8 Dị ứng Thực Phẩm ít Gặp - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status 8 dị ứng thực phẩm ít gặp Bác sĩ gia đình 11:06 +07 Thứ sáu, 30/04/2021 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Kể từ năm 2004, theo quy định của Đạo luật bảo vệ Người tiêu dùng và ghi nhãn dị ứng (FALCPA), các nhà sản xuất phải dán nhãn trên bao bì thực phẩm nếu sản phẩm của họ chứa 1 trong 8 loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. 8 chất này gây ra đến 90% các ca dị ứng liên quan đến thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn có những loại dị ứng thức ăn khác ít phổ biến hơn và khiến người bệnh khó khăn trong việc xác định và tránh sử dụng. Dưới đây là 8 loại dị ứng thực phẩm ít gặp nhưng vẫn gây ảnh hưởng nhất định đến sứ...

    1. Dị ứng thịt đỏ

    Tình trạng dị ứng thực phẩm với các loại thịt như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu khá hiếm và có thể khó xác định. Phản ứng dị ứng sinh ra thường do một loại đường có trong thịt gọi là Alpha Galactose, trong đó người bệnh khi ăn một số loại thịt sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng, còn gọi là hội chứng Alpha-gal.

    Theo các chuyên gia dị ứng, dị ứng thịt đỏ ở Hoa Kỳ có thể do vết cắn của bọ ve Lone Star. Kỳ lạ là vết cắn của loài bọ này có thể khiến nhiều người bị dị ứng với thịt và trở thành người ăn chay.

    Nếu bị dị ứng với một loại thịt (như thịt bò) bạn có thể bị dị ứng với các loại thịt khác như thịt lợn và thịt gia cầm vì những loại thịt này đôi khi được tiêm hương liệu tự nhiên có chứa tế bào thịt bò hoặc của động vật có vú khác. Một số ít trẻ em bị dị ứng với sữa cũng bị dị ứng với thịt. Hãy trao đổi với bác sĩ để biết được bạn có cần xét nghiệm dị ứng với các loại đồ ăn khác hay không. Theo Nghiên cứu & Giáo dục Dị ứng Thực phẩm (FARE), các dấu hiệu dị ứng có thể không xảy ra cho đến 3 hoặc 6 giờ sau khi ăn.

    2. Dị ứng hạt vừng

    Tương tự như dị ứng đồ ăn với các loại hạt khác, những người bị dị ứng với hạt vừng có thể xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng. Nhưng tình trạng dị ứng này rất hiếm và ước tính chỉ có khoảng 0,1% người dân ở Hoa Kỳ mắc loại dị ứng này.

    Mặc dù, bạn có thể dễ dàng phát hiện hạt vừng trong thức ăn, nhưng việc xác định thành phần từ các sản phẩm chiết xuất, thành phẩm từ dầu hạt vừng có thể sẽ khó hơn. Vì các loại dầu tinh chế cao đều đã loại bỏ protein trong hạt, nhưng những người bị dị ứng với hạt vừng vẫn nên thận trọng. Theo các chuyên gia, có rất nhiều trường hợp bị dị ứng với dầu vừng (Sesame oil).

    3. Dị ứng quả bơ

    Điều thú vị là dị ứng bơ có mối liên hệ chặt chẽ với dị ứng Latex. Điều này là do các protein được tìm thấy trong quả bơ có cấu trúc tương tự như các protein có trong mủ tự nhiên. Vì lý do này, những người bị dị ứng với Latex được cảnh báo về các phản ứng dị ứng tiềm ẩn với quả bơ. Nếu bạn bị dị ứng với nhựa mủ và có dấu hiệu dị ứng với quả bơ thì bạn cũng có thể bị dị ứng với cà chua, khoai tây, hạt dẻ, đu đủ, chuối hoặc kiwi.

    8 dị ứng thực phẩm ít gặp
    Những người dị ứng Latex thường được cảnh báo với quả bơ

    4. Marshmallows

    Kẹo dẻo (Marshmallow) vốn là món ăn vặt được nhiều người ưa thích. Nếu bạn bị dị ứng với kẹo dẻo thì rất có thể chính thành phần Gelatin là nguyên nhân gây ra vấn đề cho bạn. Đây là một loại dị ứng khá hiếm gặp. Gelatin là một loại protein được hình thành khi các mô liên kết của động vật được đun sôi. Gelatin có thể được tìm thấy trong kẹo dẻo, kẹo dai và ngũ cốc đông lạnh và khiến một số người bị dị ứng với loại protein này. Dị ứng gelatin cũng liên quan đến phản ứng dị ứng với một số loại vắc-xin, ví dụ như vắc-xin tiêm phòng cúm.

    5. Dị ứng ngô

    Tuy không phổ biến nhưng dị ứng ngô vẫn có thể gây phản ứng nghiêm trọng. Rắc rối là nếu dị ứng với ngô, bạn sẽ phải tránh hấp thu tất cả các dạng của nó, dù là ngô được nấu chín, ngô sống, ở dạng siro hay dạng bột. Theo đánh giá từ Đại học Dị ứng, Hen & Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI), dị ứng ngô rất khó xác định vì chúng có các phản ứng tương tự như dị ứng hạt, ngũ cốc và phấn hoa cỏ. Chế độ ăn kiêng loại bỏ những loại thực phẩm này có thể giúp bạn xác định xem mình có bị dị ứng với ngô hay không.

    6. Dị ứng xoài

    Dị ứng xoài là một loại dị ứng thực phẩm khá thú vị và tương đối hiếm gặp. Giống như dị ứng với quả bơ, dị ứng với xoài thường liên quan đến dị ứng Latex. Ngoài ra, còn nhiều loại chất khác có trong xoài có thể gây phản ứng chéo ở những người bị dị ứng với táo, lê, cần tây, thì là, hạt dẻ cười và hạt điều.

    Những người có phản ứng dị ứng với vỏ xoài cũng có khả năng bị dị ứng nghiêm trọng với cây sồi độc và cây thường xuân độc. Điều này là do sự hiện diện của urushiol, một chất hóa học được tìm thấy trong cả 3 loại cây này.

    7. Dị ứng với trái cây sấy

    Dị ứng với trái cây sấy là loại dị ứng đồ ăn có thủ phạm từ các chất Sulfite, chẳng hạn như Sulfur dioxide. Chúng được sử dụng để bảo quản nhiều loại thực phẩm. Ở Liên minh Châu Âu (EU), các nhà sản xuất được yêu cầu ghi nhãn thực phẩm đóng gói có chứa sulfit. Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với sulfite, cơ thể bạn có thể có phản ứng khi tiêu thụ rượu vang, giấm, trái cây và rau sấy khô, thịt chế biến, trái cây, rau quả đóng hộp và đông lạnh, cũng như nhiều loại gia vị khác.

    8 dị ứng thực phẩm ít gặp
    Một số người có thể gặp tình trạng dị ứng thực phẩm với trái cây sấy

    8. Hotdog

    Xúc xích (Hot dog) là thực phẩm được chế biến sẵn với nhiều chất phụ gia và chất bảo quản. Tình trạng dị ứng sau khi ăn xúc xích là tình trạng dị ứng thức ăn có thể do phản ứng với lượng lớn các chất phụ gia này. Nhìn chung nhiều người cho rằng các chất phụ gia như Nitrat và Nitrit là nguyên nhân gây ra dị ứng đồ ăn này.

    Dù bạn bị dị ứng với 1 trong 8 loại dị ứng thực phẩm phổ biến hay dị ứng với các loại thực phẩm thông thường khác, các triệu chứng đều sẽ tương tự nhau, ví dụ như:

    • Phát ban.
    • Ngứa ran hoặc ngứa miệng.
    • Sưng môi, lưỡi, cổ họng, sưng mặt.
    • Nôn mửa và tiêu chảy
    • Chuột rút.
    • Ho khan.
    • Khó thở.
    • Chóng mặt.
    • Mất ý thức.

    Dị ứng thực phẩm có thể gây nguy hiểm nếu như không được thăm khám và xử trí khi cần thiết. Vì thế, hãy tìm đến trợ giúp y tế ngay lập tức nếu gặp những phản ứng trên, trong một số trường hợp dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong.

    Healthline.com XEM THÊM:

    • Phản ứng dị ứng với các thành phần của vắc-xin
    • Các phản ứng quá mẫn với vắc-xin
    • Hướng dẫn tiêm vắc-xin ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

    Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

    Đối phó với dị ứng quả chanh Đối phó với dị ứng quả chanh

    Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

    Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

    Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

    Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu? Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

    Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

    Nên nấu cháo gì cho người ốm? Nên nấu cháo gì cho người ốm?

    Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

    Tin liên quan Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm

    Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit phytic chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt và đậu có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt và kẽm.

    Tại sao việt quất được coi là một loại “siêu thực phẩm”? Tại sao việt quất được coi là một loại “siêu thực phẩm”?

    Việt quất chứa ít calo và vô cùng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn được coi là một loại “siêu thực phẩm” nhờ chứa một lượng lớn vitamin, hợp chất thực vật có lợi và chất chống oxy hóa.

    7 loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin D 7 loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin D

    Để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là một cách đơn giản và hiệu quả để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Nếu như ít khi ra nắng thì sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D và cần phải bổ sung từ các loại thực phẩm.

    Top 20 loại thực phẩm giàu vitamin C nhất trên hành tinh Top 20 loại thực phẩm giàu vitamin C nhất trên hành tinh

    Vitamin C có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau nên không khó để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

    15 loại thực phẩm chức năng tốt nhất để tăng cường miễn dịch 15 loại thực phẩm chức năng tốt nhất để tăng cường miễn dịch

    Có rất nhiều loại khoáng chất, vitamin và thảo dược có lợi đối với hệ miễn dịch, chẳng hạn như kẽm, vitamin C, vitamin D, nấm dược liệu…

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Dị ứng Gelatin