8 Lưu ý để Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ - Giải Pháp Tốt Nhất Cho Con
Có thể bạn quan tâm
Ba mẹ cần rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ sớm. Điều này không chỉ góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách. Mà còn có tác dụng lớn trong quá trình trẻ tự học tập, rèn luyện các kỹ năng khác sau này. Rèn luyện tính tự lập cho trẻ là chuẩn bị cho tương lai. Đó là trách nhiệm của trẻ đối với chính mình. Vì vậy, tự lập là điều không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Hãy cùng Toppy đi tìm hiểu những giải pháp tốt nhất cho con để rèn luyện tính tự lập.
Table of Contents
- Rèn luyện tính tự lập cho trẻ – Để trẻ tự lập ngay từ nhỏ
- Giúp trẻ có một tư duy tự lập
- Khen ngợi, động viên để rèn luyện tính tự lập cho trẻ
- Kiên nhẫn đối với trẻ
- Lời kết
Rèn luyện tính tự lập cho trẻ – Để trẻ tự lập ngay từ nhỏ
Đối với các bậc phụ huynh, việc để trẻ tự lập ngay từ nhỏ là khá nguy hiểm. Đặc biệt là đối với phụ huynh Việt Nam, việc bao bọc con đã trở thành thói quen khó bỏ. Vì vậy, việc để con tự lập ngay từ nhỏ có thể là một điều khó thực hiện. Tuy nhiên, việc này lại vô cùng cần thiết đối với con. Để con thích nghi với tự lập sớm giúp con ý thức tốt hơn về bản thân. Từ đó phát triển nên những cảm giác, hành động trách nhiệm.
Theo thực tế, trẻ có độ tuổi từ 6 – 7 tháng tuổi đã thích hợp để ba mẹ có thể rèn luyện tính tự lập cho trẻ. Ở khoảng tuổi này, ba mẹ nên để cho con phát triển tự nhiên. Tạo điều kiện cho con làm quen với việc tự mình thức giấc hay khám phá thế giới xung quanh. Để đảm bảo cho sự tự lập của trẻ được diễn ra an toàn. Ba mẹ nên sắp xếp, chuẩn bị cho các bé hoạt động ở những vị trí an toàn. Và đặc biệt là không quên âm thầm quan sát trẻ trong quá trình trẻ hoạt động.
>>> Xem thêm : Bí quyết phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ – Trạng thái cảm xúc của trẻ
Giúp trẻ có một tư duy tự lập
Tự lập không chỉ được nói đến trong hành động, trẻ còn cần một tư duy tự lập. Để có thể phát triển và dễ dàng giải quyết các vấn đề trong đời sống. Tư duy tự lập ở đây được hiểu là trẻ bắt đầu có ý thức về trách nhiệm đối với chính mình. Ba mẹ nên nói cho con hiểu rằng những công việc cá nhân của con là thứ mà con cần tự giải quyết. Ba mẹ và mọi người xung quanh luôn sẵn sàng hỗ trợ con khi con yêu cầu trợ giúp. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng đó là trách nhiệm của mọi người. Và con cần cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề trước khi yêu cầu được trợ giúp.
Điều này có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ. Bởi nếu chỉ tự lập trong hành động, trẻ sẽ không dễ dàng để có tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức cá nhân. Nhưng nếu trẻ có một tư duy tự lập, trẻ có thể trở thành bất kỳ ai trẻ mong muốn.
>>> Xem thêm : Tác động của âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ – Ba mẹ phải biết
Khen ngợi, động viên để rèn luyện tính tự lập cho trẻ
Trong tâm lý của mỗi đứa trẻ, việc được công nhận là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là sự công nhận của chính cha mẹ, người thân trong gia đình mình. Vì vậy, để con có thể cố gắng và làm tốt hơn nữa, ba mẹ nên chú ý động viên, khen ngợi con mỗi khi có thể. Trong những trường hợp con làm chưa tốt, ba mẹ cũng không nên trách mắng hay nói những lời tổn thương con. Thay vào đó, nên ở bên cạnh, chia sẻ, động viên con. Đồng thời cùng con phân tích vấn đề. Và giúp con nhận ra điểm chưa hoàn thiện của vấn đề để con khắc phục trong những lần tiếp theo.
Hành động khen ngợi, động viên trẻ trong quá trình trẻ phát triển không chỉ có tác dụng khích lệ giúp con cố gắng hơn trong việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ. Bên cạnh đó, việc khích lệ như một cách thể hiện việc tôn trọng con và các cảm xúc của con. Từ đó giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc.
Kiên nhẫn đối với trẻ
Trong bất kì giai đoạn phát triển nào của con, kiên nhẫn cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết bậc nhất. Đặc biệt là đối với quá trình rèn luyện tính tự lập cho trẻ. Có thể khoảng thời gian trước đây, trẻ được ba mẹ chăm sóc. Vì thế trẻ tạm thời sẽ chưa quen việc phải tự mình làm mọi việc. Ba mẹ cần kiên nhẫn quan sát và hỗ trợ trẻ trong thời gian đầu. Nên tránh các thái độ như tức giận, cáu gắt hay làm tổn thương trẻ. Trong khoảng thời gian này, ba mẹ nên hướng dẫn con nhiều lần. Để con có thời gian ghi nhớ, luyện tập, thực hành và thích nghi.
Ví dụ như trong quá trình giúp con tự đánh răng. Ba mẹ nên cúng con đánh răng hai buổi sáng, tối. Đồng thời dạy con về tác dụng của việc vệ sinh răng miệng. Điều này có thể gắn kết tình cảm gia đình. Đồng thời, giúp con có thời gian quan sát ba mẹ làm và bắt chước vào những lần tới. Vì vậy, có thể coi, kiên nhẫn đối với trẻ là yếu tố quan trọng nhất. Quyết định kết quả quá trình rèn luyện tính tự lập cho trẻ có thành công hay không.
Lời kết
Thông qua bài viết này, Toppy mong rằng có thể hỗ trợ ba mẹ và các bé trong quá trình học tập và rèn luyện tính tự lập cho trẻ. Nếu có những ý kiến nhận xét hoặc chủ đề khác, hãy để lại nhận xét cho chúng tôi ở phần bình luận. Để tìm hiểu thêm về các kỹ năng hoặc các chủ đề khác, mời ba mẹ ghé thăm website chính thức của Toppy. Tại đây, Toppy không chỉ đưa ra những chủ đề thông tin hữu ích về nuôi dạy con và rèn luyện các kỹ năng mềm. Trang web còn giới thiệu đến ba mẹ và các con những khóa học trực tuyến tốt nhất. Với sự cam kết về chất lượng từ những giáo viên đầu ngành.
Từ khóa » Cách Rèn Tính Tự Lập Cho Trẻ
-
7 Cách Rèn Luyện Tính Tự Lập ở Trẻ Nhỏ - Kiengurubrand - Kiến Guru
-
6 Cách Rèn Tính Tự Lập Cho Trẻ 0-3 Tuổi
-
Cùng Cha Mẹ Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ - Vinschool
-
Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Tự Lập Cho Trẻ Mầm Non - Hanoi Academy
-
8 Bước Giúp Mẹ Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Trẻ 3 - 6 Tuổi - Yêu Trẻ
-
Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Con Ngay Từ Nhỏ - Bio-acimin
-
Tuyệt Chiêu Rèn Tính Tự Lập Cho Bé Ngay Từ Nhỏ - Vietnamnet
-
Để Tạo Nên Một đứa Trẻ Có Tính Cách Tự Lập, đây Là 4 Phương Pháp ...
-
5 Cách Giúp Trẻ Rèn Tính Tự Lập Ngay Từ độ Tuổi Mầm Non
-
Rèn Tính Tự Lập Cho Trẻ - Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Miền Nam
-
MỘT SỐ BIỆN PHÁP “GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU ...
-
5 Bước Dạy Trẻ Kỹ Năng Sống Tự Lập đơn Giản Cho Cha Mẹ | ISSP
-
Làm Thế Nào để Rèn Cho Con Tính Tự Lập? - VnExpress
-
Tính Tự Lập: Hãy Rèn Cho Con Như Cách Của Người Nhật - MarryBaby