8 Loại Tép Cảnh Sang Xịn được Yêu Thích Tại Nhật Bản
Có thể bạn quan tâm
Tép cảnh với kích thước nhỏ, màu sắc đẹp bắt mắt, chủng loại đa dạng nên được nhiều người chơi thuỷ sinh yêu thích trong những năm gần đây. Trong bài viết này Thuy Sinh Xanh sẽ giới thiệu tới bạn đọc 8 loại tép cảnh đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Xem thêm: Cách nuôi tép cảnh để tép không bị chết
Những loại tép dưới đây là tép cảnh nước ngọt nên dễ nuôi hơn các loại tép sống trong môi trường nước mặn (nước biển), và được người Nhật Bản vô cùng ưa thích.
Xem thêm: 4 Điều cần biết khi nuôi tép cảnh cơ bản dành cho người mới 2021
Nội dung chính
- 1. Tép Minaminuma
- 2. Tép anh đào (Cherry)
- Tép anh đào cam (Orange Cherry)
- Tép anh đào vàng (Yellow Cherry)
- Tép anh đào xanh (Blue Cherry)
- Tép lửa (fire red)
- Tép bạch tuyết (Snowwhite)
- Tép socola
- Tép nhung xanh (Velvet Blue)
- Tép thạch xanh (Blue Jelly)
- Tép ngọc lục bảo (Emerald)
- Tép lưng cam vàng (Orange Golden Back)
- 3. Tép Lully
- 4. Tép ong (Bee)
- Tép dải (Band)
- Tép hổ (Tiger)
- Tép Hinomaru
- Tép cấm
- Tép Mothra
- Tép bạch tuyết (Snowwhite)
- Những loại tép ong được cải tiến
- Tép bóng đêm (Shadow)
- Tép xương cá (Fishbone)
- Tép đốm (Pint)
- 5. Tép vằn (Zebra)
- 6. Tép xanh Ấn Độ (India Green)
- 7. Tép găng trắng (White Glove)
- Tép Harlequin
- 8. Tép Yamatonuma
1. Tép Minaminuma
Tép Minaminuma dài khoảng từ 2-4cm, vì vậy bạn có thể dễ dàng nuôi trong bể thuỷ sinh diện tích nhỏ. Đa số tép Minaminuma có màu trong suốt hoặc đen nhạt hoặc màu hơi nâu nâu.
Tép Minaminuma có đặc tính chống chịu tốt trước sự thay đổi nhiệt độ, thời tiết hơn những loại tép cảnh khác. Ngoài ra, tuổi thọ của nó kéo dài từ 1-2 năm, phụ thuộc vào độ sạch của nước trong bể thuỷ sinh.
Bên cạnh vẻ ngoài bắt mắt, tép Minaminuma còn có thể khiến bể thuỷ sinh của bạn sạch bóng rêu.
2. Tép anh đào (Cherry)
Tép Cherry dài khoảng 3cm – tương đương với kích cỡ của tép Minaminuma và vô cùng phổ biến trong trang trí bể thuỷ sinh vì có màu sắc vô cùng sặc sỡ (thường là đỏ và vàng). Tép Cherry được biết đến như một giống tép được cải thiện từ giống tép Shinanuma.
Tép Cherry được nhập khẩu phần lớn từ Đài Loan và phổ biến nhất là tép Cherry đỏ. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng bán các loại cá nhiệt đới.
Tuy nhiên, tép Cherry có sức chống chịu trước sự thay đổi của thời tiết kém hơn tép Shinanuma.
Tép anh đào cam (Orange Cherry)
Tuy thuộc giống tép Cherry nhưng loại tép này có màu cam và theo phong thuỷ học thì màu cam là màu sẽ giúp cải thiện các mối quan hệ xã hội. Nếu muốn có một không gian thuỷ sinh tươi sáng, bạn hãy cân nhắc về việc thả tép Cherry cam.
Tép anh đào vàng (Yellow Cherry)
Không giống như màu cam, màu vàng được giới phong thuỷ quan niệm là một màu may mắn và sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc cho gia chủ.
Tép anh đào xanh (Blue Cherry)
Màu xanh là một màu rất dịu mát, vì vậy bạn có thể dùng tép anh đào xanh để trang trí một chiếc bể thuỷ sinh nhỏ đặt trong phòng ngủ.
Tép lửa (fire red)
Tép lửa có màu đỏ đậm, vì vậy chúng rất thịnh hành trong việc trang trí bể thuỷ sinh và có giá thành cao hơn tép Cherry.
Tép bạch tuyết (Snowwhite)
Tép bạch tuyết hay còn được gọi là tép pha lê (crystal). Vì đây là một giống tép được lai tạo nhân tạo nên nó có màu lạ hơn những giống tép thông thường khác.
Sẽ thật phù hợp nếu bạn muốn dùng tép bạch tuyết để khiến cho không gian thêm phần yên bình, dễ chịu.
Tép socola
Tép socola được ưa chuộng vì có tone màu dịu và độ bóng nhất định. Nên khi bạn trải một lớp cát trắng rồi thả những con tép socola, màu nâu bóng sẽ được ánh lên và khiến không gian bể thuỷ sinh nhà bạn trở nên trầm tĩnh và sang trọng hơn.
Tép nhung xanh (Velvet Blue)
Tép nhung xanh có màu xanh dương đậm, tương đương với màu nước biển, và trên thân tép nhung xanh còn có đường vân màu đen kết hợp.
Vì nó mang tone màu trầm vân đen nên rất hài hoà khi kết hợp với đồ nội thất vân gỗ. Sự kết hợp này có thể tạo ra một không gian mang màu sắc của sự trầm lắng.
Tép thạch xanh (Blue Jelly)
Tép thạch xanh có một màu xanh nhạt và trong, hay còn được gọi là màu xanh pha lê. Vậy nên vẻ ngoài của nó được ví như một viên ngọc pha lê, vừa tinh tế lại rất sang trọng.
Tép ngọc lục bảo (Emerald)
Tép ngọc lục bảo có màu xanh lá cây (xanh lục) đậm nhưng nó vẫn giữ được một mức độ trong suốt nhất định. Đây là một màu sắc được lai tạo và cải thiện từ giống tép anh đào vàng.
Loại tép này bắt đầu được phân phối vào năm 2018. Tuy nhiên chỉ một số lượng ít được bán ra nên giá thành vẫn còn cao.
Tép lưng cam vàng (Orange Golden Back)
Bạn có thể nhìn thấy là nó có hình dáng và màu sắc giống như tép anh đào nhưng chỉ khác ở những màu sắc ở viền lưng. Màu ở viền lưng có thể là vàng mà cũng có thể là cam.
3. Tép Lully
Được cải tiến từ giống tép Cherry đỏ, tép Lully chỉ có màu ở đầu, đuôi, còn phần thân nó thì trong suốt.
Ngoài ra, nó rất dễ bị shock nhiệt khi mà nhiệt độ nước thay đổi. Vì vậy bạn hãy lưu ý tới nhiệt độ nước của bể.
Bạn có thể bắt gặp những loại tép Lully có các màu như: đỏ, cam, vàng và xanh dương
4. Tép ong (Bee)
Vì trên thân nó thường có hoạ tiết vằn như ong nên nó được đặt tên là tép ong.
Nó có chiều dài trung bình 2-3cm, nhỏ hơn một chút so với tép anh đào và tép Minaminuma. Nó được nuôi phổ biến để làm cảnh nhưng ngoài ra nó còn ăn rêu nên còn có tác dụng trong việc làm sạch bể. Tuy nhiên, loại tép này rất nhạy cảm với môi trường nước, nên bạn hãy quyết định nuôi nó khi có thể đảm bảo khả năng lọc tốt của bể.
Các giống tép ong thường được thấy có màu đen trắng hoặc đỏ trắng.
Tép dải (Band)
Dải chữ V: dải trắng từ đầu đến đuôi có hình chữ V
Loại dảy dày: có phần dải màu trắng vừa dày vừa đậm
Tép hổ (Tiger)
Trong dải màu đỏ dưới bụng của tép hổ có dải nhỏ màu trắng.
Ngoài màu đỏ ra, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các loại tép hổ có màu xanh dương, đen,…
Tép Hinomaru
Loại tép này có một chấm tròn màu đỏ giữa dải màu trắng trên thân của nó, tạo ra hình ảnh giống lá cờ Nhật Bản. Vậy nên tên gọi của nó được lấy theo cách gọi tiếng nhật của biểu tượng quốc kỳ Nhật Bản.
Còn có một loại khác trên cơ thể có hai đốm tròn đỏ nên được gọi là tép W Hinomaru.
Tép cấm
Trên phần thân màu trắng của loại tép này có những vạch màu đỏ tạo nên sự kết hợp màu sắc và hình dáng giống như biển báo cấm trong giao thông, vì thế nên cái tên này của nó được ra đời.
Tép Mothra
Khác với tép Hinomaru, toàn thân tép Mothra có màu trắng, duy chỉ phần đầu có màu đỏ.
Nguồn gốc của cái tên Mothra bắt nguồn từ việc nó có hình dáng giống như ấu trùng bướm tơ.
Tép Mothra còn được chia ra làm 2 loại: đối với những cá thể đầu màu đỏ có tên đầy đủ là là tép Stardust Bee Red Mothra, còn những cá thể có đầu màu đen được gọi là Stardust Bee Black Mothra. Hay còn được gọi tắt là Starbee.
Tép bạch tuyết (Snowwhite)
Đúng như tên gọi của nó, loại tép này mang một màu trắng của tuyết.
Có vẻ hơi lạ khi thấy một loại tép có màu trắng. Đúng vậy, đây là một loại tép được trải qua quá trình lai tạo. Tuy không có hoạ tiết hay hoa văn, nhưng thực chất nó được cải tiến từ giống tép ong.
Những loại tép ong được cải tiến
Tép bóng đêm (Shadow)
Nó có chung dòng giống với tép ong nhưng lại có sự khác biệt về cách phát triển màu sắc.
Vì là giống cải tiến từ tép ong nên nó cũng có ngoại hình bắt mắt và thường được nuôi làm cảnh nhưng nó có tuổi thọ ngắn hơn tép Minaminuma.
Ngoài ra, tép bóng đêm có đặc trưng bởi độ trong suốt tổng thể và màu sáng bóng độc đáo.
Tép xương cá (Fishbone)
Tên này bắt nguồn từ hình dáng rất giống xương cá của nó.
Đây là một giống tép được cải tiến bằng cách lai tạo từ giống tép bóng đêm.
Nó được cho là sự kết hợp từ tép ong + tép bóng đêm + tôm sú.
Màu thân bóng và trong suốt rất đẹp, thể hiện sự sang trọng cho không gian nhà bạn.
Tép đốm (Pint)
Đây là sự kết hợp của các loại tép ong + tép bóng đêm + tôm sú. Giống tép này được một nhà khoa học người Đức tạo ra. Giống tép này có số lượng rất ít và hiếm trên thị trường.
5. Tép vằn (Zebra)
Tép vằn được cải tiến từ giống tép mắt vàng và ở thân có một độ trong nhất định. Loại tép này mang lại vẻ sang trọng nhưng số lượng thì vẫn chưa có nhiều trên thị trường, có thể nói là khá hiếm.
6. Tép xanh Ấn Độ (India Green)
Đây là một họ tôm thuộc giống tôm Amano thường phân bố ở Ấn Độ. Nó có hình dáng và màu xanh lục đậm tương tự với châu chấu.
Giống tép này thuộc loại quý hiếm và tính đến năm 2018 cũng vẫn chưa xuất hiện nhiều trên thị trường.
Loại tép này rất nhạy cảm trong việc thay đổi môi trường nước nên phải đặc biệt cẩn thận trong việc thay nước. Mặc dù đây là một loại tép có tuổi thọ tương đối ngắn so với tép Minaminuma, nhưng nhược điểm này có thể cải thiện bằng thức ăn nhân tạo hoặc tảo tự nhiên (khiến nó sống khoẻ và có thể kéo dài tuổi thọ).
7. Tép găng trắng (White Glove)
Có sự khác biệt giữa màu sắc của thân (từ đỏ đến nâu) những điểm nổi bật của nó là những đốm xanh dương trên thân và 4 chân trước màu trắng như đeo găng tay.
Tép Harlequin
Đây là giống tép sống quanh hồ Tuti gần đảo Sulawesi ở Indonesia và là một trong những loại tép đẹp nhất ở đó nên nó rất hiếm và thường được bán với giá cao.
Nó có thể nuôi trong nước ngọt nhưng yêu cầu nhiều công đoạn tinh vi, cẩn thận trong việc chăm sóc.
8. Tép Yamatonuma
Loại tép này khá phổ biến và có giá thành rẻ, dễ nuôi cho người mới bắt đầu.
Tép Yamatonuma dài hơn tép Minaminuma, nó có thể phát triển đến trung bình 4cm và đặc biệt con cái có thể dài tới 5cm. Tuổi thọ có thể kéo dài từ 3-5 năm.
Bởi vì đây là loại tép ăn tạp nên nó có thể ăn tảo, ăn thức ăn thừa của cá và sinh vật chết nên có thể coi làm sạch bể là một tác dụng của nó. Vì đặc tính của nó lớn hơn trung bình các loại tép nên khả năng làm sạch và diệt rêu trong bể được cải thiện đáng kể.
Nó có thể sống được ở môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nuôi với mục đích để sinh sản hoặc diệt rêu thì bạn hãy nuôi trong môi trường nước lợ (nước có độ mặn thấp, là hỗn hợp của nước ngọt và nước biển).
Bài trướcNguyên nhân cá betta nằm im dưới đáy?Cách xử lý cho cá bệnh như thế nào?
Bài SauCách nuôi tép cảnh để tép không bị chết 2021
Tags: các loại tép cảnhtép cảnhtép nhậttép thuỷ sinh
Bài viết liên quanCách nuôi tép cảnh để tép không bị chết 2021
We will be happy to hear your thoughtsLeave a reply Cancel reply
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- Nổi Bật
- Danh Mục
Cách nuôi cá hồng két mau lớn lên màu đẹp 2022
Cá CảnhCách nuôi cá phượng hoàng mau lớn sinh sản thành công
Cá CảnhTop 10 loại cá Tetra đẹp cho bể thủy sinh
Cá CảnhTổng Hợp Những Loại Dương Xỉ Bán Cạn
Cây Bán CạnCách nuôi rùa bản đồ mississippi dành cho người mới 2021
Rùa bản đồ- Bán Cạn (18)
- Cây Bán Cạn (1)
- Cua cảnh (2)
- Bò Sát (9)
- Rùa Cảnh (3)
- Rùa bản đồ (1)
- Rùa mũi lợn (2)
- Rùa Cảnh (3)
- Cá Cảnh (49)
- Cá bảy màu (7)
- Cá Betta (9)
- Cá Hồng Két (2)
- Cá koi (1)
- Cá La Hán (4)
- Cá lau kính (1)
- Cá Lóc Cảnh (3)
- Cá Rồng (5)
- Cá Tai Tượng (1)
- Cá Thần Tiên (2)
- Cá Vàng (1)
- Thủy Sinh (15)
- Cây thủy sinh (2)
- Tép cảnh (2)
Thủy Sinh Xanh là nơi chia sẻ kinh nghiệm đến với bạn đọc về Bán Cạn (Paludarium, Vivarium, Terrarium) , Thủy Sinh, Cá Cảnh và các loài Bò Sát.
Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm phụ kiện liên quan đến thủy sinh, bán cạn, bò sát (hệ thống đèn, phun sương, bể bán cạn chuyên dụng, bể thủy sinh, Foam v.v…)
Bài viết mới
- Cách nuôi cá phượng hoàng mau lớn sinh sản thành công
- Cách nuôi cá hồng két mau lớn lên màu đẹp 2022
- Cách nuôi cua ma cà rồng loài cua kiểng đẹp đáng nuôi
- Cách nuôi ốc Nerita ăn rêu hại cho bể thủy sinh
- Kinh nghiệm chăm sóc và cách nuôi cá tứ vân sinh sản 2022
Zen Aquarius là cửa hàng tại Hà Nội chuyên cung cấp đồ dùng phục vụ ngành cá cảnh, thủy sinh như bể cá cảnh, bể thủy sinh mini để bàn, lũa thủy sinh, đá thủy sinh, thức ăn cho cá cảnh, vật liệu lọc, máy lọc và các sản phẩm phụ kiện cá cảnh, thủy sinh khác.
Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế thi công bể thủy sinh, bể cá cảnh, bể terrarium, bể bán cạn hàng đầu tại Việt Nam. Với chất lượng dịch vụ tốt nhất luôn được khách hàng tin tưởng sẽ là điểm đến lý tưởng và tuyệt vời dành cho đam mê thủy sinh, cá cảnh.
Mua Ngay
× Enable registration in settings - generalTừ khóa » Các Loại Tép Cảnh
-
Top 10 Tép Cảnh Thủy Sinh Phổ Biến Dễ Chơi Rẻ Tiền Nhất
-
Bộ Sưu Tập 12 Loài Tép Cảnh Thủy Sinh đẹp
-
Top 7 Dòng Tép Cảnh Dễ Nuôi Nhất - Anbinh Biochemistry
-
Tổng Hợp Các Dòng Tép Cảnh Phổ Biến Nhất Hiện Nay - King Aqua
-
+10 Loại Tép Cảnh Đẹp Được Ưa Chuộng Nhất & Cách Nuôi
-
CÁC LOẠI TÉP CẢNH DỄ NUÔI TẠI TÉP MÀU QUẬN 3
-
Tổng Hợp Các Dòng Tép Màu Dễ Nuôi
-
Cách Nuôi Tép Màu | Khó Mà Dễ
-
Top 5 Loại Tép Cảnh đắt Nhất Thế Giới
-
Top Những Loài Tép Cảnh Thủy Sinh đắt Nhất Hiện Nay - Yeutieucanh
-
Các Loại Tép Cảnh Hot Nhất Hiện Nay - Thuỷ Sinh Online
-
Điểm Danh 6 Dòng Tép Cảnh Vừa đẹp Vừa Dễ Kiếm Và Dễ Nuôi Nhất
-
Những Loại Tép Cảnh Dễ Nuôi Cho Người Mới Bắt đầu