8 Phương Pháp Xử Lý Vết Nứt Bê Tông An Toàn - Hiệu Quả 100%
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân gây ra các vết nứt bê tông
- Hậu quả của việc không xử lý tình trạng vết nứt sàn bê tông ngay lập tức
- Làm thế nào để chọn phương pháp xử lý vết nứt bê tông thích hợp?
- 8 phương pháp xử lý vết nứt sàn mái bê tông
- Một số câu hỏi thường gặp về xử lý vết nứt bê tông
- Dịch vụ xử lý vết nứt bê tông Xây Dựng Nhân Thuỷ
1. Nguyên nhân gây ra các vết nứt bê tông
Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng. (Do nền móng kết cấu công trình)
- Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.
- Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.
- Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác..
2. Hậu quả của việc không xử lý tình trạng vết nứt sàn bê tông ngay lập tức
Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu, (cần gia cố kết cấu bê tông trước)
- Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm).
- Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.
- Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
3. Làm thế nào để chọn phương pháp xử lý vết nứt bê tông thích hợp?
Dựa vào nguyên nhân gây ra vết nứt từ đó đánh giá để xácđịnh vết nứt thuộc loại nào.
Ví dụ: Vết nứt do co ngót bê tông sau một thời gian vết nứt ổn định, không phát triển nữa. Còn nếu vết nứt sau một thời gian vẫn phát sinh thêm vết nứt đây là tình trạng do lún lệch, do vấn đề về móng, lúc này chúng ta cần xử lý kết cấu ở phần móng.
Một yếu tố khác là yêu cầu của việc xử lý vết nứt bê tông cần được xem xét. Chủ nhà/ chủ đầu tư có thể yêu cầu xử lý vết nứt để khắc phục vấn đề thẩm mỹ, sẽ khác với mục đích gia cường, tăng khả năng chịu lực của kết cấu, phục vụ cho việc nâng tầng công trình.
Xem thêm: Cải tạo sửa chữa nhà do vết nứt
4. 8 phương pháp xử lý vết nứt sàn mái bê tông
Tuỳ vào độ nứt của bê tông mà đưa ra phương pháp xử lý vết nứt phù hợp.
1.Sử dụng sơn EPOXY
Phương pháp tiêm sơn epoxy được sử dụng để xử lý các vết nứt rất nhỏ, bề rộng từ 0.05 mm. Kỹ thuật này thường bao gồm khoan đặt các đầu dẫn chạy dọc theo vết nứt, trám bít các vết nứt trên bề mặt, cuối cùng là tiêm epoxy dưới áp lực.
Tiêm epoxy đã được sử dụng thành công trong việc sửa chữa các vết nứt trong các tòa nhà, cầu, đập, và các loại kết cấu bê tông khác. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây nứt không được xử lý triệt để, thì các vết nứt mới có thể phát sinh gần những vết nứt ban đầu đã được xử lý.
Việc tiêm epoxy đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, và khả năng ứng dụng của kỹ thuật này bị hạn chế bởi nhiệt độ môi trường xung quanh.
2.Phương pháp xẻ rãnh và bít vết nứt
Xẻ rãnh và trám bít vết nứt được sử dụng trong các điều kiện yêu cầu sửa chữa khắc phục bề mặt bê tông, nơi mà kết cấu không cần phải gia cố khả năng chịu lực. Phương pháp này liên quan đến việc xẻ rãnh, mở rộng vết nứt dọc theo chiều dài của nó, sau nó trám bít nó bằng một chất bịt kín phù hợp.
Đây là một kỹ thuật phổ biến để xử lý vết nứt bê tông. Phương pháp này tương đối đơn giản so với quy trình và kỹ năng để áp dụng kỹ thuật tiêm epoxy. Phương pháp tiêm epoxy phù hợp nhất với các bề mặt nằm ngang như sàn, vỉa hè. Tuy nhiên, xẻ rãnh và trám bít vết nứt có thể được thực hiện trên các bề mặt thẳng đứng (như: tường, vách), cũng như trên bề mặt cong (như: ống, cọc, cột tròn).
Phương pháp xẻ rãnh và trám bít được sử dụng để xử lý cả vết nứt nhỏ và lớn bị cô lập. Một cách áp dụng phổ biến và hiệu quả là chống thấm bằng cách hàn kín các vết nứt trên bề mặt bê tông, ở những nơi có nước hoặc nơi có áp lực thủy tĩnh. Phương pháp xử lý này làm giảm khả năng nước tiếp xúc với cốt thép, hay nước đi xuyên qua bê tông, gây ra các vết ố bẩn bề mặt và các vấn đề khác.
3.Phương pháp khâu vết nứt sàn bê tông
Phương pháp khâu vết nứt bê tông bao gồm: khoan lỗ trên cả hai bên của vết nứt và gắn các chốt kim loại dạng chữ U có chân ngắn, kéo dài theo vết nứt như hình bên dưới. Phương pháp khâu có thể được sử dụng với yêu cầu: độ bền kéo của kết cấu phải được phục hồi trên các vết nứt ở vị trí chịu lực chính.
Quy trình khâu vết nứt bao gồm khoan lỗ trên cả hai bên của vết nứt, làm sạch các lỗ, và neo chân của các mấu sắt trong các lỗ bằng vữa không co ngót hoặc bằng vật liệu gốc epoxy.
4.Khoan và cắm vết nứt bê tông
Khoan và chốt một vết nứt bao gồm khoan xuống theo chiều sâu vết nứt, và phun vữa vào để tạo thành một dạng giống như chiếc chìa khóa.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các vết nứt chạy theo dạng đường thẳng và chỉ tiếp cận được ở một đầu. Phương pháp này thường được sử dụng để sửa chữa các vết nứt dọc trong tường chắn. Một lỗ thường có đường kính 50 đến 75mm.
Khóa vữa ngăn ngừa chuyển động ngang của các phần bê tông liền kề với vết nứt. Khóa vữa cũng sẽ làm giảm rò rỉ nặng thông qua vết nứt, đồng thời hạn chế trôi đất phía sau bức tường bị rò rỉ.
Chính vì vậy yêu cầu xử lý biện pháp này là phải kín nước, không cần truyền tải trọng, thì lỗ khoan phải được lắp đầy bằng vật liệu đàn hồi, có mô đun đàn hồi thấp, thay cho vữa.
5.Phương pháp làm đầy trọng lực
Các vật liệu gốc nhựa có độ nhớt thấp có thể được sử dụng để bịt kín các vết nứt có bề rộng bề mặt từ 0.03 đến 2 mm bằng cách làm đầy trọng lực.
Quy trình điển hình là làm sạch bề mặt bằng cách thổi khí hoặc phun nước. Bề mặt ướt phải được để khô vài ngày, để có được hiệu quả xử làm đầy vết nứt tốt nhất.
Việc sấy sau khi phun nước có thể có hiệu quả làm sạch cao và chuẩn bị tốt cho các vết nứt. Hiệu quả của việc lấp đầy vết nứt có thể được đo thông qua độ sâu mà vật liệu bịt kín thâm nhập vào kết cấu.
6.Phương pháp xử lý vết nứt bê tông do hư hỏng kết cấu
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vị trí vết nứt. Dùng máy cắt bê tông cắt hình chữ V dọc theo vết nứt rộng khoảng 2 Cm sâu khoảng 1,5 Cm.
Bước 2: Dùng mũi khoan lỗ loại 18 ly khoan vào giữa tâm vết cắt vết nứt. Dùng mũi khoan lỗ loại 10 ly khoan vào giữa tâm của lỗ khoan 18 ly và giữa tâm vết nứt.
Bước 3: Vệ sinh quét thật sạch sẽ vết cắt vết nứt và lỗ khoan. Cấy ốc kim loại vào các lỗ khoan tại các điểm đã định khoảng cách 20 Cm đến 30 Cm.
Bước 4: Trám toàn bộ đường cắt, lỗ khoan cấy sắt bằng keo Sikadur 731, để bề mặt khô hoàn toàn sau một ngày.
- Trộn đều Sikadur 752 thành phần A và thành phần B với nhau
- Dùng bơm áp lực chuyên dùng bơm keo epoxy độ nhớt thấp Sikadur 752 thông qua ốc kim loại đến khi đầy kín hàn vết nứt.
- Vết nứt trên bề mặt thẳng đứng nên bơm từ phía dưới lên trên.
Bước 5: Hạng mục Tường tiến hành bơm từ dưới lên cao, Với hạng mục Sàn thi công bơm từ mặt sàn trên bơm xuống, lần lượt theo thứ tự các ốc kim loại để bơm tuỳ theo thực tế công trường
- Bắt đầu từ 1 bên hoặc ở điểm thấp nhất của vết nứt, gắn đầu bơm vào ốc thứ nhất và bơm Sikadur 752 vào vết nứt cho đến khi thấy epoxy rỉ ra ở ốc kế bên, khi đó con ốc này đã được niêm kín, tiếp tục bơm với con ốc đó cho tới khi không thể bơm tiếp và bắt đầu bơm con ốc kế tiếp
7.Xử lý vết nứt trên trần tường xây trát
Vết nứt nhỏ này bằng mắt thường rất khó nhìn ra, có độ rộng nhỏ hơn 1 mm hình thành do co ngót giãn nở vật liệu, không ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Tuy nhiên cần xử lý vết nứt bằng trám trét, vá che lấp để tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt.
Chủ yếu có hai dạng là vết nứt tĩnh (cố định không biến động) và vết nứt động (có khả năng nứt tiếp).
Cách dùng Sika để xử lý như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vị trí vết nứt.
- Dùng máy cắt bê tông cắt hình chữ V dọc theo tâm vết nứt rộng khoảng 2 Cm sâu khoảng 1,5 Cm.
- Vệ sinh quét thật sạch sẽ vết cắt vết nứt.
✅Trám toàn bộ đường cắt bằng keo Sikadur 731 hay Sika latex để xử lý vết nứt cố định
✅Bơm Sikaflex Construction AP để xử lý vết nứt động, có khả năng còn tiếp tục nứt
Sau khi bề mặt đã khô cứng, dùng máy mài cho phẳng đẹp, nhẵn trên bề mặt trần, tường vữa xây trát. Tiến hành thi công các lớp kế tiếp như chống thấm hay sơn bả lên vết nứt đã được xử lý xong.
8.Xử lý bê tông rỗ tổ ong
Lỗ rỗng bê tông, khe nứt rộng tối đa 10 mm, không phải nứt do kết cấu. Dùng keo trám khe Không Co Ngót Sikadur 20 Crack Seal, gốc epoxy 2 thành phần, dạng lỏng đàn hồi nhẹ, không dung môi, có độ nhớt thấp phù hợp để trám khe nứt nông và lỗ rỗng trong bê tông như: sàn, ban công, mái bê tông, khu vực ẩm ướt, hồ bơi, áp dụng trước công tác chống thấm
Cách trám bít vết nứt, lỗ rỗng, ron gạch
Trình tự thi công chi tiết keo trám khe nứt lỗ rỗng sửa chữa bê tông bằng Sikadur®-20 Crack Seal khi bê tông đã đủ tuổi (tối thiểu sau 28 ngày) trước khi xử lý nứt
- Trộn hai thành phần A + B Sikadur®-20 sau đó thêm chất độn là xi măng
- Hỗn hợp thành phần AB : xi măng = 1 : 2-3 theo thể tích, phụ thuộc vào độ sệt mong muốn để dễ thi công
- Rót hay bơm Sikadur-20 từ trên cao trực tiếp vào khe nứt dạng V / lỗ rỗng / mạch gạch đến khi được trám đầy.
Xem thêm: Báo giá thi công sơn giả bê tông
5. Một số câu hỏi thường gặp về xử lý vết nứt bê tông
-
Có nên xử lý vết nứt bê tông sớm không?
Trả lời: Có! Bởi hậu quả của nó rất nghiêm trọng nếu để lâu dài. Mới đầu nó chỉ đơn giản là nứt ra làm mất thẩm mĩ ngôi nhà và làm bẩn nhà của bạn. Nhưng lâu dần các vết nứt lớn dần dẫn đến các tình trạng như: tính trạng ăn mòn là giảm tuổi tho, phá hỏng kết cấu ngôi nhà, làm giảm tuổi thọ ngôi nhà, mất độ an toàn, ảnh hưởng đến gia đình bạn.
-
Nên chọn phương pháp xử lý vết nứt bê tông nào tốt mà giá cả phải chăng?
Trả lời: Tuỳ vào mức độ nứt bê tông và kết cấu của công trình và yêu cầu của gia mà đơn vị thi công sẽ đưa ra biện pháp phù hợp nhất.
-
Đơn vị thi công xử lý vết nứt bê tông nào tốt?
Trả lời: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị thi công xử lý vết nứt bê tông. Việc lựa chọn đơn vị nào phù hợp là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến nhà của bạn.
6. Dịch vụ xử lý vết nứt bê tông Xây Dựng Nhân Thuỷ
Nhân Thuỷ chuyên cung cấp các loại dịch vụ xử lý vết nứt bê tông, thợ xử lý vết nứt bê tông chuyên nghiêp. Để được tư vấn về các dịch vụ tại Nhân Thuỷ, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG NHÂN THỦY
MST: 0315858955
HOTLINE Tư Vấn 24/7: 0778.997.898 – 0981.878.997
Hỗ trợ chat zalo: (0981878997)
Website: https://xaydungnhanthuy.com
Email: xaydungnhanthuy@gmail.com
Nhân Thuỷ- Uy tín tạo niềm tin
Từ khóa » Cách Xử Lý đường Bê Tông Bị Nứt
-
Cách Sử Dụng Sika Chống Nứt Mặt Bê Tông Hiệu Quả 100%
-
Cách Xử Lý Vết Nứt Bê Tông An Toàn, Hiệu Quả 100%
-
Phương Pháp Chống Thấm Xử Lý Vết Nứt Bê Tông Mặt đường Triệt để
-
7 Cách Sửa đường Bê Tông Xi Măng Hư Hỏng
-
PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG – XI MĂNG
-
PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỬA MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG – XI MĂNG ...
-
Xử Lý Vết Nứt Bê Tông Công Trình - 2 Phương Pháp Hiệu Quả 100%
-
Một Số Phương Pháp Xử Lý Nứt Bê Tông Hiệu Quả
-
Cách Xử Lý Vết Nứt Sàn Bê Tông Bằng Sika Và Keo Epoxy
-
Nứt Bê Tông,nguyên Nhân Nứt Bê Tông Và Cách Khắc Phục
-
Hướng Dẫn Xử Lý Nứt Sàn Bê Tông - YouTube
-
Xử Lý Vết Nứt Sàn Bê Tông để Chống Thấm Sân Thượng - YouTube
-
Xử Lý Vết Nứt Bê Tông Bằng Cách Nào? - Võ Vinh
-
Cách Xử Lý Vết Nứt Bê Tông Sàn Mái Triệt để Nhất. - Chống Thấm