8 Lý Do Bạn Nên Dùng Trà Sả

1. Đặc điểm của cây sả

Sả là loại cây mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám. Thân rễ trắng hoặc hơi tím.

Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral.

Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), geraniol (40%).

Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực.

Sả có thể dùng khô hoặc tươi.photo-1638262421490

Trà sả là một cách tuyệt vời để giải độc cơ thể.

2.Công dụng của trà sả

2.1 Tốt cho tiêu hóa

Trà sả có thể giúp ứng phó với các vấn đề về tiêu hóa như giảm: Buồn nôn, táo bón, đầy hơi và làm dịu dạ dày… giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia năm 2012 cho thấy sả có tác dụng chống loét dạ dày, giúp giảm đau bụng.

2.2 Giảm huyết áp

Sả có nhiều kali và giúp tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medical Forum, sả có hiệu quả trong việc giảm huyết áp.

2.3. Hỗ trợ giảm cân

Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Theo một báo cáo năm 2013 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng và quá trình oxy hóa chất béo, do đó góp phần giảm cân.photo-1638262423801

Trà sả mang lại lợi ích giảm cân.

2.4 Ngừa ung thư, chống lão hóa

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm cho thấy, sả chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có khả năng chống lại các gốc tự do, nguyên nhân gây ra sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như lão hóa sớm.

2.5 Giảm stress

Sả là một thành phần có trong công thức thảo dược có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng.

2.6 Tốt cho tim mạch

Sả được sử dụng để điều trị cholesterol cao và kiểm soát bệnh tim. Một bài báo đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm đã kiểm tra tác động của sả đối với chuột. Người ta phát hiện ra rằng ăn sả làm giảm mức cholesterol, và do tác động đáng kể của việc giảm cholesterol, nó có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ khỏi các bệnh tim lớn.

Nói chung, sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề về cholesterol cao.

2.7 Thúc đẩy sự phát triển của tóc

NỘI DUNG:
  • 1. Đặc điểm của cây sả
  • 2.Công dụng của trà sả
  • 2.1 Tốt cho tiêu hóa
  • 2.2 Giảm huyết áp
  • 2.3. Hỗ trợ giảm cân
  • 2.4 Ngừa ung thư, chống lão hóa
  • 2.5 Giảm stress
  • 2.6 Tốt cho tim mạch
  • 2.7 Thúc đẩy sự phát triển của tóc
  • 2.8 Tăng cường sức khỏe răng miệng
  • 3. Cách làm trà sả

Dùng sả là một phương pháp điều trị mọc tóc hiệu quả và làm tăng sự phát triển của tóc. Nó là một nguồn giàu vitamin A và C, đóng vai trò là chất dinh dưỡng cần thiết cho cả da và tóc. Uống trà sả thường xuyên có thể giúp tăng cường các nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy sả làm giảm đáng kể gàu trong vòng một tuần.

Ngoài ra, có thể sử dụng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.

2.8 Tăng cường sức khỏe răng miệng

Theo nghiên cứu năm 2012 được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia, các đặc tính kháng khuẩn của sả giúp chống lại vi khuẩn streptococcus sanguinis, vi khuẩn gây sâu răng.

3. Cách làm trà sả

Thành phần: Nước, sả, mật ong

Cách làm:

Rửa sạch sả tươi với nước. Sau khi làm sạch, cắt chúng thành từng miếng nhỏ.

Đun sôi nước và cho sả tươi vào.

Đun sôi tiếp khoảng 10 phút.

Lọc trà, thêm mật ong và dùng nóng.

Mời độc giả xem thêm video:

Tiêm vaccine COVID-19: Vì sao trẻ em không nên vận động mạnh sau khi tiêm?

Từ khóa » Cách Dùng Cây Sả Chữa Bệnh