8 Lý Do Nên Chọn Phần Mềm Chỉnh Sửa Video Trên điện Thoại Capcut

Có thể đối với những người làm video editor hoặc đơn giản chỉ là một người sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội giải trí như Tiktok, Facebook, Youtube,… thì CAPCUT không còn là cái tên quá xa lạ nữa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ với số lượng người dùng Tiktok đông đảo thì Capcut cũng trở thành ứng dụng chỉnh sửa video trên điện thoại được nhiều người dùng biết đến, yêu thích và lựa chọn sử dụng mỗi khi muốn cắt ghép, chỉnh sửa, thêm hiệu ứng vào video ở bất kỳ nơi đâu trên chiếc smartphone vô cùng tiện lợi với hàng loạt tính năng xịn xò không hề thua kém (thậm chí có những tính năng vượt trội) các phần mềm trên máy tính. Trong bài viết này, mình chỉ nói đến ứng dụng chỉnh sửa video dành cho điện thoại (bài khác mình sẽ nói về ứng dụng trên máy tính).

Nếu bạn chưa biết đến ứng dụng Capcut chỉnh sửa video trên điện thoại thì có thể xem chuỗi video hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Capcut (phiên bản mobile dành cho cả android và ios) ngay tại đây: NHẤN VÀO ĐÂY

Đối với bản thân mình là một người thích quay lại các hoạt động, những khoảng khắc, dựng, edit video nên vẫn luôn tìm hiểu, làm quen, trải nghiệm (vọc) nhiều phần mềm (ứng dụng/app) trên cả điện thoại và máy tính, cũng như TẢI về máy, DÙNG THỬ và sau đó nếu không hài lòng (hoặc không đủ tính năng, không đáp ứng được nhu cầu) thì lại XÓA là việc diễn ra thường xuyên.

Nên bài viết này không mang tính chất quảng bá cho app Capcut (vì mình cũng chẳng nhận được lợi lộc gì từ đó) mà bản thân mình nhận thấy những vấn đề trước đây từng trải qua khi tìm và chọn lọc những ứng dụng như thế này, điều đó là lí do có bài viết này, chia sẻ về những góc nhìn và trải nghiệm của mình khi sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho công việc. Và bạn có thể tham khảo. Tin tôi đi, nó hoàn toàn có ích cho bạn ! Đó là điều tôi dám chắc chắn với bạn sau khi đọc bài viết này. Phần sau mình cũng sẽ phân tích các tiêu chí giúp bạn rõ hơn khi lựa chọn ứng dụng.

Như đã nói ở trên, tôi từng sử dụng qua khá nhiều phần mềm (có người sẽ gọi là app hoặc ứng dụng) nhưng đối với phần mềm làm video trên điện thoại thì CapCut thật sự đem đến những tính năng mà nhiều app (trước đó khi mình sử dụng) vẫn còn thiếu và thật sự thích thú (có phần bất ngờ) khi một app mobile có thể cung cấp nhiều tính năng đáng mong đợi như vậy (và vẫn còn đang update thêm).

Trước đây, với 1 số ứng dụng như VivaVideo hay VideoShow, bạn phải trả phí mới có thể xuất video với chất lượng cao, và nếu không trả phí thì khi xuất video cũng sẽ bị dính logo (watermark) của nhà cung cấp ứng dụng trong video và còn bị hạn chế một số tính năng nâng cao (Tất nhiên rồi, nhà sản xuất nào cũng phải tính đến việc thu tiền từ bản nâng cấp hoặc hiển thị quảng cáo để có kinh phí duy trì đội ngũ, hệ thống và chi phí nghiên cứu, đầu tư, phát triển thêm tính năng chứ).

Nếu bạn đang có ác cảm (hoặc cảm thấy khó chịu) với những hình thức quảng cáo như vậy thì tôi khuyên bạn nên thay đổi cách nhìn (hoặc là trả phí để không phải thấy quảng cáo ở mọi nơi, haha), vì giờ đây thế giới đã thay đổi rất nhiều về hành vi và cách tiếp cận, sử dụng dịch vụ và quảng cáo online là một trong số những giải pháp phổ biến hàng đầu, nếu bạn là người đang kinh doanh hoặc bán hàng, marketing thì càng phải hiểu và nhìn nhận đúng về quảng cáo online hay những phương pháp như thế này. Đọc thêm về “Quảng cáo là cách nhanh nhất để có được khách hàng” ở đây)

Thật sự mình không sử dụng nhiều đối với 2 ứng dụng VivaVideo hay VideoShow, hay những ứng dụng kiểu như vậy nhưng lại thấy có khá nhiều bạn bè và học viên sử dụng.

Tại sao mình biết điều đó ?

Vì khi họ đăng video lên thì vẫn còn bị dính kèm logo của ứng dụng, một số khác thì chất lượng video bị giảm, mờ, nhòe, không rõ NÉT (có thể một phần là do video được quay với chất lượng thấp (đầu vào)) hoặc nhìn quá ẢO (qua nhiều bộ lọc (filter), các bước chỉnh sửa, làm đẹp, hiệu ứng,…) và làm giảm chất lượng của video, nên mình đã biết họ đang sử dụng app nào. Đó là vấn đề !

Các ứng dụng chỉnh sửa video lúc đó mình gặp 1 vài hạn chế như dính logo và xuất bản video chất lượng thấp, mình tìm hiểu thêm thì có 1 app khá tốt đó là inShot (mình cũng có video hướng dẫn cách làm video bằng inShot và đăng lên kênh youtube của mình, bạn có thể xem ở đây NHẤN VÀO ĐÂY. Nhưng thời điểm đó inShot vẫn chưa thể thêm nhiều lớp phủ vào video (thêm video (hoặc hình ảnh) nằm trong video chính) thì không được, do đó mình lại tiếp tục tìm các ứng dụng khác như Filmora, Adobe Clip, Quick, iMovie, mỗi ứng dụng lại có một tính năng ưu điểm riêng. Sau đó nhiều người biết và sử dụng app Kinemaster, một ứng dụng xịn xò lúc bấy giờ với nhiều tính năng nổi bật, trong số đó có tách nền (phông xanh) và nhiều hiệu ứng đẹp mắt, điều mà trước đó chỉ có trên các ứng dụng máy tính, rất ít ứng dụng trên điện thoại có thể tách nền được, nhưng để sử dụng thì bạn phải trả phí thì mới có thể xuất video chất lượng cao và không bị dính logo nhà cung cấp.

Mình lại tìm tòi app nào khác có thể tốt hơn (mà vẫn miễn phí). Vì ngoài nhu cầu sử dụng cá nhân, mình muốn chia sẻ cho những học viên và cả những người xem trên kênh youtube của mình biết để sử dụng app tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể (đôi lúc sẽ có ý kiến trái chiều ở đây). Sau đó mình biết đến phần mềm VN Video Editor Maker VlogNow, ứng viên với cái tên rất dài và khó nhớ (bây giờ thì đã đổi tên thành VN Video Editor) đáp ứng được rất nhiều tiêu chí bên trên, mình cũng có làm chuỗi video chia sẻ về cách cài đặt và sử dụng phần mềm VN Video Editor (tên lúc đó vẫn là VN Video Editor Maker VlogNow) bạn có thể xem video chia sẻ và hướng dẫn sử dụng app VN Video Editor TẠI ĐÂY

Sau đó mình mới biết đến Capcut. Hai phần mềm VN và Capcut có điểm tương đồng và khá giống nhau, thanh chỉnh sửa của VN dễ nhìn hơn, còn Capcut lại nhiều tính năng hơn. Đó là 1 câu chuyện cũng khá dài mình xin phép tóm tắt lại một chút.

Mình ko chê ứng dụng nào hết , mỗi ứng dụng sẽ có điểm mạnh và một vài tính năng riêng biệt nổi bật mà có thể ứng dụng khác sẽ không có (hoặc họ ko hướng tới) nhưng tiêu chí mình hướng đến là nhu cầu mình sử dụng.

Nếu chỉ cắt/thêm bớt video này với video kìa thì quá đơn giản và hầu hết ứng dụng có thể đáp ứng được điều này nhưng nhiều người nhu cầu của họ không dừng lại ở việc chỉ cắt và ghép video (haha)

Nếu cần kiểu như phim cổ trang (hoặc phim viễn tưởng) múa may bay chưởng xèo xèo hiệu ứng nhiều thì tìm ứng dụng tương ứng có thể làm được điều đó, vì 1 số ứng dụng rất đơn điệu sẽ ko có những hiệu ứng để bạn thỏa lòng sáng tạo (hoặc có thể, nhưng bạn phải tự mình tạo ra hiệu ứng đó bằng cách cắt ghép, canh chỉnh tốc độ, thời gian, sáng tối, … khá là mất thời gian mà đôi lúc lại còn không đẹp bằng 1 tính năng chuyên dụng của 1 ứng dụng có sẵn, ở đây là tính chuyên dụng, được nghiên cứu, lập trình, tạo ra để phục vụ chuyên 1 nhiệm vụ nào đó rồi)

Dưới đây mình sẽ chia sẻ 8 lí do (tiêu chí) để lựa chọn ứng dụng làm video phù hợp dưới góc nhìn của mình, đó là ứng dụng Capcut và 1 lí do ngăn cản bạn không nên dùng Capcut:

1. Nhu cầu sử dụng:

Theo mình đây là yếu tố quan trọng nhất, vì biết nhu cầu và mục đích sử dụng của mình là gì, làm video như thế nào để tìm/cài đặt phần mềm phù hợp vừa hiệu quả, đỡ phải chuyển đổi qua 2,3 app mới làm được 1 cái video, vừa giảm chất lượng video, vừa tốn bộ nhớ lưu trữ dữ liệu và đôi lúc còn gây khó chịu khi làm việc (làm video mà cảm giác khó chịu hay cau có là không ra ý tưởng hay được nha).

2. Tính năng cần có:

Dựa vào nhu cầu và mục đích ở trên mà chọn tìm ứng dụng có những tính năng tương thích phù hợp với nhu cầu, nếu ứng dụng này không có thì mình lại tìm ứng dụng khác, thật may là trong bài viết này bạn sẽ có kha khá thông tin, tên những ứng dụng và gợi ý các tiêu chí này để tham khảo cho khỏi bị chật máy và tốn thời gian tự mày mò nghiên cứu TÌM – TẢI và XÓA.

Tính năng PiP (viết tắt của “picture in picture” là 1 tính năng mà trước đây mình phải lục lọi các app để tìm kiếm nhưng không có, hiện nay thì hầu hết các ứng dụng đều đã có tính năng này) giúp bạn có thể chồng nhiều lớp video hoặc hình ảnh trong 1 video chính.

3. Chất lượng xuất video:

Nếu bạn chỉ muốn làm chơi chơi bình thường thì có thể bỏ qua tiêu chí này, nhưng nếu bạn đang muốn làm 1 chiếc video để có thể lưu trữ lâu dài hoặc sau này có thể dùng lại vẫn có chất lượng cao, không bị mờ, không bị mất nét thì đây là 1 tiêu chí quan trọng, đặc biệt quan trọng hơn nữa với những ai đang (hoặc muốn) làm thương hiệu cá nhân, làm video bán hàng, kinh doanh, marketing, gửi khách hàng, đối tác,….

Nhiều người sẽ không xem trọng yếu tố này, vì nhìn trên giao diện màn hình điện thoại vẫn rất đẹp và …ổn, nhưng đó là màn hình với kích thước chỉ 4 inch, 5 inch hoặc 6 inch, nhưng khi đưa lên màn hình với kích thước lớn hơn như màn hình máy tính (laptop) hoặc Tivi (khoảng 13,14,15 inch thì sẽ thấy mờ, mất nét, thậm chí rỗ. Vậy mà nhiều trường hợp chỉ xem trên điện thoại đã thấy mờ rồi, nên các bạn lưu ý nhé.

  • Khi xem video, người xem sẽ có thể đánh giá mức độ đầu tư, sự chỉnh chu, chuyên nghiệp của người làm.
  • Một yếu tố khác khá quan trọng là video đầu vào, nghĩa là video được quay trước khi edit, nếu thiếu sáng, camera bị bẩn, độ phân giải thấp, rung lắc, lấy nét sai,… thì chất lượng video bị thấp ngay từ đầu.
  • Chọn app có thể xuất video với chất lượng cao (Với Capcut, bạn có thể xuất video chất lượng 2k hoặc 4k tùy theo cấu hình và cài đặt của máy)

4. Logo (watermark):

Cũng như mục (3) ở trên, nếu như bạn chỉ đơn thuần làm video chơi chơi thì cũng không cần quá quan trọng, mình phân tích chủ yếu hướng đến đối tượng là người muốn làm video chuẩn, người kinh doanh hoặc marketing, làm thương hiệu,… sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

  • Hiện logo trên video khiến người khác có thể thấy mình đang sử dụng 1 ứng dụng nhưng không trả phí.
  • Bị hạn chế phân phối và tiếp cận người xem trên 1 số nền tảng như Facebook hay đặc biệt là Tiktok.
  • Có trường hợp edit video 2 lần qua 2 app khác nhau bị dính chồng logo đè lên nhau nhìn rất mất điểm.

Nhưng ngược lại, nếu nội dung trong video Tiktok của bạn được người khác thấy hay và tải về đăng lên các nền tảng khác thì sẽ có lợi cho bạn, giúp “id” của bạn được nhiều người tiếp cận hơn, phân phối tự nhiên nhanh hơn mà ko cần tốn chi phí, nhiều người sẽ tìm kiếm bạn (hoặc video) thông qua id của bạn.

Bạn cũng có thể tải video từ Tiktok về nhưng không bị dính id của người đăng bằng cách này: Xem hướng dẫn

Với Capcut, bạn có thể gỡ phần xuất hiện logo ở cuối video bạn làm bằng cách hoàn toàn chính quy mà không cần trả phí hay crack (Xem tại đây https://youtu.be/AJg8TYiN_Is )

5. Độ ổn định

  • Ứng dụng không bị giật lag, hoặc thậm chí gặp tình trạng bị thoát ra (out) khi bạn đang edit video.
  • Nếu có thể tự lưu từng thời điểm mà không cần phải nhấn nút lưu cũng là 1 ưu điểm.

Với tiêu chí này nếu làm mà bị đơ vài lần là bạn sẽ tự cảm thấy khó chịu và nói bái bai gỡ ngay ứng dụng đó sau vài lần sử dụng thôi.

  • Có thể lưu lại bản chỉnh sửa để chỉnh sửa lần sau, 1 số ứng dụng sau khi bạn xuất video thì sẽ bị mất dự án đó luôn, còn như Capcut thì sẽ tự lưu lại dự án đó để lần sau bạn có thể vào và chỉnh sửa tiếp.

Tự lưu cũng có ưu điểm và khuyết điểm: Ưu điểm là giúp bạn có thể tiếp tục làm những việc còn dang dở, chỉnh sửa thêm (làm thêm, bổ sung) sau khi đã xuất video trước đó nhưng khuyết điểm là sẽ tốn bộ nhớ lưu trữ dữ liệu trên máy của bạn hơn (nếu bạn quên hoặc ko để ý để xóa bớt). Nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động xóa sau khi đã làm xong dự án (video) để giải phóng bộ nhớ và giúp máy chạy mượt hơn.

6. Miễn phí và nhiều tính năng được mở:

  • Đây chắc chắn là điều mà nhiều người mong chờ rồi, đúng tiêu chí NGON – BỔ – RẺ, mà ở đây là MIỄN PHÍ chứ không phải RẺ nữa, full tính năng được mở khóa sử dụng mà không bị giới hạn. Hẳn là ứng dụng mà bạn nên cài đặt và sử dụng ngay và luôn.
  • Các tính năng còn được update và bổ sung thường xuyên nữa chứ.

7. Lỗi font chữ tiếng Việt (có dấu):

  • Cũng như mục (3) nhiều người sử dụng hay gặp lỗi font (phông) chữ khi sử dụng tiếng Việt có dấu, đây là điều rất cơ bản nhưng cũng rất phổ biến, và nếu làm thương hiệu thì nên hiểu và đặc biệt nên tránh để xảy ra lỗi này trong hình ảnh/video của mình.
  • Ở Capcut có nhiều phông chữ tiếng Việt khá đẹp và không bị lỗi khi viết có dấu, rất tiện, thẩm mỹ, phổ biến và đáng để sử dụng.

Cho ai chưa biết lỗi phông (font) chữ là như thế nào thì bạn có thể xem qua video này NHẤN VÀO ĐÂY

8. Kho hiệu ứng phong phú & đa dạng thể loại:

Đây là một trong những lí do thuyết phục người dùng “đến và ở lại” với nền tảng Capcut, khi có cả một kho hiệu ứng đồ sộ cùng vô số tính năng mới được bổ sung liên tục và không có dấu hiệu dừng lại. Một nơi sáng tạo ý tưởng không ngừng nghỉ, và nhiều những hiệu ứng theo phong cách điện ảnh trước giờ ai cũng nghĩ chỉ có trên phim hoặc đội ngũ kỹ xảo điện ảnh như hollywood mới làm được (thật ra thì các phần mềm chuyên dụng trên máy tính mới có thể đảm đương nổi) thì nay app mobile nói chung và Capcut nói riêng cũng đã có thể làm được rất nhiều điều tưởng chừng như chỉ nằm mơ mới có thể thấy được.

9. Tại sao không nên sử dụng Capcut ?

Nếu bạn là một người thích quay dựng video thì tôi nghĩ bạn không nên cài ứng dụng capcut vì có thể bạn sẽ bị nghiện vì có quá nhiều tính năng hay và thú vị ở đây (haha)

Một số người bạn mà tôi biết thì cho rằng “Tại sao lại có ứng dụng tốt như vầy mà lại miễn phí?” hay “Đây là ứng dụng của Trung Quốc”

Vâng, đúng rồi, CÓ PHÍ cũng suy nghĩ mà MIỄN PHÍ cũng phải suy nghĩ, kiểu nào cũng phải cân nhắc.

Phân tích ĐÚNG – SAI, LỢI – HẠI thì chắc sẽ nhiều chuyện để viết lắm, nhưng cơ bản cũng có người lo mất dữ liệu, đột nhập thông tin cá nhân,… các kiểu. mình nghĩ mọi người có thể đọc qua các điều khoản và cấp quyền trước khi cài là okla rồi, và các ứng dụng cũng được kiểm duyệt trước khi đưa lên cửa hàng, những yếu tố khác, nhưng nói chung là mình đang dùng. Lựa chọn là ở bạn.

Đối với app Capcut phiên bản giao diện mobile đáp ứng cho nhu cầu NHANH – GỌN – LẸ, tiện dụng và thường xuyên di chuyển, làm linh hoạt mọi lúc mọi nơi, có thể quay bằng điện thoại và chỉnh sửa, xuất video và đăng ngay lập tức lên các mạng xã hội dễ dàng.

Nhưng có 1 nhược điểm (mà đa số khi làm trên mobile gặp phải) đó là màn hình nhỏ do đó những đường line tính năng bị ẩn trên thanh chỉnh sửa chính, nếu không quen sẽ hơi khó nhìn 1 chút, và nếu có nhiều chi tiết cần độ tỉ mỉ, cắt ghép và chồng nhiều lớp thì thao tác trên đầu ngón tay lên màn hình có thể sẽ gặp khó khăn chút ít (đối với những người đã quen thì chắc cũng không phải là trở ngại quá lớn) và nếu video có thời lượng lớn sẽ không phù hợp lắm.

Vậy thì chúng ta có thể sử dụng Capcut phiên bản máy tính, đặc biệt là không cần cài thêm phần mềm giả lập (Mình sẽ giới thiệu ở bài viết sau)

Bài viết mang tính chất chia sẻ từ góc nhìn cá nhân sau quá trình sử dụng, bạn có thể tham khảo để lựa chọn phần mềm (ứng dụng/app) phù hợp cho quá trình sử dụng của mình.

Nội dung không nhằm mục đích quảng cáo, khen chê với ứng dụng nào khác, như có nêu trong bài, mỗi ứng dụng đều có những tính năng nổi bật riêng, quan trọng là có phù hợp với mục đích sử dụng hoặc đáp ứng được nhu cầu hay không mà thôi.

Hãy bình luận quan điểm và ý kiến của bạn nhé, điều đó sẽ giúp mình hoàn thiện và có thêm góc nhìn khác hơn những nội dung sau này.

Từ khóa » Cách Xuất Video 4k Trên Capcut