8 Sai Lầm Thường Gặp Khi Nuôi Cá Cảnh Khiến Cá Bị Chết

     Chào các bạn, có rất nhiều bạn khi nuôi cá cảnh cá rất hay bị chết. Điều này có nhiều nguyên nhân, và hôm nay mình sẽ tổng hợp lại một số sai lầm hay nguyên nhân dẫn đến việc cá bị chết.

  1. Nuôi cá ở không gian quá chật hẹp.

Xuất phát từ đam mê, các bạn không có điều kiện về không gian nhưng vẫn muốn nuôi cá, và khi đó các bạn set up một chiếc bể nhỏ, nhưng lại nuôi nhiều chú cá ở trong đó.

– Cá không có khoảng không bơi lội dễ bị stress, gầy, bỏ ăn và chết.

– Cá thiếu oxi, nhiều bạn thả nhiều cá vào trong 1 bể, rất là sai lầm. bạn nên mua bể to hơn, nếu không thể thì cho ít cá trong bể thôi.

– Có một loại cá các bạn có thể nuôi trong những không gian chật hẹp đó là cá chọi, hay cá Betta. Dòng cá này có 1 cơ quan hô hấp phụ , giúp chúng lấy oxi từ không khí mà không cần thông qua mang cá. Nói chung đây là dòng cá rất dễ chăm cho các bạn chỉ có điều kiện set up 1 chiếc bể nhỏ.

  1. Chỉ set up máy lọc mà không có vật liệu lọc và men vi sinh

Nhiều bạn nuôi cá rất đơn giản là mua bể, máy lọc, xong thả nước vào rồi nuôi cá. Sau 1 thời gian nước trong bể sẽ bị đục và cá sẽ chết. Chiếc máy lọc chỉ có tác dụng lọc các chất thô to như phân cá, thức ăn thừa, còn các thành phần hữu cơ li ti trong nước máy sẽ không lọc được, và khi đó vai trò của hệ vi sinh vật là rất quan trọng. Có thể nói với 1 bể cá thì vật liệu lọc, vi sinh vật và máy lọc là không thể thiếu được.

  1. Thay nước quá nhiều

Nhiều bạn nhắn tin hỏi sao cá chết, trong khi bể cá của các bạn thì nhìn rất trong, cuối cùng hỏi ra thì mỗi ngày đều thay nước 1 lần.

– Thay nước làm động bể cá, làm cá hoảng loạn, dễ stress. Rồi khi bạn thay nước làm cho cá hàng ngày đều phải thích nghi với môi trường nước mới, làm cho cá dễ bị stress.

– Khi thay nước cũng làm cho hệ vi sinh bị thay đổi, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cá

– Lưu ý là chỉ thay nước khi bể quá đục, ko thể xử lý bằng lọc, hoặc có dấu hiệu bùng phát rêu hại.

– Các ae chơi cá lâu năm hầu như rất ít khi thay nước cho cá, có thể 1 tuần hoặc 1-2 tháng, hoặc chỉ thêm nước chư ko thay.

– Khi bể cá của bạn vào ổn định thì hệ vi sinh trong bể sẽ giúp làm trong nước và phân hủy các chất hữu cơ và chúng ta không cần phải thay nước quá nhiều.

– Theo mình bạn nào cẩn thận thì 1 tuần có thể thay 1 lần, và khi thay chỉ thay khoảng 30% nước trong bể là đủ.

  1. Vừa set bể xong thả cá luôn

– Xuất phát từ việc muốn ngắm cá ngay khi làm bể, rất nhiều bạn khi vừa set up bể xong đã thả cá vào ngay, điều này là rất không nên và rất hại cho sức khỏe của cá.

– Sau khi vừa set bể xong, hệ vi sinh chưa ổn định, phân nền, lũa và các vật dụng trong bể có thể đưa ra nước các hóa chất độc hại, đặc biệt phân nền. Nếu các bạn thả cá ngay có thể xuất hiện trường hợp cá đột tử ngay không rõ nguyên nhân, đặc biệt là các dòng cá nhạy cảm.

Tất nhiên vẫn có những trường hợp làm xong bể thả cá dc luôn. Tuy nhiên theo mình làm xong bể bạn nên để một thời gian.

Như bể cá bạn nên đợi 1-2 ngày, bể tép cảnh thì cần lâu hơn vì tép nhạy cảm hơn cá nhiều lần.

Do đó lưu ý sau khi set up bể các bạn nên châm vi sinh cho bể cá, và đợi 1-2 ngày rồi bắt đầu thả cá mới, và 5-7 ngày rồi mới thả tép.

  1. Không phân biệt các dòng cá, thả chung lẫn lộn.

Những anh em chơi lâu mới có kinh nghiệm về việc thả chung các dòng cá được.

NHững dòng cá dữ như thần tiên, cá ali, cá betta không nuôi chung với cá hiền như bảy màu.

Những con cá dữ sẽ tấn công và có thể làm chết những con cá hiền.

Đương nhiên vẫn sẽ có những quần thể cá nuôi chung được, nhưng điều này cần kiến thức và kinh nghiệm, cơ bản các dòng cá hiền lành các bạn có thể nuôi chung với nhau.

  1. Mua cá ở cửa hàng xong thả luôn vào bể

Các cửa hàng cá không uy tín đôi khi nhập cá về và cá có thể bị dịch bệnh, do đó khi mua cá từ cửa hàng về các bạn không nên thả vào bể ngay, các bạn nên để riêng, sát trùng cá trước khi cho vào bể

Các bạn cho nước vào chậu, cho vào 1 thuốc sát trùng, như mình thường dùng loại Jindi vàng này, có tác dụng diệt nấm và các loại vi khuẩn gây bệnh, các bạn cũng có thể dùng các cách khác như dùng muối, xanh methylen hoặc dùng lá bàng,… Việc sát khuẩn cho cá khi mua về là rất quan trọng, giúp cá không bị lây lan dịch bệnh, dẫn đến cá chết hàng loạt.

  1. Cho cá ăn quá nhiều

Nhiều bạn khi nuôi cá thường cho cá ăn quá nhiều trong một bữa. khi lâu không được ăn, cá sẽ đói và rất háu ăn, do đó nhiều bạn khi cho cá ăn thường cho dư thức ăn. Thức ăn thừa trong bể dễ làm bẩn nước, vi khuẩn dễ sinh sôi và gây bệnh cho cá. Cá ăn quá nhiều cũng không tốt cho hệ tiêu hóa, mình gặp nhiều trường hợp cá ăn quá no, sau đó bị trướng bụng và có thể chết.

Các bạn nên cho cá ăn nhiều bữa trong ngày và mỗi lần chỉ cho ăn 1 lượng ít thức ăn. Hàng tuần nên cho ăn các loại thức ăn khác nhau, giúp cá thay đổi khẩu vị, tránh bị nhàm chán.

  1. Bật đèn quá nhiều

Nhiều bạn khi nuôi cá thường Bật đèn nhiều làm rêu hại phát triển, chúng sẽ tàn phá bể.

Bật đèn ko quá 8h 1 ngày và nên chia ra các lần bật nhỏ, ví dụ bật đèn 2-3 tiếng, sau đó tắt 1 tiếng, ko nên bật liên tục, việc bật ngắt quãng sẽ giúp kiểm soát rêu tốt hơn.

Cũng có thể nuôi thêm tép, ốc giúp kiểm soát dc phần nào rêu hại

Quan trọng nhất vẫn là kiểm soát tốt ánh sáng. Khi rêu bùng phát rồi rất khó kiểm soát.

Trên đây mình đã chia sẻ với các bạn 8 sai lầm mà các bạn thường gặp phải khi nuôi cá cảnh, hi vọng sẽ giúp ích được mọi người.

Từ khóa » Cá Cảnh Chết Không Rõ Nguyên Nhân