8 Tác Dụng Của Đậu Bắp Đối Với Sức Khỏe Mà Bạn Nên Biết

Đậu bắp là thực phẩm rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Đậu bắp được chế biến với nhiều món khác nhau từ luộc, hấp, chiên xào, nướng,… Vậy bạn đã biết đến những tác dụng của quả đậu bắp đối với sức khỏe của mình chưa? Nếu chưa thì hãy cùng bTaskee tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp

Đậu bắp còn có các tên gọi như mướp tây, bắp còi và gôm. Đậu bắp là một loài thực vật có hoa có giá trị vì quả non có thể ăn được.

Cây đậu bắp được gieo trồng trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới để lấy quả có xơ, chứa nhiều hạt tròn màu trắng. Quả được thu hoạch khi còn non và ăn như là một loại rau.

Đậu bắp chứa nhiều hạt tròn màu trắng
Đậu bắp chứa nhiều hạt tròn màu trắng

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một cốc đậu bắp sống (100gram) sẽ bao gồm những giá trị dinh dưỡng sau:

  • Lượng calo: 33
  • Protein: 1.93 gram
  • Chất béo: 0.19 gram
  • Carbs: 7.45 gram
  • Chất xơ: 3.2 gram
  • Đường: 1.48 gram
  • Canxi: 82 mg
  • Sắt: 0.62 mg
  • Kali: 299 mg
  • Vitamin C: 23 mg
  • Magie: 57 mg
  • Photpho: 61 mg
  • Folate: 60 µg
Giá trị dinh dưỡng trong 100g đậu bắp
Giá trị dinh dưỡng trong 100g đậu bắp

Tác dụng của đậu bắp

Đậu bắp tuy là một thực phẩm bình dân nhưng lại có những tác dụng rất tuyệt vời đối với cơ thể vì những giá trị dinh dưỡng bên trong. Hãy điểm qua những công dụng của trái đậu bắp và xem thử trái đậu bắp có thể trị bệnh gì?

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau tim phải kể đến là do mức cholesterol cao. Bổ sung những loại thực phẩm có thể giảm lượng cholesterol sẽ giúp kiểm soát được nồng độ cholesterol trong cơ thể. Đậu bắp là cái tên có mặt trong danh sách thực phẩm này.

Đậu bắp chứa một chất giống như gel đặc gọi là chất nhầy, có thể liên kết với cholesterol trong quá trình tiêu hóa, khiến nó được thải ra ngoài theo phân thay vì được hấp thụ vào cơ thể.

Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần đã chia ngẫu nhiên những con chuột thành 3 nhóm và cho chúng ăn chế độ ăn giàu chất béo có chứa 1% hoặc 2% bột đậu bắp hoặc chế độ ăn giàu chất béo không có bột đậu bắp.

Những con chuột trong chế độ ăn đậu bắp loại bỏ nhiều cholesterol hơn trong phân của chúng và có tổng mức cholesterol trong máu thấp hơn so với nhóm đối chứng.

Một lợi ích khác cho tim mạch của đậu bắp là hàm lượng polyphenol của nó. Một nghiên cứu kéo dài 4 năm ở 1.100 người cho thấy những người ăn chế độ ăn giàu polyphenol có các dấu hiệu viêm liên quan đến bệnh tim thấp hơn.

Đậu bắp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Đậu bắp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Đậu bắp có thể có đặc tính chống ung thư

Trong đậu bắp chứa một loại protein gọi là lectin, có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm trên các tế bào ung thư vú cho thấy lectin trong đậu bắp có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư lên đến 63%.

Một nghiên cứu khác trong ống nghiệm trên các tế bào u ác tính của chuột di căn đã phát hiện ra rằng chiết xuất đậu bắp có thể giết chết các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện trong các ống nghiệm với các thành phần cô đặc và chiết xuất của đậu bắp. Cần có thêm nhiều nghiên cứu về con người trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.

Lectin trong đậu bắp có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người
Lectin trong đậu bắp có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người

Giúp giảm lượng đường trong máu

Để đảm bảo sức khỏe của cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh thì việc duy trì lượng đường trong máu ổn định là rất quan trọng. Nếu lượng đường trong máu cao liên tục có thể dẫn đến tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng ăn đậu bắp hoặc chiết xuất đậu bắp có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Trong một nghiên cứu khác, những con chuột được cho ăn đường lỏng và đậu bắp tinh khiết có kết quả ít tăng đột biến đường huyết hơn so với những con vật trong nhóm đối chứng.

Đậu bắp là một nguồn giàu chất xơ và được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Theo Viện Y khoa quốc gia USA, chất xơ hòa tan nhớt của đậu bắp làm giảm đáng kể sự hấp thu đường ở ruột. Vì vậy, đậu bắp có thể có lợi cho bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát mức đường huyết sau ăn.

Tuy nhiên, đậu bắp có thể can thiệp vào metformin, một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường phổ biến. Do đó, đối với những người đang dùng thuốc này không nên ăn đậu bắp.

Có lợi cho phụ nữ mang thai

Folate (vitamin B9) là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nó giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến não và cột sống của thai nhi đang phát triển.

Theo Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ, tất cả phụ nữ trong độ tuổi mang thai nên tiêu thụ 400 mcg folate mỗi ngày. Trên thực tế việc cung cấp folate đầy đủ là rất quan trọng và được khuyến khích trong thời kỳ trước khi mang thai và đầu thai kỳ để đảm bảo thai nhi được phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa dị tật.

Đậu bắp là một nguồn cung cấp folate dồi dào, với 1 cốc (100 gram) đậu bắp cung cấp 15% nhu cầu hàng ngày của phụ nữ về chất dinh dưỡng này. Do đó, những người phụ nữ mang thai nên bổ sung đậu bắp trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Bên cạnh đậu bắp, măng tây cũng là một loại rau chứa nhiều hàm lượng folate tuyệt vời mà bạn cũng nên quan tâm.

đậu bắp có lợi cho phụ nữ đang mang thai
Folate trong đậu bắp có lợi cho phụ nữ đang mang thai

Nâng cao hệ miễn dịch

Đậu bắp là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Vitamin C là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước góp phần vào chức năng miễn dịch tổng thể của cơ thể.

Đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Chất chống oxy hóa là các hợp chất trong thực phẩm chống lại thiệt hại từ các phân tử có hại được gọi là các gốc tự do (Theo NCBI)

Các chất chống oxy hóa chính trong đậu bắp là polyphenol, bao gồm flavonoid và isoquercetin, cũng như vitamin A và C.

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn một chế độ ăn nhiều polyphenol có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ đông máu và tổn thương oxy hóa.

Đậu bắp là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời.
Đậu bắp là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời.

Cải thiện chức năng trí não

Theo Viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, polyphenol – chất chống oxy hóa trong đậu bắp cũng có lợi cho sức khỏe của não do khả năng xâm nhập vào não của bạn và bảo vệ não chống lại các chứng viêm.

Các cơ chế bảo vệ này có thể giúp bảo vệ não của chúng ta khỏi các triệu chứng lão hóa và cải thiện khả năng nhận thức, học tập và trí nhớ.

Hỗ trợ sức khỏe của xương

Như bạn đã thấy trong thành phần dinh dưỡng của đậu bắp thì nguồn vitamin K rất dồi dào. Vitamin K có tác dụng hỗ trợ đối với sức khỏe của xương như ngăn ngừa mất xương, giúp xương chắc khỏe hơn và phòng ngừa bệnh loãng xương.

Đậu bắp có tác dụng làm đẹp da

Đậu bắp rất giàu vitamin C, vitamin A, điều này khiến cho đậu bắp có tác dụng giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá và sẹo mụn, cũng như giảm kích ứng da và các nhược điểm khác.

Đặc tính chống oxy hóa của đậu bắp cũng giúp giảm mức độ viêm nhiễm trong cơ thể và da.

Đậu bắp có tác dụng làm đẹp da
Đậu bắp có tác dụng làm đẹp da

Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?

Đậu bắp ngoài việc dùng để ăn thì chúng ta cũng có thể uống nước đậu bắp, nó cũng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Uống nước đậu bắp cũng sẽ mang lại những tác dụng tương tự như khi ăn. Bạn có thể làm nước đậu bắp theo cách sau:

  • Chuẩn bị khoảng 100 gram đậu bắp và rửa sạch, cắt bỏ đầu đuôi. Bạn có thể cắt lát mỏng nghiêng theo chiều dọc hoặc băm nhuyễn để ra hết chất nhờn của đậu bắp và để vào chén.
  • Sau đó, bạn ngâm đậu bắp vào một cốc nước lọc hoặc nước nóng và để qua đêm. Sáng hôm sau bạn lọc nước đậu bắp qua rây
  • Bạn có thể uống nước đậu bắp vào buổi sáng sớm trước khi ăn 30 phút. Lưu ý là không nên uống quá nhiều và thường xuyên nhé!

>>> Xem thêm Mẹo Chọn Đậu Bắp Và Cách Bảo Quản Đậu Bắp Non, Giòn

nước đậu bắp
Nước đậu bắp

Những lưu ý khi sử dụng đậu bắp

Dù có những lợi ích nhất định cho cơ thể nhưng khi sử dụng đậu bắp, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:

  • Không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến vì đậu bắp có thể ăn hết, bạn chỉ cần gọt đầu của đậu bắp
  • Khi chế biến đậu bắp không nên nấu quá chín tránh để mất các chất nhầy và bảo toàn chất dinh dưỡng có trong đậu bắp.
  • Đậu bắp có thể dùng sống hoặc chín.
  • Đậu bắp là loại rau chứa tính hàn nên với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng.
  • Đối với những người đang dùng thuốc metformin trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường và bệnh đông máu thì không nên ăn đậu bắp.

Những câu hỏi thường gặp

  1. Ăn đậu bắp nhiều có tốt không?

    Đậu bắp có nhiều công dụng tích cực trong việc nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh cũng như làm đẹp da nhưng bạn nên chú ý liều lượng sử dụng. Đối với những người có thể trạng yếu, dễ bị đau bụng không nên ăn quá nhiều đậu bắp vì có thể phản tác dụng.

  2. Ăn đậu bắp có tác dụng gì với phụ nữ?

    Phụ nữ sử dụng đậu bắp có thể hỗ trợ làm đẹp da, điều trị và ngừa mụn trứng cá. Đậu bắp cũng là một thực phẩm nên bổ sung khi chị em đang trong quá trình giảm cân vì nó chứa ít calo và nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, đậu bắp có lợi ích cho phụ nữ mang thai vì hàm lượng folate trong đậu bắp giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa dị tật.

  3. Uống nước đậu bắp luộc có tác dụng gì?

    Nước đậu bắp luộc cũng sẽ giúp hỗ trợ điều trị một số loại bệnh thông thường hiện nay. Ngoài ra khi uống nước đậu bắp luộc sẽ giúp cơ thể hấp thụ trọn vẹn hơn những giá trị dinh dưỡng có trong đậu bắp

Trên đây là những tổng hợp các giá trị dinh dưỡng cũng như các tác dụng của đậu bắp – một thực phẩm quen thuộc mà bạn hay ăn. bTaskee hy vọng với những chia sẻ và những lưu ý trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về đậu bắp và sử dụng nó một cách hợp lý nhé!

Xem thêm bài viết

  • Rau Bina Là Gì? 10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Bina
  • 8 Tác Dụng Của Dưa Hấu Và Những Lưu Ý Khi Dùng
  • 7 Tác Dụng Của Lá Vối – Vị Thuốc Chữa Bệnh Thần Kì

Hình ảnh: Canva, Istock photo

Từ khóa » Tác Dụng Lợi ích Của đậu Bắp