8 Nguyên Nhân Phổ Biến Khiến Bạn Bị ù Tai - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Việc tự nhiên bị ù tai có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề không chỉ ở thính lực. Vậy, tai bị ù là bệnh gì?
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu hay bị ù tai là bệnh gì, nguyên nhân gây ù tai cũng như cách làm hết ù tai ra sao trong bài viết này nhé!
Ù tai là bệnh gì?
Bị ù tai là một trong những dấu hiệu cho thấy đã có bộ phận nào đó trong cơ thể bạn không còn hoạt động đúng cách nữa. Bệnh ù tai là tình trạng tai bị ù liên tục hoặc gián đoạn, có tiếng ù cực kỳ to hoặc là tiếng rè nhẹ, thường xảy ra ở thanh niên và người lớn tuổi. Bạn có thể bị ù tai trái, bị ù tai phải (tai bị ù 1 bên) hoặc bị ù cả 2 bên tai.
Điểm mặt 8 nguyên nhân bị ù tai phổ biến
Nguyên nhân bị ù tai rất đa dạng nhưng thường gặp là 8 lý do sau:
1. Nghe âm thanh quá lớn
Việc phải tiếp xúc nhiều với tiếng ồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tai bị ù. Những người thường xuyên phải làm việc với thiết bị có âm thanh lớn như thiết bị chế tạo cơ khí, máy cưa, máy nghiền đá… hoặc những người có thói quen nghe nhạc âm lượng lớn trong thời gian dài đều có nguy cơ mắc bệnh ù tai cao.
2. Gặp vấn đề sức khỏe khiến tai bị ù
Tình trạng bị ù tai là bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, các căn bệnh như Meniere (áp lực dịch tai trong bất thường), khối u không ung thư (u dây thần kinh thính giác), cao huyết áp, tiểu đường và dị ứng đều có thể gây ra triệu chứng ù tai.
Nếu lỗ tai bị ù và bạn không tìm được nguyên nhân gây ra những âm thanh lạ trong tai mình, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.
3. Không vệ sinh tai thường xuyên
Ráy tai nhiều là một nguyên nhân phổ biến khác khiến lỗ tai bị ù. Nếu ráy tai đọng lại quá nhiều, tai sẽ bị nghẹt khiến bạn nghe được những âm thanh không có thật. Tốt nhất, bạn hãy nhờ bác sĩ lấy ráy tai để đảm bảo an toàn và tình trạng bị ù tai sẽ không còn nữa.
Đọc thêm
Ảnh hưởng của ráy tai nhiều và cách loại bỏ4. Vùng đầu bị chấn động khiến bạn bị ù tai
Nếu bạn bị ù tai, đặc biệt là trường hợp tai bị ù 1 bên thì hãy nhớ lại xem gần đây đầu bạn có bị va đập mạnh hay không. Hiện tượng bị ù tai, nhất là khi tai bị ù 1 bên là một trong những triệu chứng thường xuất hiện khi đầu bị chấn động.
Những dấu hiệu khác đi kèm thường thấy là đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn nên dùng đồ bảo hộ chuyên dụng khi làm những công việc nguy hiểm như xây dựng hoặc chơi các môn thể thao vận động mạnh như trượt ván, khúc côn cầu.
5. Khớp hàm có vấn đề
Thường xuyên bị ù tai là bệnh gì? Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) xảy ra ở điểm kết nối giữa hộp sọ và xương hàm, tuy không nằm trong tai nhưng chúng vẫn khiến bạn nghe được những âm thanh bất thường.
Vậy bị ù 1 bên tai phải làm sao? Nếu bạn vừa tiến hành điều trị hoặc thẩm mỹ nha khoa, hãy nhờ nha sĩ kiểm tra lại giúp mình để chấm dứt tình trạng tai bị ù nhé!
6. Do sự phát triển xương khiến tai bị ù
Nếu đã loại trừ các nguyên nhân kể trên nhưng tai vẫn bị ù thì trong tình huống này bị ù tai là bệnh gì? Theo nghiên cứu, chứng rối loạn di truyền được gọi là xơ cứng động mạch có thể làm xương bên trong tai phát triển không bình thường, khiến cho nguy cơ bị ù tai trở nên cao hơn hoặc mất thính giác, thường bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn sau 30 tuổi.
Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể phẫu thuật để trị dứt điểm căn bệnh này. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị xơ cứng động mạch, hãy dành sự quan tâm cho tình trạng này từ sớm.
7. Bị căng thẳng quá mức
Nhiều người thường thắc mắc việc đang trải qua tình trạng căng thẳng quá mức có phải là nguyên nhân bị ù tai không? Các chuyên gia sức khỏe cho rằng stress cũng có thể làm tai của bạn bị ù dù bản thân sự căng thẳng không phải là nguyên nhân gốc rễ.
Tương tự như một cái radio, nếu có một bộ phận nào đó không hoạt động đúng, loa sẽ dần trở nên bị rè và tạo nhiều âm thanh lạ khác. Đó là nguyên nhân lý giải vì sao stress lại có thể khiến bạn tự nhiên bị ù tai.
Không chỉ stress mà việc tiêu thụ thức uống có caffeine cũng sẽ tạo ra triệu chứng ù tai như vậy. Lượng caffeine được khuyến nghị sử dụng sẽ không còn phù hợp nữa nếu bạn bị ù tai. Vậy bị ù 1 bên tai phải làm sao? Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để giảm thiểu triệu chứng.
8. Nguyên nhân ù tai có thể do thuốc
Các nhà khoa học ước tính rất nhiều dược phẩm có thể khiến bạn bị ù tai, đặc biệt là khi bạn phải dùng với liều lượng cao. Thông thường, các loại thuốc kháng sinh, thuốc trị trầm cảm và cả việc dùng thuốc giảm đau… quá mức đều có thể là nguyên nhân gây ù tai.
Tuy nhiên, nếu bệnh ù tai của bạn là do nguyên nhân này gây nên thì chỉ cần ngừng dùng thuốc sẽ hết ù tai.
Cách điều trị khi bị ù tai
Bị ù 1 bên tai phải làm sao hay tự nhiên bị ù tai phải làm sao?
1. Cách trị ù tai trong thời gian dài
Bị ù tai phải làm sao hay tự nhiên bị ù tai phải làm gì? Nếu đang đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này, bạn hãy áp dụng những biện pháp sau để đối phó với tiếng ù tai kéo dài:
- Cố gắng quên đi những tiếng ồn này bằng cách hướng sự chú ý của bạn đến những thứ khác.
- Thực hiện các kỹ thuật giúp thư giãn như liệu pháp phản hồi sinh học, thiền định hoặc yoga.
- Việc sinh hoạt trong một căn phòng yên tĩnh có thể khiến chứng ù tai trở nên rối loạn hơn. Nếu có âm thanh làm nền sẽ giảm thiểu được lượng âm nhiễu bạn nghe thấy. Do đó, bạn nên bật nhạc hay các loại tiếng ồn trắng.
- Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với những tiếng ồn có thể là nguyên nhân gây ra chứng ù tai của bạn. Nếu bạn không thể tránh được tiếng ồn lớn, hãy đeo nút tai hoặc đồ bịt tai để bảo vệ.
2. Nếu tai bị thương tổn vĩnh viễn
Bị ù tai phải làm sao? Câu trả lời là bệnh ù tai nếu không thể chữa trị hoàn toàn thì vẫn có cách để bạn kiểm soát chứng bệnh này.
- Sử dụng một thiết bị trợ thính nhỏ đeo ở tai: Thiết bị này sẽ tạo ra những tiếng ồn trắng, giúp át chế tiếng ù kéo dài trong tai. Nhưng mặt hạn chế của phương pháp này là hiệu quả không thể kéo dài.
- Áp dụng phương pháp điều trị ù tai: Phương pháp này sẽ chỉ bạn cách để điều chỉnh âm thanh thay vì cố gắng che giấu tiếng ù. Dù phương pháp này mất khá nhiều thời gian để rèn luyện, nhưng thật sự đem lại hiệu quả cao. Hãy tham vấn thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Bật mí 5 cách ngăn ngừa bệnh ù tai
Để ngăn ngừa triệu chứng ù tai, bạn hãy thực hiện theo các gợi ý sau:
1. Làm sạch tai đúng cách
Thông thường, bạn sẽ dùng tăm bông để làm sạch tai, tuy nhiên phương pháp này có nhiều cái hại hơn là lợi. Việc dùng tăm bông hay bất kỳ thứ gì khác để chèn vào lấy ráy tai sẽ có nguy cơ đẩy ráy tai sát vào trong cao hơn, đặc biệt là với những người có ráy tai khô. Hơn nữa, hành động này có thể làm tổn thương các cơ quan nhạy cảm trong tai như màng nhĩ. Theo thời gian sẽ làm tai ù đi.
Thực chất tai là một cơ quan có thể tự làm sạch. Chất lỏng sáp trong tai (còn gọi là ráy tai) có tác dụng ngăn chặn bụi và các phần tử có hại khác xâm nhập vào tai, chẳng hạn như virus và vi khuẩn. Chức năng của ráy tai rất quan trọng đối với sức khỏe tai, do đó việc có sáp tai là hoàn toàn bình thường.
Nếu ráy tai quá nhiều hay bị tràn ra ngoài, bạn có thể dùng khăn mềm để làm sạch xung quanh khoang tai. Ngoài ra, bạn có thể tìm sự giúp đỡ của bác sĩ để làm sạch tai bằng các dụng cụ chuyên dụng. Tránh việc sử dụng các dụng cụ không bảo đảm vệ sinh để cho vào tai.
2. Giữ cho tai luôn được khô ráo
Khi ku vực xung quanh tai có độ ẩm cao sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào ống tai hơn. Tình trạng này có thể gây nhiễm trùng tai, dẫn đến viêm tai giữa và cũng có thể khiến tai bạn bị ù. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng cả hai tai của bạn luôn khô ráo.
Nếu bạn có sở thích bơi lội, bạn nên sử dụng nút tai mỗi khi bơi để tránh nước xâm nhập vào tai. Trong trường hợp tai bị vào nước, bạn nên ngay lập tức nghiêng đầu qua bên tai đó và kéo dái tai nhiều lần để nước có thể thoát ra ngoài.
Đừng quên lau khô tai của bạn với một chiếc khăn khô sạch sau mỗi lần tắm, bơi hoặc bất cứ thời điểm nào vừa tiếp xúc với nước.
3. Bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn giúp tránh bị ù tai
Không phải âm thanh nào cũng an toàn cho tai của bạn. Nếu phải nghe quá nhiều tiếng ồn, nhất là những âm thanh với âm lượng lớn, thính lực của bạn có thể bị suy giảm đi.
Những nguồn âm thanh có hại này khá đa dạng, ví dụ như tiếng ồn từ môi trường làm việc hay là bản nhạc bạn yêu thích. Để duy trì sức khỏe của tai, bạn nên:
- Sử dụng đồ bảo hộ tai: Nếu môi trường làm việc của bạn luôn tạo ra tiếng động lớn hãy sử dụng đồ bảo hộ để không bị ù tai.
- Đừng lạm dụng tai nghe để nghe nhạc: Nếu bạn đeo tai nghe và nghe nhạc lớn có thể làm mất thính giác. Hãy áp dụng quy tắc 60/60: không nghe nhạc có âm lượng quá 60% mức tối đa và không dùng tai nghe quá 60 phút mỗi ngày.
- Không nghe hai nguồn âm lớn cùng một lúc: Điều này thực sự có thể làm hỏng thính giác của bạn và việc bị ù tai là chuyện dĩ nhiên sẽ xảy ra. Ví dụ, bạn đang xem tivi và tiếng ồn từ máy hút bụi quá lớn, cũng đừng tăng âm lượng tivi lên nhé, kể cả việc nghe nhạc rồi cố gắng nói to hơn cũng tương tự như vậy.
Đọc thêm
Đeo tai nghe nhiều có tốt không? Làm sao bảo vệ thính giác hiệu quả?4. Thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn
Nhiều người thường thắc mắc bị ù 1 bên tai phải làm sao hay tự nhiên bị ù tai phải làm sao? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây:
- Hãy hạn chế hoặc ngưng dùng các loại đồ uống có cồn hay có chứa caffeine.
- Hạn chế dùng aspirin, các sản phẩm có chứa aspirin, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen.
- Không hút thuốc lá cũng như các loại thuốc lá điện tử hoặc sản phẩm tương tự khác. Việc sử dụng nicotine sẽ làm giảm lượng máu đến tai, khiến tình trạng bị ù tai của bạn trở nên nặng hơn.
- Tập thể dục thường xuyên. Việc luyện tập thể dục thể thao có thể cải thiện dòng máu chảy đến tai. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế các bài tập thời gian dài như đạp xe vì cổ sẽ phải duy trì trạng thái căng cứng quá mức.
5. Thường xuyên đi khám để kiểm tra tai của bạn
Đến gặp bác sĩ để được khám tai thường xuyên rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn lớn tuổi hơn. Lý do là, khi tuổi lớn hơn, tai sẽ càng dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, bạn cần phải chắc chắn rằng tình trạng tai của bạn luôn được khỏe mạnh.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bị ù tai là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào.
[embed-health-tool-heart-rate]
Từ khóa » Nguyên Nhân Bị ù Lỗ Tai
-
Ù Tai - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ù Tai Kéo Dài: Chớ Coi Thường | Vinmec
-
Bệnh ù Tai Trái: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Nguyên Nhân ù Tai Và Cách Khắc Phục - Pacific Cross Vietnam
-
Ù Tai Phải - Có đơn Giản Như Mọi Người Vẫn Nghĩ Hay Không?
-
Ù Tai Trái Cảnh Báo Bệnh Gì, Phải Làm Sao?
-
Ù Tai Trái Cảnh Báo Bạn đang Mắc Các Bệnh Nung Nấu Từ Lâu
-
9 Nguyên Nhân Gây ù Tai Bạn Cần Biết - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Mẹo Chữa ù Tai - Tuổi Trẻ Online
-
Ù Tai, Có Tiếng Kêu Trong Tai Làm Sao Giải Thoát?
-
Nhận Thấy Lỗ Tai Bị ù Một Bên, Bạn Hãy áp Dụng Ngay 5 Cách Hữu ích ...
-
Chứng ù Tai | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Ù Tai, Nghe Kém Sau Mắc COVID-19: Làm Sao để Xử Trí Và Khắc Phục
-
Ù Tai Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị