8 Lưu ý Quan Trọng Khi Tính độ Dốc Mái Tôn Trong Thiết Kế Xưởng

8 lưu ý quan trọng khi tính độ dốc mái tôn trong thiết kế xưởng

Nội dung

  • 1 Độ dốc mái tôn cho từng loại công trình
  • 2 8 lưu ý khi tính độ dốc mái tôn trong thiết kế xưởng
    • 2.1 Phân biệt độ dốc và góc dốc mái

Độ dốc mái tôn là tỷ lệ nghiên của mái, được tính toán dựa trên các yêu cầu riêng biệt của công trình. Nhằm đảm bảo việc thoát nước cho mái tôn đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong thiết kế nhà xưởng mái tôn, việc tính toán độ dốc mái tôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một nhà xưởng chất lượng, không bị thấm dột vào mùa mưa, bão.

Liên quan đến các vấn đề kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng (tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4604:2012) có những quy định riêng về thiết kế, cũng như công thức tính độ dốc mái. Tuy nhiên mỗi công trình khác nhau sẽ có những đặc riêng, đặc biệt là nhà xưởng. Dưới đây sẽ là 8 lưu ý quan trọng trong tính toán độ dốc mái tôn trong thiết kế nhà xưởng cũng như các công trình dân dụng mà bạn cần biết.

độ dốc mái tôn
Độ dốc mái tôn

Độ dốc mái tôn cho từng loại công trình

Trong xây dựng, kết cấu mái của công trình cũng quan trọng như kết cấu móng, nó là một bộ phận quyết định sự an toàn, độ bền của công trình. Các yếu tố như thông số độ dốc của mái, vật liệu thi công, loại công trình có mối liên hệ trực tiếp với nhau.

Tương ứng với các vật liệu thi công mái sẽ có các yêu cầu về độ dốc khác nhau. Cụ thể, tôn múi (15 – 30%), fibrô xi măng (30 – 40%), ngói (50 – 60%), bê tông cốt thép (5 – 8%).

Chỉ số độ dốc từ 15 – 30% của mái tôn cũng có sự khác nhau theo loại công trình. Cụ thể:

  • Nhà dân dụng: Phải có độ dốc tối thiểu là 10%.
  • Tầng hầm: Độ dốc tối đa là 20%.
  • Nhà xưởng: Độ dốc trung bình từ 10 – 30%, tối thiểu là 8 – 10%.

8 lưu ý khi tính độ dốc mái tôn trong thiết kế xưởng

Phân biệt độ dốc và góc dốc mái

Độ dốc mái: Đơn vị %. là tỉ số giữa chiều cao của mái với chiều dài của mái. Cụ thể độ dốc mái được tính theo công thức: i = H / L x 100%

Góc dốc: Đợn vị độ. CT: Anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180.

độ dốc mái tôn
Độ dốc mái tôn

Loại tôn sử dụng ảnh hưởng đến độ dốc của mái

Trên thị trường hiện nay rất đa dạng về các loại tôn lợp mái, nếu các công trình dân dụng thường sử dụng tôn 9 sóng và 11 sóng thì các công trình lớn, công trình công nghiệp, nhà xưởng thường sử dụng tôn 5 sóng, 6 sóng và 7 sóng. Bởi những loại tôn này có khoảng cách giữa các bước sóng lớnn, giúp việc thoát nước diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn, yêu cầu độ dốc của mái không cần quá lớn.

Công trình có mái dài và diện tích mái lớn sử dụng những loại tôn cán sóng như tôn cliplock hoặc tôn seamlock, phù hợp với độ dốc mái thấp.

Lượng mưa ở địa phương

Vị trí địa lý của công trình sẽ là một trong những yếu tố quan trọng chi phối việc tính toán độ dốc mái. Do lượng mưa ở từng địa phương là khác nhau, tần suất mưa cũng như lượng mưa diễn ra cùng lúc khác nhau, ảnh hưởng đến lượng nước cần thoát và thiết kế độ dốc mái.

Chiều cao của mái nhà xưởng

Với mái bên trong nhà xưởng hoặc mái dật cấp (chiều cao < 2,4 m), cần phải gia cố lại phần mái sao cho chắc chắn, để nước có thể thoát ra nhanh nhất. Ngược lại nếu mái có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2,4 m thì phải bố trí thêm ống/máng thoát nước riêng.

độ dốc mái tôn
Độ dốc mái ảnh hưởng rất lớn vấn đề thoát nước.

Chiều dài của mái

Tính toán chiều dài của mái để phù hợp với quá trình thoát nước. Diện tích của mái lớn, ngoài việc tính toán độ dốc thì giải pháp vít mái cũng liên quan đến việc hạn chế các vấn đề thấm dột. Nên bắn silicon vào vít mái tôn để tránh nước rò rỉ vào nhà xưởng, giúp tăng tuổi thọ mái tôn.

Khe tải nhiệt

Trong nhiều trường hợp, độ dốc của nhà xưởng được xây dựng nhỏ hơn 6%, lúc đó, các chuyên gia thiết kế cần nghiên cứu để tạo khe tải nhiệt trên 25 m, ở lớp chống thấm làm bằng bê tông cốt thép.

Kết hợp phương án lắp đặt máng xối

Tùy theo nhu cầu thiết kế và công nghệ mà mái xưởng nhiều nhịp sẽ được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài nối với hệ thống thoát nước chung của nhà xưởng. Nếu hệ thống thoát nước ở bên trong cần phải có hệ thống máng treo hoặc ống dẫn nước đặt ở trong phân xưởng, máng thoát nước này bắt buộc phải có nắp đậy làm từ nguyên liệu bê tông cốt thép và có thể tháo lắp dễ dàng.

Kiểu mái

Nhà xưởng nhỏ có thể sử dụng kiểu mái 1 dốc, độ dốc mái nằm trong tầm 10% – 30%. Đảm bảo an toàn và khả năng thoát nước.

độ dốc mái tôn
Kiểu mái nhà xưởng ảnh hưởng đến việc tính toán độ dốc

Nhưng với nhà xưởng lớn thì cần phải sử dụng kiểu mái 2 dốc để giảm độ dốc cho công trình. Đảm bảo không bị lật mái khi gặp trở ngại về thời tiết và không gây vấn đề thấm dột do thoát nước không kịp.

Các vấn đề thấm dột có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên điều đó lại thường chỉ phát hiện khi xưởng đã đi vào hoạt động. Vì thế hãy lựa chọn một đơn vị xây dựng có uy tín và kỹ thuật chuyên môn cao. Nếu bạn đang băn khoăn về các vấn đề kết cấu trong xây dựng xưởng, hãy liên hệ với Song Phát ngay nhé.

——————————————————————— Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thiết Kế Xây Dựng Song Phát Địa chỉ: 42 Bình Giã, F 13, Q Tân Bình, Tp.HCM Hotline: 0989.04.05.06 Email: info@xaydungsongphat.com

Từ khóa » độ Dốc Mái Tôn Nhà Xưởng