8 Nguyên Nhân Trẻ Hay đái Dầm Mẹ Nên Biết | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- 8 nguyên nhân trẻ hay đái dầm mẹ nên biết
- 25/12/2021 | Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo ngại không?
- 04/01/2022 | Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trẻ ngủ hay bị giật mình
- 10/06/2020 | Khi trẻ sơ sinh ngủ ít, bố mẹ cần làm gì để khắc phục?
1. Nguyên nhân trẻ hay đái dầm
Trẻ đái dầm thường xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết tình trạng đái dầm của trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân di truyền
Một trong những nguyên nhân đái dầm phổ biến ở trẻ là tiên phát di truyền. Đây là tình trạng trẻ liên tục đái dầm trong 6 tháng mà không có khoảng thời gian nào là có thể giữ khô cả đêm. Tỷ lệ di truyền của tình trạng này như sau:
-
Nếu bố và mẹ từng đái dầm lúc nhỏ, tỷ lệ trẻ cũng gặp phải tình trạng tương tự rơi vào khoảng 77%.
-
Còn nếu chỉ một trong hai người, bố hoặc mẹ từng trải qua hiện tượng này thì có khoảng 44% trẻ gặp phải.
-
Nếu bố và mẹ chưa từng đái dầm lúc nhỏ thì tỷ lệ đái dầm ở trẻ chỉ khoảng 15%.
Nếu nguyên nhân do di truyền thì hầu hết các đứa trẻ trong gia đình, dòng họ đều gặp tình trạng này. Nếu trẻ dưới 5 tuổi, đang trong giai đoạn hoàn thiện chức năng kiểm soát tiểu thì bố mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ đái dầm do di truyền là một trong những nguyên nhân khá phổ biến
Dung tích bàng quang giảm
Trẻ tè dầm nhiều hơn người lớn lý do chính là bàng quang nhỏ. Những trẻ đái dầm cũng có dung tích bàng quang nhỏ hơn so với những trẻ khác cùng tuổi. Biểu hiện của tình trạng này như:
-
Ban ngày: Trẻ đi tiểu nhiều hơn, đôi khi phải chạy nhanh vào nhà vệ sinh để đi tiểu kịp thời.
-
Ban đêm: Trẻ thường xuyên đái dầm bởi khả năng giữ nước tiểu trong bàng quang kém đi.
Tuy nhiên, một số trường hợp đái dầm ở trẻ lại có kích thước bình thường. Điều này chứng minh rằng trẻ đái dầm do bị kích thích phản xạ mắc tiểu trước khi bàng quang đầy, hay còn được gọi là giảm dung tích chức năng.
Cơ thể trẻ tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm
Một trong những nguyên nhân trẻ hay đái dầm là do cơ thể không sản xuất đủ hormone vasopressin. Đây là hormone được não sản xuất vào ban đêm để giảm chức năng bài tiết ở thận, tăng tái hấp thụ nước vào máu. Nếu sản xuất đủ, con người có thể ngủ tới sáng mà không có cảm giác mắc tiểu.
Ở cơ thể trẻ chưa sản xuất đủ hormone này khiến trẻ đái dầm vào ban đêm. Trẻ 3 - 5 tuổi não sẽ có chức năng đánh thức trẻ dậy đi tiểu hoặc gửi tính hiệu để bàng quang chứa thêm nước tiểu. Vì vậy, nếu điều trị đái dầm, các chuyên gia khuyên rằng nên điều trị khi trẻ trên 6 tuổi.
Nếu trẻ bị đái dầm, nên điều trị khi trẻ trên 6 tuổi
Trẻ không thể thức giấc để đi tiểu
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng trẻ có thể đái dầm vào bất cứ lúc nào của giấc ngủ do không đáp ứng với những phản ứng bên trong cơ thể. Hoặc do trẻ không thể tỉnh giấc khi bàng quang ra tín hiệu đạt dung tích tối đa. Vì vậy, quan niệm trẻ đái dầm là do lười hoặc chưa có ý thức là không hoàn toàn đúng.
Do đó, bố mẹ không nên la mắng khi trẻ đái dầm vào ban đêm khiến gia đình căng thẳng, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thay vào đó, hãy chủ động tìm cách giúp trẻ để khắc phục tình trạng này.
Táo bón
Nguyên nhân trẻ hay đái dầm thường bị bỏ sót là táo bón. Nguyên nhân là do trực tràng đầy phân gây áp lực lên bàng quang khiến bàng quang nhầm tưởng nước tiểu đầy, gửi tín hiệu tới thần kinh não. Do đó, nếu cải thiện tình trạng táo bón thì có thể cải thiện tình trạng đái dầm.
Táo bón cũng là một nguyên nhân trẻ hay đái dầm
Yếu tố thứ phát
Đây là hiện tượng trẻ chưa từng đái dầm hoặc đã hết đài dầm trong 6 tháng nhưng sau đó lại xuất hiện. Đây có thể do những nguyên nhân tâm lý như:
-
Căng thẳng do bố mẹ ly hôn, cãi nhau, vừa mất người thân,…
-
Do gặp vấn đề thể chất như nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Thói quen ăn uống, ngủ nghỉ thay đổi.
Nếu giải quyết được những vấn đề tâm lý này thì tình trạng đái dầm sẽ khỏi hẳn. Ở những trẻ lớn, bố mẹ không nên la mắng, trêu chọc mà hãy giáo dục, trấn an và nhắc nhở trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.
Lạm dụng tình dục
Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường bị nhiều phụ huynh bỏ qua. Nếu trẻ trước đây chưa từng đái dầm nhưng đột nhiên lại hay tè dầm thì bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện của lạm dụng tình dục như:
-
Bộ phận sinh dục của trẻ tiết nhiều chất tiết.
-
Vùng kín của trẻ đau hoặc ngứa.
-
Nhiễm trùng tiết niệu mạn tính.
Đái dầm do bệnh lý
Nguyên nhân trẻ hay đái dầm ban ngày hoặc cả ban đêm có thể do bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên chỉ khoảng 3% trẻ đái dầm là do nguyên nhân này. Một số bệnh lý hoặc triệu chứng khiến trẻ đái dầm như:
-
Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
-
Bệnh về đường tiết niệu.
-
Tiểu đường.
-
Rối loạn thần kinh.
-
Ngưng thở khi ngủ.
Nếu thấy trẻ đái dầm lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong đêm, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời.
Khoảng 3% trẻ đái dầm do nguyên nhân bệnh lý
2. Giúp trẻ điều trị đái dầm
Trước khi điều trị, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ hay đái dầm đồng thời kiểm tra trẻ đã sẵn sàng điều trị hay chưa. Không nên ép trẻ để trẻ không bị áp lực về tâm lý. Việc đái dầm là sự vô tình, bố mẹ không nên la mắng, trách phạt trẻ. Khi điều trị, nên có một bác sĩ theo dõi trẻ trong vòng 4 tháng.
Điều trị hành vi
-
Nhắc nhở trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ, cho trẻ uống ít nước vào ban đêm. Nếu cần thiết, bố mẹ có thể đánh thức trẻ 2 - 3 giờ xem trẻ có cần đi tiểu không.
-
Nếu trẻ trên 8 tuổi thì tuyệt đối không dùng tã lót.
-
Trong quá trình điều trị, bố mẹ nên đặt tấm thảm chống thấm lên giường hoặc nệm của trẻ để không có mùi hôi.
-
Khuyên trẻ tự thay quần áo khi đái dầm.
-
Không trêu chọc trẻ.
Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ để hạn chế đái dầm vào ban đêm
Điều trị động cơ
-
Khích lệ trẻ bằng những phần thưởng nhỏ khi trẻ không đái dầm.
-
Luyện tập bàng quang.
Đối với trẻ trên 6 - 7 tuổi, trước khi điều trị bằng thuốc bố mẹ nên điều trị hành vi. Bởi điều trị bằng thuốc đôi khi sẽ gây tốn kém đồng thời gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ, khả năng tái phát khá cao.
Đái dầm là một hiện tượng sinh lý khá bình thường ở trẻ. Sau khi biết về những nguyên nhân trẻ hay đái dầm, hy vọng bố mẹ sẽ đồng hành cùng con trong quá trình khắc phục tình trạng này. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, bố mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khoá: bàng quang nhiễm trùng đường tiết niệu Nguyên nhân trẻ hay đái dầm trực trang táo bónBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024Dị tật bàn chân khoèo và cách điều trị
Hầu hết các trường hợp bàn chân khoèo đều là bẩm sinh. Đây là tình trạng bàn chân không theo hướng trục cơ thể mà bị xoay vào trong. Tuy không gây đau nhưng biến dạng hình học này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến dáng đi của trẻ. Vậy cần điều trị bệnh bằng cách nào? Có thể phòng ngừa dị tật này hay không? Thứ Hai, 18 tháng 11, 2024Đau đầu buồn nôn sốt nhẹ là do đâu và giải pháp điều trị
Đau đầu buồn nôn sốt nhẹ là những triệu chứng gây nhiều khó chịu và mệt mỏi cho bệnh nhân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng, nếu xét trên lâm sàng thì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp, tai mũi họng hoặc các bệnh lý hệ thần kinh. Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024Thóp ở trẻ sơ sinh bất thường khi nào?
Thóp ở trẻ sơ sinh có ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của bé. Trong giai đoạn đầu đời, tình trạng thóp sẽ thay đổi liên tục. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho bé, các mẹ cần nắm được một số đặc điểm về chức năng cũng như tình trạng của thóp. Mọi thông tin sẽ được các bác sĩ từ Chuyên khoa Nhi MEDLATEC cung cấp ngay dưới đây! Chủ Nhật, 17 tháng 11, 20243 tháng đầu thai nhi sống bằng gì? Mẹ bầu nên bổ sung nhữ...
Nhau thai là nguồn dưỡng chất chủ yếu của thai nhi. Tuy nhiên, phải đến gần tuần thứ 12, nhau thai mới được phát triển toàn diện. Vậy trong 3 tháng đầu thai nhi sống bằng gì? Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024Khối u máu trong miệng: biểu hiện, nguyên nhân và phương...
U máu là khối u không thuộc dạng hiếm gặp, hầu hết là lành tính và không cần điều trị. Tuy nhiên, khi khối u phát triển với kích thước sẽ dễ cản trở các hoạt động của khoang miệng và một số trường hợp gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ nên cũng tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Cách Trị đái Dầm Cho Trẻ 6 Tuổi
-
Cách Trị đái Dầm: Bố Mẹ Hãy Giúp Trẻ Vượt Qua Nỗi Sợ Này - YouMed
-
Bệnh đái Dầm ở Trẻ Em: Không Khó Trị Như Bạn Nghĩ! - Hello Bacsi
-
Đái Dầm ở Trẻ: Khi Nào Là Bất Thường, Cần đi Khám? | Vinmec
-
Cách Nào Trị đái Dầm Cho Bé? | Vinmec
-
Chữa đái Dầm Cho Bé Bằng Mẹo Dân Gian | Medlatec
-
5 Cách Trị đái Dầm ở Trẻ Em: Không Muốn Bị Con “đái Trôi Cả Mẹ” Thì ...
-
[GIẬT MÌNH] Trước Mẹo Chữa ĐÁI DẦM Cho Trẻ Cực Hiệu Quả
-
Đái Dầm ở Trẻ Em Khi Nào Cần điều Trị? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Cách điều Trị Bệnh đái Dầm ở Trẻ Em - BV Xanh Pôn
-
Trị đái Dầm Bằng Dân Gian – Gợi ý 10 Bài Thuốc Tốt Nhất
-
Đái Dầm ở Trẻ Em Cũng Là Bệnh Phải điều Trị Sớm - YouTube
-
6 Món ăn Dễ Làm Chữa đái Dầm ở Trẻ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Làm Sao Trị Dứt điểm đái Dầm? - Tuổi Trẻ Online
-
Table: Sử Dụng Thuốc điều Trị Tiểu Dầm ở Trẻ Em * - Cẩm Nang MSD