8 Gợi ý Giúp Bạn Bớt Chán Khi Không Biết Làm Gì - Hello Bacsi

Có khi nào bạn trải qua cả một ngày hay thậm chí nhiều ngày dài nhàm chán vì không biết làm gì? Hãy thử một số gợi ý giúp bạn tận dụng thời gian rảnh một cách ý nghĩa và tốt cho sức khỏe nhé!

Khi bạn không muốn làm gì cả, đây có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu năng lượng hoặc không tìm được cảm hứng làm việc. Hãy tranh thủ tận dụng những lúc rảnh rỗi để làm những việc nho nhỏ mà những lúc quá bận rộn bạn có thể quên mất đi.

Dưới đây là 8 gợi ý bạn nên thử nếu một ngày chợt nhận ra mình không biết làm gì cả.

1. Mỉm cười khi không biết làm gì

Thay vì để những suy nghĩ tiêu cực chán nản làm tâm tư bạn thêm nặng trĩu, hãy bật một bản nhạc mình yêu thích và mỉm cười thư giãn. Một nụ cười sẽ giúp giải phóng một loạt các hormone như endorphin, dopamine và serotonin. Những hormone này hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và thuốc chống trầm cảm cho não bộ.

Nụ cười không chỉ giúp bạn thấy hạnh phúc hơn mà còn làm lan tỏa sự vui sướng sang mọi người xung quanh. Khi ấy, biết đâu bạn sẽ lại thấy có nhiều câu chuyện thú vị hơn để chia sẻ khi mọi người đều có tâm trạng tích cực.

Nụ cười không chỉ mang đến cho bạn năng lượng tích cực mà còn làm lan tỏa cảm giác hạnh phúc cho những người xung quanh.

2. Tập thể dục khi không biết làm gì

không biết làm gì

Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy rằng vận động cơ thể thông qua các bài tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng rất hiệu quả. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng endorphine, loại hormone giúp bạn “tự nhiên thấy vui”.

Bạn không cần phải đi đâu quá xa hay thực hiện bài tập phức tạp như những vận động viên chuyên nghiệp. Chỉ cần nửa tiếng đi bộ mỗi ngày để cơ thể ra mồ hôi là bạn đã có thể vận động cả cơ thể và thư giãn tâm trí.

Bạn thường không biết làm gì khi thiếu năng lượng, thế nên hoạt động tập luyện thể thao sẽ là một gợi ý rất tốt cho sức khỏe.

3. Xem phim khi không biết làm gì

Đây là một gợi ý khả thi khi bạn chưa thể tìm thấy được điều mình muốn làm tiếp theo. Hãy dành thời gian để bản thân thư giãn bằng những câu chuyện hay nhân vật trong phim để từ đó nhận ra được điều gì đó mà mình đang tìm kiếm.

Khi thế giới thực tại khiến bạn thấy nhàm chán với quá nhiều thứ lặp đi lặp lại, việc xem phim sẽ tạo ra cơ hội để bạn có trải nghiệm khác đi. Sau đó, biết đâu bạn sẽ tìm ra cách vượt qua được nỗi sợ hãi, có thêm nhiều ý tưởng mới và thấy mọi thứ xung quanh cũng đáng yêu hơn.

Một bộ phim hay sẽ mang lại những cảm giác mới mẻ và cho bạn thêm nhiều ý tưởng mới để thay đổi những điều vốn đã quá quen thuộc. 

4. Dọn dẹp phòng khi không biết làm gì

không biết làm gì

Đừng nghĩ mình không có việc gì để làm, hãy nhìn quanh căn phòng của bạn và thực hiện một vài thay đổi nhỏ cho không gian ấy. Bạn nên bắt tay lau dọn phòng và sắp xếp lại mọi thứ trong tủ quần áo. Hãy chắc là không gian sinh hoạt của bạn luôn sạch sẽ và thoáng đãng để đảm bảo sức khỏe và tinh thần làm việc tốt nhất.

Ngay cả khi căn phòng bạn trông đã thật ngăn nắp, hãy thử làm mới không gian bằng cách trang trí thêm vào vài món đồ nho nhỏ để mọi thứ trở nên sống động hơn. Một không gian truyền cảm hứng sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo mỗi ngày.

Một không gian được dọn dẹp sạch sẽ và ngăn nắp sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tật. Không những thế, nếu có được một nơi sinh hoạt lý tưởng, bạn sẽ có thêm nguồn cảm hứng để bắt đầu làm nhiều thứ hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Vệ sinh nhà cửa dễ dàng, đẩy lùi mầm bệnh 

5. Giúp đỡ mọi người khi không biết làm gì

Khi không có việc gì để làm nghĩa là bạn đang có khá nhiều thời gian nhàn rỗi. Thay vì để thời gian lãng phí trôi đi, bạn có thể dùng thời gian đó để giúp đỡ những người khác đang rất cần sự hỗ trợ. Hãy gọi điện hỏi thăm những người thân trong gia đình và xem liệu bạn có thể giúp đỡ họ điều gì đó không.

Khi bạn tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình để giúp đỡ người thân, bạn bè hay thậm chí cả những người không hề quen biết, đó là một cách sử dụng thời gian khôn ngoan. Bạn không chỉ bớt nhàm chán khi không có việc gì để làm, người khác được giúp đỡ mà bạn còn xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp.

Hãy dành thời gian rảnh rỗi của mình để giúp đỡ thêm nhiều người xung quanh. Khi ấy, không chỉ bạn thấy cuộc sống mình đỡ nhàm chán mà còn mang lại nhiều điều ý nghĩa tích cực cho tâm hồn. 

6. Lên kế hoạch khi không biết làm gì

không biết làm gì

Hãy nghĩ lại những lúc bạn “không kịp thở” với công việc và deadline cứ nối dài. Nếu có thời gian rảnh, bạn nên lên kế hoạch cho những công việc sắp tới. Việc lập kế hoạch trước không bao giờ là thừa bởi ngày mai sẽ đến rất nhanh. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có dư dả thời gian mà lãng phí những phút giây quý giá trôi đi.   

Lúc không bị áp lực bởi thời gian, bạn hãy lấy đó làm lợi thế tâm lý để tranh thủ sắp xếp lại mọi việc. Bạn sẽ không thể hoàn thành hết được mọi việc như ý mình nếu như không biết được việc nào quan trọng cần ưu tiên.

Bạn đừng bao giờ để bản thân mình rảnh rang quá lâu. Hãy nghĩ tới những việc sẽ làm vào ngày mai để chuẩn bị cho mọi việc được diễn ra thật suôn sẻ và tránh nguy cơ bị stress.

7. Sáng tạo khi không biết làm gì

Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán khi những thứ xung quanh bắt đầu lặp đi lặp lại và không còn nhiều sự mới mẻ. Hãy thử thách bản thân bằng những điều mới lạ mà trước đó bạn chưa từng bao giờ trải qua.

Bạn có thể thử vào bếp làm một món ăn mới, du lịch đến một nơi mà mình luôn ao ước, học thêm một ngoại ngữ mới… Bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để bản thân được học hỏi và khám phá không ngừng. Điều này sẽ giúp tâm trí bạn luôn vận động và không bị xáo trộn bởi những suy nghĩ nhàm chán vì không có việc gì để làm.

Cảm giác trải nghiệm những điều mới mẻ sẽ cho bạn khám phá thêm nhiều điều thú vị tiềm ẩn trong chính mình. 

8. Đặt ra mục tiêu khi không biết làm gì

không biết làm gì

Nếu không có một mục tiêu cụ thể trong cuộc sống, bạn sẽ chẳng biết làm gì vào những thời điểm khác nhau. Cảm giác chán nản khi không biết làm gì sau đó sẽ nhanh biến thành sự tiếc nuối khi bạn không thể hoàn thành được mục tiêu. Hãy luôn nhớ đặt ra một tiêu cho mình và càng cụ thể càng tốt để nhắc nhở bản thân luôn phải không ngừng cố gắng.

Hãy ghi các mục tiêu của bạn ra giấy để nhớ và hành động. Dưới đây là nguyên tắc S.M.A.R.T giúp bạn định hướng được mục tiêu rõ ràng:

  • Đặt mục tiêu cụ thể (Specific)
  • Đưa ra mục tiêu đo lường được (Measurable)
  • Hướng đến mục tiêu khả thi (Attainable)
  • Tìm mục tiêu tương thích (Relevant)
  • Thiết lập thời hạn cho mục tiêu (Timely)

Nếu có một mục tiêu rõ ràng để hướng tới, bạn sẽ luôn thấy mình bận rộn và cũng chẳng còn cảm giác buồn chán khi mình không biết làm gì.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 6 lợi ích khi quyết tâm theo đuổi mục tiêu 

Ngay cả những lúc nghĩ mình không biết làm gì, bạn vẫn có rất nhiều việc để làm đấy. Điều quan trọng là hãy xem đó như khoảng thời gian cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi nhẹ nhàng. Nhưng đừng quên rằng, cho dù bạn có ngừng lại thì thời gian cũng không hề dừng trôi đâu. Hãy nhanh chóng tìm cách nạp lại hứng khởi cho bản thân để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Tuyết Trinh HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Những Lúc Rảnh Rỗi Nên Làm Gì