8 Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng Mà Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hậu môn là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, có chiều dài từ 2,5-4cm và nằm ở cuối trực tràng. Trong một số trường hợp, sưng hậu môn hay hậu môn bị sưng 1 bên do nhiều nguyên nhân nhưng thường là tạm thời và vô hại. Tuy nhiên, đôi lúc sưng hậu môn đau lại là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn cần theo dõi.
Cùng tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến khiến hậu môn bị sưng và cách điều trị tình trạng này qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau bạn nhé!
“Vạch mặt” 8 nguyên nhân khiến hậu môn bị sưng
Hiện tượng sưng đau hậu môn có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
1. Nứt hậu môn gây sưng và đau rát hậu môn
Bạn có từng phải trải qua tình trạng hậu môn bị sưng sau khi đi đại tiện và thắc mắc rằng nguyên nhân do đâu không? Theo các chuyên gia, rất có thể bạn đã bị nứt hậu môn. Nứt hậu môn là một vết rách ở ống hậu môn, thường xảy ra ở những người bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:
- Đau rát và chảy máu hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện
- Hậu môn bị ngứa và sưng
- Vùng da quanh hậu môn bị nứt, xuất hiện da thừa ở hậu môn…
2. Hậu môn bị sưng do áp xe
Áp xe quanh hậu môn là tình trạng sưng đau, mưng mủ xảy ra ở khu vực xung quanh hậu môn do nhiễm trùng. Khi các khối áp xe phát triển to và bị vỡ, người bệnh sẽ thấy dịch mủ chảy ra ngoài. Đồng thời, tình trạng này cũng thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, sưng và đau rát hậu môn.
3. Hậu môn bị sưng do bệnh trĩ
Nhiều người thường thắc mắc, triệu chứng hậu môn sưng đau là do đâu hay vì sao bị hậu môn bị sưng sau khi đi đại tiện? Câu trả lời là rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn, gây ứ máu và tạo ra cấu trúc dạng búi. Nếu mắc bệnh trĩ, bạn có thể thường bị sưng hậu môn sau khi đi đại tiện.
Hiện tượng phình giãn tĩnh mạch xảy ra ở bên dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại. Ngược lại, búi trĩ xuất hiện ở trên đường lược và được phủ bởi niêm mạc tuyến của trực tràng thì được gọi là trĩ nội. Căn bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến hậu môn bị sưng.
Người lớn tuổi, người có chế độ ăn ít chất xơ, người bị táo bón kinh niên và phụ nữ mang thai là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:
- Cảm giác ngứa ngáy hậu môn
- Xuất huyết trực tràng
- Đau rát hậu môn
- Sờ thấy một búi trĩ mềm nằm lấp ló hoặc sa hẳn ra ngoài ống hậu môn
Hãy đọc thêm
Mắc bệnh trĩ phải làm sao?
4. Hậu môn bị sưng 1 bên do viêm
Viêm hậu môn là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống hậu môn. Bệnh có thể khiến bạn bị sưng hậu môn ở 1 bên hoặc cả 2 bên tùy vị trí bị ảnh hưởng. Viêm hậu môn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý như viêm ruột, nhiễm trùng hậu môn và tiêu chảy mãn tính. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng các món ăn cay, giàu axit và nhiều gia vị cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Ngoài sưng hậu môn, viêm hậu môn còn gây ra các vấn đề như:
- Đại tiện ra máu
- Đau khi đi tiêu
- Ngứa rát hậu môn
- Thường xuyên có cảm giác buồn đi vệ sinh dù không có nhu cầu đi đại tiện
- Tiêu chảy
- Đau ở vùng bụng trái
- Cảm giác đầy ở trực tràng
5. Bị sưng hậu môn do rò hậu môn
Bạn có từng thắc mắc hậu môn bị sưng 1 bên hay cả 2 bên là do đâu không? Nếu câu trả lời là “có”, đừng bỏ qua những chia sẻ ngay sau đây!
Bên trong lỗ hậu môn có một số tuyến bã nằm rải rác. Khi các tuyến này bị tắc nghẽn do một lý do nào đó, vi khuẩn sẽ bắt đầu tích tụ và tạo thành một ổ áp xe tại đây.
Theo thời gian, ổ áp xe sẽ gia tăng dần kích thước và thoát ra bên ngoài bằng cách tạo ra một lỗ hổng trên vùng da gần với hậu môn. Nói cách khác, lỗ rò hậu môn chính là “đường hầm” nối từ tuyến bị viêm đến lỗ hổng thông ra bên ngoài này.
Các triệu chứng thường gặp của rò hậu môn bao gồm:
- Đau rát hậu môn
- Chảy dịch có mùi hôi gần hậu môn
- Chảy máu trực tràng
- Sưng đỏ quanh hậu môn
6. Hậu môn bị sưng do bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một dạng bệnh viêm ruột. Bệnh thường gây loét thành trong của ruột non và ruột già nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào thuộc đường tiêu hóa, bao gồm cả hậu môn. Các triệu chứng phổ biến của căn bệnh này bao gồm:
- Đau bụng dưới
- Hậu môn sưng đau
- Sốt
- Tiêu chảy
- Chảy dịch ở hậu môn, âm đạo hoặc bìu
Có thể bạn quan tâm
Người bị viêm đường ruột nên ăn và kiêng ăn gì?7. Hậu môn bị sưng do ung thư hậu môn
Sưng hậu môn là triệu chứng cảnh báo điều gì, nếu đã loại trừ các nguyên nhân kể trên? Theo các chuyên gia sức khỏe, dù khá hiếm gặp nhưng hậu môn bị sưng cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư hậu môn. Biểu hiện của ung thư hậu môn thường khá giống với triệu chứng của các căn bệnh rối loạn hậu môn khác, bao gồm:
- Chảy máu hậu môn
- Cảm giác ngứa ngáy ở hậu môn
- Đau rát hậu môn
- Cảm giác khó chịu ở khu vực trực tràng
- Tiết dịch bất thường từ hậu môn
- Thay đổi thói quen đi đại tiện.
8. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể gây sưng hậu môn
Bị sưng hậu môn sau khi “yêu” là vì sao? Tư thế quan hệ “cửa sau” thường không được khuyến khích vì tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, đặc biệt là nguy cơ nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, những va chạm, cọ xát khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể khiến các mô nhạy cảm xung quanh hậu môn bị kích thích, gây sưng đau, chảy dịch hoặc chảy máu.
Chẩn đoán tình trạng sưng hậu môn
Để chẩn đoán tình trạng sưng hậu môn, bác sĩ sẽ thu thập thông tin bệnh sử và yêu cầu người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra thể chất. Các vấn đề liên quan đến rối loạn hậu môn có thể nhận biết bằng mắt thường hoặc thông qua các bài kiểm tra ống hậu môn chuyên biệt.
Bên cạnh đó, để xác định nguyên nhân gây sưng, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm sau:
- Soi hậu môn: Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát được trực tiếp niêm mạc hậu môn và trực tràng để xem xét các dấu hiệu bệnh.
- Soi đại tràng sigma: Với phương pháp soi đại tràng sigma, các bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc ống soi mảnh có gắn camera ở đầu để kiểm tra các bất thường bên trong trực tràng và đại tràng sigma.
- Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng cũng sử dụng một chiếc ống dài nối với camera để kiểm tra trực tràng và ruột già.
Hậu môn bị sưng phải làm sao?
Việc phải trải qua cảm giác đau đớn ở hậu môn thật không hề dễ chịu, do đó, hậu môn bị sưng phồng phải làm sao là thắc mắc rất thường gặp. Theo các bác sĩ, phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên nhân khiến hậu môn bị sưng, cụ thể như sau:
1. Nứt hậu môn
Hiện tượng nứt hậu môn có thể được khắc phục tại nhà bằng các biện pháp như:
- Tắm rửa bằng nước ấm sau khi đi đại tiện
- Xây dựng chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu chất xơ
- Sử dụng các loại thuốc giúp làm mềm phân
- Uống nhiều nước
- Sử dụng các loại thuốc bôi hậu môn bị sưng để giảm đau
Trong trường hợp mãn tính, các vết nứt hậu môn sẽ cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ngoài ra, tiêm botulinum (Botox) vào cơ thắt hậu môn cũng là một cách giúp chữa lành vết nứt hậu môn mãn tính.
2. Áp xe quanh hậu môn
Trường hợp áp xe khiến hậu môn bị sưng phồng phải làm sao? Việc điều trị khối áp xe quanh hậu môn thường được xử lý bằng phương pháp phẫu thuật để dẫn lưu dịch mủ ra ngoài. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi từ 3 đến 4 tuần để vết thương lành lại hoàn toàn.
3. Điều trị bệnh trĩ
Để điều trị tình trạng hậu môn bị sưng do bệnh trĩ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ
- Làm mềm phân bằng cách bổ sung các sản phẩm tăng cường chất xơ cho cơ thể
- Uống nhiều nước
- Tắm nước ấm hoặc tắm bồn vài lần mỗi ngày
- Giữ tâm trạng thoải mái khi đi đại tiện
- Không ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu
Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như:
- Thắt vòng búi trĩ
- Phương pháp cắt trĩ bằng laser
- Phương pháp Longo
4. Cách chữa hậu môn bị sưng do viêm hậu môn
Phương pháp điều trị viêm hậu môn phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm nhiễm, trong một số trường hợp các bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc bôi hậu môn bị sưng. Một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ
- Hạn chế lo âu, căng thẳng, stress
- Chườm lạnh tại vị trí viêm
5. Điều trị lỗ rò hậu môn
Phẫu thuật gần như là phương pháp điều trị duy nhất đối với tình trạng lỗ rò hậu môn. Do đó, khi gặp tình trạng này, bạn nên đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.
6. Điều trị sưng hậu môn do bệnh Crohn
Có nhiều phương pháp được sử dụng kết hợp để điều trị bệnh Crohn, bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh
- Dùng thuốc ức chế miễn dịch
- Sử dụng các loại thuốc sinh học
- Phẫu thuật
7. Điều trị ung thư hậu môn
Phương pháp điều trị ung thư hậu môn sẽ được lựa chọn dựa trên các yếu tố như loại ung thư, kích thước khối u, giai đoạn ung thư và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Thông thường, ung thư hậu môn có thể được điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.
Hậu môn bị sưng có thể gây ra cảm giác khó chịu nhưng nó không phải là một vấn đề quá nguy hiểm và thường không để lại di chứng về sau. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp đơn giản như tắm nước ấm, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và sử dụng thuốc bôi hậu môn bị sưng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng kéo dài, gây chảy máu hoặc ảnh hưởng đến việc đại tiện, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Hậu Môn đau Rát Có Mủ
-
Hậu Môn Chảy Mủ Là Bệnh Gì & Cách Khắc Phục Hiệu Quả [ Thông Tin ]
-
Hậu Môn Sưng đau Và Chảy Mủ Vàng : Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bệnh Lý Thường Gặp ở Vùng Hậu Môn
-
Nguyên Nhân Bạn đi đại Tiện Bị đau Rát Hậu Môn | Vinmec
-
Búi Trĩ Có Mủ Là Gì ? Cách Chữa Như Thế Nào? - COTRIPRO Gel
-
Đau Rát Khó Chịu Hậu Môn Phải Làm Sao?
-
Đau Rát Hậu Môn Là Bệnh Gì, điều Trị Ra Sao? | TCI Hospital
-
Rát Hậu Môn: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục | Medlatec
-
Áp Xe Hậu Môn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Các Phương Pháp Phòng ...
-
[Giải đáp] Hậu Môn Chảy Mủ Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Đi Ngoài Bị Nóng Rát Hậu Môn: 8 Nguyên Nhân Gây Nên
-
Đau Hậu Môn Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết, Điều Trị - Thuốc Dân Tộc
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh áp Xe Cạnh Hậu Môn Phương Pháp ...
-
Viêm đường Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị