8 điều Chú ý Khi Sử Dụng Thuốc Thú Y Cho Chó Mèo | Pet Mart
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay không ít chủ vật nuôi dùng thuốc thú y cho chó mèo trong các trường hợp cấp cứu. Hoặc không thể nhờ được trợ giúp của các Bác sĩ thú y. Pet Mart trình bày một số nguyên tắc cơ bản và khuyến cáo khi quyết định dùng bất kỳ loại thuốc gì cho vật cưng để các bạn tham khảo.
MỤC LỤC ẩn 1. Một số thuốc dùng cho người nguy hiểm với chó mèo 2. Một số liệu pháp điều trị chó mèo không giống như người 3. Không dùng hóa chất trừ sâu để trị ghẻ, rận, mòng cho chó 4. 5 loại thuốc kháng sinh cho chó mèo an toàn 4.1. Thuốc kháng sinh cho chó mèo là gì? 4.2. Chọn đúng loại thuốc kháng sinh cho chó mèo 4.3. Thuốc kháng sinh có thể gây hại cho vật nuôi 4.4. Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn 5. Cảnh báo khi cho chó mèo dùng thuốc Ivermectin 5.1. Triệu chứng của chó khi dùng Ivermectin 5.2. Điều trị nhiễm độc Ivermectin 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc thú y cho chó mèo Atropin 6.1. Liều dùng thuốc cho chó mèo Atropin 6.2. Chống chỉ định khi sử dụng thuốc Atropin 6.3. Cách bảo quản thuốc Atropin 7. 4 loại thuốc an thần cho chó mèo phổ biến 8. 5 thuốc giảm đau cho chó mèo được khuyên dùngNếu bạn không có chuyên môn thú y, dùng thuốc thú y đặc biệt là hóa dược hay biệt dược. Thì bạn phải có toa thuốc thú y cho chó mèo. Hoặc tư vấn của các Bác sĩ vì có một số nguyên tắc điều trị áp dụng trên người được, nhưng không thể cho chó mèo được.
Một số thuốc dùng cho người nguy hiểm với chó mèo
- Nếu tiêm Strichnine sulfat ống 1ml/1mg của người sẽ giết chết 1 bé chó Chihuahua, hoặc chó dưới 3kg trong 15 phút với các triệu chứng co giật cứng toàn thân như bệnh uốn ván, chó mèo chết do liệt hô hấp.
- Nếu tiêm 2 ống Atropine sulphat 1ml chống nôn của người cũng có thể giết chết 1 bé chó như trên trong vòng 30 phút với triệu chứng giảm hoặc ngừng tiết dịch của cơ thể.
- Nhiều loại thuốc giảm đau thường dùng cho người: Aspirin, Ibuprofen (Advil), Acetaminophen (Tylenol) có thể gây nguy hiểm cho chó mèo với các triệu chứng nôn mửa, run rẩy, đau đớn hoặc hôn mê. Vì chó mèo không có các enzym cần thiết để phân giải các loại thuốc giảm đau này.
- Không dùng thuốc gây nghiện, ma túy chữa bệnh cho chó mèo. Một số chủ nuôi chữa chó tiêu chảy bằng “xái” ma túy. Chó cũng mắc nghiện và không thể chữa khỏi bằng thuốc khác được.
Một số liệu pháp điều trị chó mèo không giống như người
- Chó mèo nôn khan liên tục, tiêu chảy xuất huyết, do dịch Pavovirus, Care… không dùng nước Oresol, đường Glucose cho uống vì càng kích ứng nôn nhiều, nôn ngay chó mệt và chết nhanh. Thận trọng dùng Atropine chống nôn, Vitamin K chống xuất huyết trong trường hợp này. Tốt nhất cân bằng nước và điện giải bằng dịch truyền qua tĩnh mạch.
- Không nên chữa tiêu chảy cho chó mèo bằng thuốc thuộc nhóm Sulphamid như:Trimazol (Biseptol), Sulphaguanidine… Vì các loại thuốc này sẽ gây viêm thận. Nếu chó không uống được nhiều nước hoặc trong tình trạng mất nước.
- Cẩn thận khi tiêm B-Complex cho chó mèo. Rất nhiều thú nuôi, đặc biệt là Becgie rất mẫn cảm và dị ứng với loại thuốc này. Có con sưng phù mặt và toàn thân, ngứa, sốt chỉ sau 30 phút tiêm B-Complex. Phải dùng thuốc kháng Histamin để cứu chữa khẩn cấp.
- Không dùng các loại thuốc “trợ tim”, thực chất là “cường tim”như Spactein, Spactocam, Adrenaline… Trong trường hợp chó tiêu chảy, mất nước trầm trọng dễ gây liệt, ngừng tim đột tử. Vì lúc này nhịp tim của chó vốn đã rất nhanh do máu cô đặc, lại bị thuốc làm đập nhanh hơn và gây loạn nhịp, ngừng đập.
- Không dùng lâu dài các loại thuốc thú y cho chó mèo nhóm Steroid: Dexamethasone, Prenisolone, để chống viêm, dễ gây phù nề, tích nước và rối loạn tim mạch, loãng xương, nhất là với chó già.
Không dùng hóa chất trừ sâu để trị ghẻ, rận, mòng cho chó
Một số chủ chó mèo “tắm ghẻ” diệt rận, mòng chó bằng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bình xịt muỗi… sẽ gây trúng độc, tử vong, nhất là chó non. Nên dùng các loại thuốc trị ngoài da của các hãng thuốc thú y nổi tiếng như: Frontline, Revolution, Bayer hoặc vòng cổ trị ve rận…
- Không dùng thuốc thú y cho chó mèo quá liều chỉ định thuốc.
- Không dùng thuốc thú y cho chó mèo hết hạn sử dụng.
- Không dùng sai đường cho thuốc.
- Không tiêm tĩnh mạch với các loại thuốc không có chỉ định tiêm tĩnh mạch.
- Không tiêm Can-xi chlorua ra ngoài mạch gây hoại tử cơ bắp.
- Không dùng thuốc tiêm cho uống. Một số chủ chó dùng Streptomycine tiêm pha cho chó uống chữa tiêu chảy. Sẽ diệt cả hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa gây “loạn dưỡng” ỉa phân sống. Giảm hệ số hấp thu tiêu hóa, chó còi cọc dễ mắc nhiều bệnh kế phát.
- Không xịt thuốc trị KST, hoặc cồn, thuốc sát trùng vào mắt, miệng, niêm mạc… của chó mèo.
5 loại thuốc kháng sinh cho chó mèo an toàn
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong phần lớn các bệnh mà chó mèo mắc phải. Sử dụng thuốc thú y cho chó mèo vừa trị bệnh nhanh, hiệu quả. Vừa ngăn chặn sự tấn công của bệnh. Tránh dẫn đến các biến chứng khác. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh lại không giống như các loại thuốc khác. Phải cẩn trọng khi sử dụng cũng như phải nghe theo sự chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ.
Những loại thuốc thú y cho chó mèo này đã và đang được rất nhiều chuyên gia y tế về chăm sóc sức khỏe thú cưng khuyên dùng:
- Thuốc Clavamox: được sản xuất dưới dạng viên nén dễ sử dụng, đặc trị nhiễm trùng trên da, đường hô hấp và tiết niệu. Hoặc xử lý các vết nhiễm trùng do áp xe và vết thương hở gây ra. Chúng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn trên khắp cơ thể của chó mèo.
- Thuốc Biomox (Amoxicillin): được sử dụng chữa trị viêm da do vi khuẩn và nhiễm trùng ở các mô mềm. Đặc biệt là các vết thương hở, vết cắt do tai nạn hoặc do sự cắn xé của động vật gây ra, chống lại những cơn đau. Tăng sức đề kháng của cơ thể với sự ô nhiễm từ môi trường bên ngoài.
- Thuốc Metronidazol: là một loại thuốc uống dạng viên nén điều trị tổng hợp nhiều thể nhiễm trùng khác nhau. Bao gồm nhiễm khuẩn và nhiễm trùng do các loài ký sinh trùng gây ra. Đồng thời có tác dụng mạnh mẽ trong phương pháp điều trị viêm dạ dày, tiêu diệt và ngăn chặn các nhiễm khuẩn nhạy cảm nhất. Không sử dụng thuốc với chó mèo đang mang thai hoặc cho con bú.
- Thuốc Tobramycin: chuyên điều trị các nhiễm trùng liên quan tới mắt, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây ra sự nhiễm trùng trong mắt chó mèo. Thuốc được các chuyên gia chấp nhận để sử dụng cho con người. Tuy nhiên, hãy lưu ý trước khi sử dụng với các thành phần của thuốc.
- Thuốc Posatex Otic Suspension: loại thuốc thú y cho chó mèo này được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn bệnh viêm tai giữa, ngăn chặn kịp thời sự phát triển của các vi khuẩn nấm gây viêm tai ở chó. Thuốc có tác dụng kháng nấm, chống viêm và an toàn cho vật nuôi. Mang lại kết quả chỉ sau 1 tuần sử dụng, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng mưng mủ và sưng tấy ở tai.
Thuốc kháng sinh cho chó mèo là gì?
Thuốc kháng sinh cho chó mèo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Còn có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử. Là chất lấy từ vi sinh vật như vi nấm, vi khuẩn. Ức chế quá trình sống của vi sinh vật, không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến vật chủ.
Ngoài ra, loại thuốc thú y cho chó mèo này còn có khả năng ức chế sự hình thành của vi khuẩn. Tránh bệnh lây lan và phát triển thành bệnh nặng. Nhưng điều này không có nghĩa là thuốc kháng sinh là tốt và có tác dụng được với mọi loại vi khuẩn. Ví dụ virus cảm cúm sẽ không phản ứng với thuốc kháng sinh. Sử dụng thuốc kháng sinh cho chó mèo khi bị cảm. Sẽ tăng khả năng xâm nhập của các vi khuẩn khác vào cơ thể.
Chọn đúng loại thuốc kháng sinh cho chó mèo
Đây là điều quan trọng khi điều trị các bệnh cho chó mèo do vi khuẩn gây ra. Bạn hãy đưa thú cưng đến bác sĩ thú y, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra vùng viêm nhiễm. Để xác định xem loại vi khuẩn gặp phải là loại gì, và thuốc kháng sinh nào có thể tiêu diệt loại vi khuẩn đó một cách tốt nhất.
Làm các xét nghiệm cần thiết trong trường hợp chó mèo bị bệnh mà chưa xác định được là có phải do viêm nhiễm vi khuẩn hay không. Ví dụ, 95% các ca mắc bệnh là do vi khuẩn. Tuy vậy phần lớn thú cưng lại bị cho uống kháng sinh một cách không cần thiết. Làm xét nghiệm, bạn sẽ biết rõ thuốc kháng sinh nào trị bệnh nào. Vì sử dụng bừa bãi và sai loại thuốc kháng sinh cho chó mèo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Thuốc kháng sinh có thể gây hại cho vật nuôi
Trước kia, các bác sĩ thú y thường kê đơn thuốc kháng sinh một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thậm chí, còn có nhiều người sử dụng thuốc kháng sinh cho chó mèo trước khi hỏi ý kiến bác sĩ. Tùy ý sử dụng thuốc không hợp lí làm tăng nguy cơ cơ thể kháng lại chính thuốc kháng sinh. Hơn nữa gây ra nhiều vấn đề hơn cho sức khỏe thú cưng. Tác dụng phụ của thuốc thú ý cho chó mèo loại này có thể mang đến cho chó mèo những cơn đau bụng nhẹ, nặng nhất là các chứng bệnh tự miễn gây tử vong.
Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn
Sử dụng thuốc thú y cho chó mèo đúng liều lượng, thời gian sử dụng, không bỏ liều hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc. Việc này còn gây tác hại nhiều hơn là không sử dụng thuốc kháng sinh ngay từ đầu. Không sử dụng thuốc kháng sinh mà còn thừa từ lần sử dụng trước, trừ khi có lí do chính đáng và đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu bạn không yên tâm về đơn sử dụng thuốc kháng sinh cho chó mèo của bác sĩ, bạn có khúc mắc, hay lí giải về quyết định dùng thuốc của bác sĩ không làm bạn thuyết phục? Hãy hỏi ý kiến các chuyên gia, bác sĩ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về những vấn đề liên quan đến thuốc kháng sinh cho chó mèo cũng như các căn bệnh của chó mèo. Chỉ có như thế, bạn mới đảm bảo an toàn cho thú cưng của bạn, mang đến cho chúng một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Cảnh báo khi cho chó mèo dùng thuốc Ivermectin
Thuốc Ivermectin là một loại thuốc dùng để điều trị heartworms và ký sinh trùng khác trong vật nuôi. Thuốc có 2 tác dụng. Giúp ngăn ngừa ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể chó. Và giết chết ký sinh trùng ngay lần đầu tiên sử dụng. Tuy nhiên, một số giống chó có cấu trúc gene không dung nạp được thành phẩn của Ivermectin. Khi dùng có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Có thể dùng thuốc Ivermectin bằng cách cho chó uống, tiêm, hoặc bôi ngoài da. Thuốc được xem là an toàn bởi hầu hết các bác sĩ thú y. Thuốc có tác dụng phụ thấp so với các loại thuốc khác.
Mặc dù nó có an toàn cho hầu hết các con chó. Nhưng các giống chó chăn cừu như Collie có một khiếm khuyết di truyền trong bộ gene không thể ngăn chặn Ivermectin ảnh hưởng đến não bộ. Ivermectin có thể tiềm ẩn trong não bộ của chó Collie một thời gian hoặc bộc phát ngay sau khi sử dụng.
Triệu chứng của chó khi dùng Ivermectin
Chó bị độc Ivermectin sẽ xảy ra các triệu chứng của chất độc trong não trong vòng 4-12 giờ. Hoặc liều lượng nhỏ hơn thì chậm phát tác hơn từ 48-96 giờ.
- Sự giãn nở của con ngươi (mắt): Trong số các triệu chứng ban đầu phổ biến nhất là sự giãn nở của con ngươi. Làm tăng độ nhạy cảm của mắt chó với ánh sáng làm mắt chó khó chịu với ánh sáng từ đèn pin hoặc thiết bị khác
- Vấn đề về vị giác, tiêu hóa và chảy nước dãi: Một triệu chứng phổ biến khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chó có thể bị mất cảm giác ngon miệng hoặc những lần nôn mửa mãn tính. Nếu không chữa trị, nôn nhiều có thể dẫn đến mất nước. Chó cũng có thể có biểu hiện chảy nước dãi quá mức
- Trạng thái suy yếu vận động: Thiếu năng lượng là một dấu hiệu sớm phổ biến thứ ba của chó bị độc do Ivermectin. Có thể dẫn đến tình trạng nặng nhọc, khó điều khiển chân của chó. Triệu chứng nặng hơn là suy giảm vận động khi thuốc bắt đầu ảnh hưởng đến khu vực quan trọng của não bộ. Chó có thể vấp ngã hoặc loạng choạng khi nó cố gắng đi bộ hoặc đứng. Con chó cũng có thể xuất hiện mất phương hướng và không đáp ứng với giọng nói hay hành động của bạn.
- Vấn đề hô hấp: Chó có thể thở gấp và nặng nhọc và có thể mất ý thức. Con chó có thể bị động kinh hoặc rơi vào tình trạng hôn mê. Nếu không điều trị, con chó bị ảnh hưởng có thể chết.
Điều trị nhiễm độc Ivermectin
Khi chó bị độc Ivermectin, cần liên hệ ngay bác sĩ thú y để tìm cách điều trị. Vì thiếu gene nên cơ thể collie không thể tự sinh kháng thể tự chữa nên cần sự trợ giúp của bác sỹ thú y khi chó bị các vấn đề trên.
Các bác sĩ thú y có thể truyền dịch, tiêm tĩnh mạch, cho thở bằng máy thở oxy để khắc phục các vấn đề trên tránh xảy ra nặng hơn làm chó bị chết
Nếu chó mới bị độc Ivermectin thời gian ngắn từ 4-6 giờ thì có thể cấp cứu bằng cách cho chó nôn, rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính để giảm thiểu sự hấp thụ của thuốc vào máu. Tùy thuộc vào liều lượng hấp thu và thời gian chó bị độc Ivermectin. Điều trị cho chó có thể mất từ vài ngày đến vài tuần thì chó mới có khả năng hồi phục.
Với mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn bởi độc tố Ivermectin. Và sự khó khăn trong việc chữa trị, cách điều trị tốt nhất chính là phòng ngừa. Những người nuôi Collie hay các giống chó khác nhạy cảm với thuốc này nên tìm kiếm giải pháp thay thế Ivermectin để điều trị ký sinh trùng.
Thận trọng khi sử dụng thuốc thú y cho chó mèo Atropin
Thuốc cho chó là loại thuốc kháng muscarin dùng để ức chế tác dụng hệ thần kinh trung ương đối giao cảm ở chó. Nó giúp làm giảm nhu động cơ trơn. Tác dụng chống nôn cơ học: say tàu xe, trào ngược dạ dày, co thắt đại tràng, cơn đau co thắt ống mật, tiết niệu. Dùng trước phẫu thuật giảm tiết dịch, chống sặc, điều hòa nhịp tim và huyết áp.
Trong thú y còn dùng giải độc một số loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ nguồn gốc Phosphat hữu cơ, carbarmate… Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc cho chó này cần hết sức thận trọng.
Liều dùng thuốc cho chó mèo Atropin
- Giảm đau trong vùng bụng, chống nôn và chống tiết dịch, có thể dùng phối hợp với thuốc tiền gây mê để hạn chế tiết dịch như: Ketamin.
- Chứng đau bụng, co thắt do lồng ruột, xoắn ruột (nếu dùng liều cao hoặc kéo dài gây liệt ruột).
- Chứng co giật, co thắt thực quản.
- Chứng thuỷ thũng phổi, phù phổi, khó thở.
- Trong trường hợp bị ngất (khi gây mê bằng Eter, Chloroform).
- Chống nôn mửa, tiêu chảy kéo dài và mất nước. Giảm đau trong phẫu thuật mắt, bôi vết thương có tác dụng để giảm đau.
Liều lượng: Atropin 0,04 mg/kg thể trọng tiền gây mê. 0,2- 0,5 mg/kg (1/4 tiêm TM 3/4 tiêm bắp hoặc dưới da) điều trị giải độc các hợp chất Phospho hữu cơ. Khi sử dụng thuốc, cần chú ý tới liều lượng và cân nặng của cún cưng. Tránh việc sử dụng quá liều gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Chống chỉ định khi sử dụng thuốc Atropin
Chó mèo rất mẫn cảm với thuốc Atropin nên phải hết sức cẩn thận khi dùng. Không được dùng thuốc thú y cho chó mèo Atropin trong các trường hợp:
- Bí tiểu, liệt tiêu hóa.
- Ăn phải bả chuột hoặc các chất độc không rõ nguồn gốc đang cần nôn để loại thải chất độc ra ngoài.
- Nôn khan do các bệnh truyền nhiễm: Parvo, Care…đang ở tình trạng mất nước và rối loạn chất điện giải trầm trọng.
- Với chó con dưới 3 tháng tuổi rất mẫn cảm dễ bị khô niêm mạc, ngừng tiết dịch, trụy hô hấp và tim mạch, tử vong.
- Dùng thuốc Atropin phải có thăm khám lâm sàng và chỉ định của các bác sĩ thú y.
Cách bảo quản thuốc Atropin
- Nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại.
- Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc.
- Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.
- Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh.
- Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót.
4 loại thuốc an thần cho chó mèo phổ biến
Sử dụng loại thuốc thú y cho chó mèo này nên hết sức thận trọng. Pet Mart sẽ giới thiệu tới các bạn một số loại thuốc được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
- Thuốc Fluoxetine: có tác dụng điều chỉnh hành vi một cách hiệu quả không gây buồn ngủ. Fluoxetine là một chất ức chế tái hấp thu Serotonin chọn lọc (SSRI) có tác dụng hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lo lắng và nỗi ám ảnh của thú cưng. Hỗ trợ thư giãn, tránh lo âu và trầm cảm. Đồng thời có thể kiểm soát, điều chỉnh hành vi của cún cưng một cách hiệu quả
- Thuốc Sileo: được sử dụng trong việc làm dịu nỗi sợ hãi của vật nuôi. Đặc biệt là nỗi sợ do tiếng ồn lớn gây ra. Một số tiếng ồn lớn thường gặp như: tiếng pháo hoa, sấm sét, giao thông, máy móc xây dựng… Nếu chú chó của bạn có những phản ứng mạnh mẽ với những âm thanh lớn thì đây có lẽ là một loại thuốc phù hợp. Đảm bảo an toàn cho cún cưng không bị hoảng loạn và chạy ra khỏi nhà mỗi khi tiếp xúc với âm thanh lạ. Lưu ý, tránh sử dụng thuốc an thần cho chó khi cún đang mang thai.
- Thuốc Acepromazine Maleate: là loại thuốc thú y cho chó mèo được sử dụng rộng rãi đối với những chú cún có triệu trứng say tàu xe. Nó được hiểu như một loại thuốc ngủ chống nôn. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong việc kiểm soát hành vi trong quá trình kiểm tra, điều trị hoặc các tiểu phẫu. Phù hợp với những chuyến đi xa, đi du lịch xa.
- Thuốc Buspirone HCI: thuốc thú y cho chó mèo có tác dụng an thần. Giảm lo âu nhanh chóng, điều trị một số rối loạn trong hành vi của thú cưng. Sự rối loạn này có thể bắt nguồn từ nỗi sợ hãi hoặc ám ảnh nào đó. Việc thay đổi thay đổi hóa chất trong não để giúp giảm bớt lo âu. Đồng thời thuốc giúp thư giãn các hệ cơ tránh căng thẳng.
5 thuốc giảm đau cho chó mèo được khuyên dùng
Thuốc giảm đau cho chó mèo có thể giúp thú cưng của bạn vượt qua những cơn đau một cách nhanh chóng. Trong vòng đời của mình, không ít những chú chó cảnh, mèo cảnh có thể bị bệnh, ốm hoặc bị thương. Những vết thương có thể khiến cho chúng cảm thấy đau đớn. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu cho bạn một số loại thuốc thú y cho chó mèo có tác dụng giảm hiệu quả nhanh chóng và an toàn.
- Thuốc Carprofen: là loại thuốc thú y cho chó mèo chuyên đặc trị chuyên giảm đau các bệnh về khớp và viêm khớp. Nó còn có tác dụng trong việc giảm đau trong khi thực hiện các phẫu thuật chỉnh hình. Bạn có thể bắt gặp một số tên thuốc của thương hiệu này như Quellin, Vetprofen, Rimadyl, Novox, Carpaquin…
- Thuốc Onsior: hiệu quả trong việc chống viêm và kiểm soát các cơn đau của thú cưng. Đặc biệt là những cơn đau sau phẫu thuật trong vòng 3 ngày sử dụng. Đối với những chú chó con không đạt tiêu chuẩn có thể gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn.
- Thuốc Metacam: là thuốc thú y cho chó mèo được bào chế dưới dạng dung dịch nước tiêm giảm đau không chứa Steroid giúp vật nuôi giảm bớt đau đớn khi bị thoái hóa khớp, viêm khớp. Việc sử dụng thuốc Metacam an toàn đối với những chú chó dưới 6 tháng tuổi.
- Thuốc Methocarbamol: có tác dụng điều trị giảm đau các cơn co thắt ở cơ. Trạng thái thú cưng bị co cơ có thể do viêm cấp tính, chấn thương hoặc xảy ra do ngộ độc thức ăn, hóa chất. Chỉ với một viên duy nhất, thú cưng sẽ nhanh chóng giảm cơn đau và nhanh chóng bình phục.
- Thuốc Amantadine HCI: ngoài việc giảm đau còn được sử dụng như một thuốc thú y cho chó mèo kháng lại các loại virus nguy hiểm. Có tác dụng chữa nhiễm trùng do virus cúm A gây ra. Đồng thời được chỉ định trong điều trị chứng run rẩy Parkinson ở vật nuôi. Đặc trị các cơn đau hay gặp ở viêm khớp hoặc chấn thương thần kinh.
Từ khóa » Thuốc Atropin Sulfat Cho Chó
-
Atropin 2 Ml Chống Nôn Cho Chó Mèo | Shopee Việt Nam
-
Atropin Sulfate - Công Ty CP Dược Thú Y Cai Lậy
-
Sử Dụng Atropin Trong Thú Y điều Trị Co Giật ở Vật Nuôi
-
BIOATROPIN - BIO PHARMACHEMIE
-
Atropin Sulfat 0,25mg/ 1ml – Thuốc Chống Co Thắt, Dopharma, Việt ...
-
ATROPIN - Thuốc Thú Y - Chế Phẩm Chăn Nuôi - Thuốc Thuỷ Sản
-
SG.ATROPIN - ANOVA PHARMA
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Atropin Cho Chó | Yêu Thú Cưng
-
Thuốc Atropin Sulfat Vinphaco: Công Dụng, Cách Dùng, Lưu ý
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Atropin Trong Thú Y
-
8 điều Cần Chú ý Khi Sử Dụng Thuốc Thú Y Cho Chó Mèo
-
ATROPIN SULFATE - Thuốc Thú Y
-
Tuyệt đối Không Tự ý Sử Dụng Thuốc Thú Y Cho Chó Cưng Của Bạn