gan, HPV…), tuổi. Trong những yếu tố này, thuốc lá và rượu bia là hai yếu tố có mối liên quan phổ biến nhất với ung thư khoang miệng. Theo thống kê của dịch tễ học, thuốc lá là kẻ thù của mọi bệnh tật, đã gây tử vong gần 100 triệu người trong thế kỷ 20 và dự đoán sẽ gây tử vong cho 1 tỷ người trong thế kỷ 21. Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (IARC) đã xác định 72 chất gây ung thư trong hơn 4000 chất hóa học có trong khói thuốc lá. Để xác định yếu tố thuốc lá liên quan đến ung thư khoang miệng, chỉ số Brinkman hoặc chỉ số Pack-year được sử dụng (Bảng 1). Chỉ số Brinkman ≥ 1000 là vùng báo động đỏ cho ung thư khoang miệng và người hút thuốc lá cần được sàng lọc ung thư khoang miệng hàng năm. Khác với thuốc lá, rượu hay ethanol không phải là chất gây ung thư. Tuy nhiên, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (IARC) ghi nhận rượu là chất gây ung thư vì sản phẩm chuyển hóa acetaldehyde sinh ra trong cơ thể từ rượu. Cơ chế gây ung thư có thể trực tiếp hoặc gián tiếp theo các tương tác sinh học khác nhau. Để định lượng yếu tố nguy cơ của rượu tới ung thư khoang miệng, các tác giả Nhật Bản đã đề xuất chỉ số Sake (Bảng 1). Theo các nghiên cứu của Nhật Bản, nếu chỉ số Sake lớn hơn 60 sẽ là nguy cơ cao mắc bệnh ung thư khoang miệng. Ở Việt Nam, nếu quy đổi sang rượu 30 độ, thì chỉ số Sake lớn hơn 30 sẽ là vùng báo động đỏ với thể tích cốc rượu là 90ml. Hơn nữa nếu một ai đó nghiện cả rượu và thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên do tác dụng cộng hợp từ các chất gây ung thư sinh ra hai yếu tố nguy cơ trên. Bảng 1. Chỉ số Brinkman, chỉ số Pack-year, chỉ số Sake trong đánh giá yếu tố nguy cơ thuốc lá và rượu liên quan đến ung thư khoang miệng.
Chỉ số Brinkman = Số điếu thuốc hút / ngày × số năm hút thuốc Chỉ số Pack-year = Chỉ số Brinkman/20 Ví dụ: một người hút 40 điếu / ngày trong 25 năm. Chỉ số Brinkman là 1000 và chỉ số Pack-year là 50. Chỉ số Brinkman ≥ 1000 là vùng báo động đỏ (Red Zone)
 Chỉ số Sake = Số cốc rượu Sake (180ml) / ngày × số năm uống rượu Ví dụ: một người uống 3 cốc rượu Sake / ngày trong 20 năm, chỉ số Sake sẽ là 60. Chỉ số Sake ≥ 60 là vùng báo động đỏ (Red Zone). Rượu Sake trung bình chứa 15 độ rượu. Ở Việt Nam nếu tính trung bình độ rượu là 30 thì công thức tính như sau: Chỉ số Sake = Số cốc rượu (90ml) / ngày × số năm uống rượu Chỉ số Sake nằm trong vùng báo động đỏ là ≥ 30.
Làm thế nào để chẩn đoán ung thư khoang miệng sớm từ những người có yếu tố nguy cơ cao với thói quen hút thuốc và uống rượu? Trước tiên bạn phải thường xuyên tự khám miệng để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu sớm của ung thư khoang miệng. Các tác giả Nhật Bản đã tổng kết 8 dấu hiệu khách quan và chủ quan để tầm soát tổn thương niêm mạc khoang miệng như sau: 1. Hạt cơm màu trắng, thường xuất hiện tại lợi hàm hoặc niêm mạc má, và hầu hết không có triệu chứng. 2. Chấm trắng xuất hiện trên nền niêm mạc bình thường với bề mặt gồ ghề và bờ viền không đều. 3. Tổn thương niêm mạc gây ra bởi răng giả hoặc bờ răng sắc nhọn, và không lành sau 2 tuần. 4. Tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc với bờ viền không rõ, không đau và phát triển to ra từ từ. Niêm mạc trên bề mặt bình thường. 5. Tổn thương niêm mạc không rõ nguyên nhân, và không lành sau 2 tuần. 6. Tổn thương không lành sau nhổ răng, sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào tổn thương. 7. Một vùng niêm mạc khoang miệng trở nên đỏ và gây đau rát, khó lành. 8. Xuất hiện đau vùng khoang miệng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng trầm trọng hơn. Chú ý: Nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh ung thư, bạn sẽ dễ mắc bệnh ung thư hơn do di truyền. Hãy luôn để ý tới những triệu chứng trên. Hút thuốc và uống rượu thường xuyên là những tác nhân gây ung thư. Hãy hạn chế tối đa nếu có thể. Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người khác, trong đó có ung thư khoang miệng. Khi bạn có một trong 8 triệu chứng trên hãy đến gặp các bác sỹ chuyên khoa ung thư để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tài liệu tham khảo Japan Society for Oral Tumors (2010) General rules for clinical and pathological studies on oral cancer (in Japanese). 1st edn. Kanehara, Tokyo BS Hoàng Đào Chinh Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện TƯQĐ 108. Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Trong Miệng Bị Sưng