8 Thanh Bảo Kiếm Nổi Tiếng Nhất Của Trung Quốc

Sự thật choáng về thanh kiếm ma quái trong mộ Tần Thủy Hoàng

Bạn yêu thích văn hóa Trung Hoa và đang tìm những thanh kiếm nổi tiếng của Trung Quốc? Bạn muốn hiểu hơn về nền lịch sử Trung Quốc - một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại? Liệu những thanh kiếm nào đã từng làm mưa làm gió trong các trang sử ký từ thời Xuân Thu chiến quốc đến nay?

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ bạn bộ sưu tập 8 thanh kiếm nổi tiếng nhất trong lịch sử của Trung Quốc. Chúng không chỉ có giá trị khảo cổ mà còn là minh chứng sống cho các giai đoạn lịch sử trong nền văn minh thế giới.

8 Thanh Kiếm Nổi Tiếng Nhất Trung Quốc:

8 thanh bảo kiếm dưới đây đều được chế tác tinh xảo, gắn liền với nghệ danh của Âu Dã Tử, người được coi là nghệ nhân rèn kiếm bậc nhất của Trung Quốc.

Phần lớn những tác phẩm của ông thời Xuân Thu chiến quốc đều được lưu truyền cho đến ngày nay.

1. Bảo Kiếm “Trạm Lư”

hình ảnh

Trạm Lư được mệnh danh là một trong Ngũ Đại Tuyệt Thế Bảo Kiếm. Vốn là đố cống nạp cho Ngô vương Hạp Lư, trải qua nhiều biến cố, Trạm Lư lưu lạc dưới trướng của Việt vương Câu Tiễn và được ông coi như vật báu. Sau khi Câu Tiễn qua đời, thanh kiếm này được chôn cùng ông ta cho đến 2.400 năm sau thì được khai quật.

Sở dĩ được mệnh danh là Bảo Kiếm là vì trải qua hơn 2.000 năm dưới lòng đất nhưng thanh kiếm lại không mảy may có một chút rỉ sét. Điều này cho thấy rằng, hoặc vật liệu đúc kiếm không đơn thuần bằng sắt, thép; hoặc kỹ nghệ rèn kiếm của Âu Dã Tử quá xuất thần. Ngay cả kỹ thuật ngày nay cũng không thể làm được.

2. Đệ Nhất Kiếm “Thắng Tà”

hình ảnh

Thắng Tà được Âu Dã Tử rèn đúc và cũng là thanh kiếm mạnh nhất trong 5 Bảo Kiếm. Do đó, nó được mệnh danh là đệ nhất kiếm. “Thắng Tà” được rèn với nguyện ước chém kẻ tà ác, gây hại cho dân.

Tuy nhiên, sau khi Việt vương Doãn Thường cống nạp cho vua Ngô thì thanh kiếm này cũng mất tích. Ngay cả trong sử ký, truyện cũng rất hiếm khi nhắc đến thanh kiếm này.

3. Tuyệt Kiếm “Thuần Quân”

hình ảnh

Không hề kém cạnh so với Trạm Lư, bảo kiếm Thuần Quân cũng tung hoành ngang dọc trên chiến trường với người chủ là danh tướng Ngũ Tử Tư.

Tuy nhiên, chủ tướng Phù Sai chìm đắm trong mỹ tửu, bỏ bê chính sự, Ngũ Tử Tư khuyên can không được, đã tự tay ném Thuần Quân xuống sông tiền đường. Từ đây cũng để lại bao tiếc nuối cho Ngũ Đại Bảo Kiếm.

4. Đoản Kiếm “Ngư Trường”

hình ảnh

Nằm trong bộ sưu tập của Âu Dã Tử, Ngư Trường là ngắn nhất. Thanh đoản kiếm này không chỉ ngắn mà còn sắc bén, dễ dàng cắt gọt kim loại. Vì vậy, thanh kiếm này phù hợp với cho các sát thủ sử dụng.

Chuyên Ngư đã giấu nó vào bụng cá để hành thích Vương Liêu. Tuy nhiên, Hạp Lư lại cho rằng thanh kiếm này mang lại điềm gở nên cho người giấu đi và mất tích từ đây.

5. Đại Kiếm “Cự Khuyết”

hình ảnh

Trong bộ sưu tập của Âu Dã Tử, Cự Khuyết là thanh kiếm có phẩm chất kém nhất. Khi đúc Cự Khuyết, vàng và đồng không thể hòa lẫn với nhau nên không được coi là bảo kiếm.

Ngoài việc sắc bén, được chế tạo tỉ mỉ, kích thước lớn thì thanh Cự Khuyết cũng không có đặc điểm gì nổi trội.

6. Tần Vương Kiếm

hình ảnh

Tần Vương Kiếm không phải một thanh kiếm cụ thể nào mà chỉ “quần thể” những thanh kiếm được khai quật trong mộ Tần Thủy Hoàng năm 1994 tại núi Ly Sơn thuộc bộ phận tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Su that choang ve thanh kiem

Nghiên cứu những thanh kiếm này, các nhà khoa học phát hiện, chúng được mạ 1 lớp Crom dày 10 micromet khiến cả thế giới vô cùng chấn động.

7. Kiếm Câu Tiễn

Trong suốt chiều dài lịch sử, có những thanh kiếm đã trở thành huyền thoại. Ở Trung Quốc, Kiếm Câu Tiễn là một trong những thanh kiếm như vậy. Các nhà khoa học rất kinh ngạc khi phát hiện ra nó 50 năm trước, thời điểm đó nó đã hơn 2.000 tuổi. Lưỡi kiếm vẫn còn sắc bén sau nhiều thế kỷ, thậm chí nó còn làm một nhà khảo cổ học chảy máu khi kiểm tra độ sắc bén của nó.

Kiếm Câu Tiễn: Thanh kiếm huyền thoại vượt thời gianThanh kiếm huyền thoại vượt thời gian

Năm 1965, các nhà khảo cổ đã tiến hành một cuộc khảo sát tại Hồ chứa nước sông Zhang ở Kinh Châu. Cuộc khảo sát đã thực hiện trên hơn 50 ngôi mộ cổ, phục hồi gần 2.000 cổ vật. Tại địa điểm này, họ cũng tìm thấy một chiếc quan tài có một bộ xương người cùng với một thanh kiếm được bọc trong một bao kiếm bằng gỗ sơn mài đen.

Theo Ancient Origins: “Mặt kiếm được khắc các hình thoi màu đen và tráng men xanh, gần tay cầm gắn ngọc lam. Chuôi kiếm buộc bằng lụa, núm đầu chuôi có 11 vòng tròn đồng tâm. Chiều dài thanh kiếm là 55,7 cm (21,9 in) tính cả chuôi kiếm 8.4 cm (3,3 in), lưỡi kiếm rộng 4,6 cm (1,8 in). Nó nặng 875 gram (30,9 ao-xơ)”.

Trên một mặt kiếm có khắc tám chữ. Các nhà khảo cổ đã giải mã được sáu chữ là “Vua nước Việt”, “tạo ra thanh kiếm này cho mục đích cá nhân”. Hai chữ còn lại được cho là tên của vị vua sở hữu thanh kiếm. Các nhà nghiên cứu đã xác định được danh tính chín vị vua mà có thể sở hữu thanh kiếm. Sau khoảng hai tháng tranh luận, người ta đã quyết định rằng thanh kiếm thuộc về một vị vua tên là Câu Tiễn (Goujian), người trị vì nước Việt từ năm 496 TCN đến năm 465 TCN.

Chữ khắc của thanh kiếm. (Ảnh: Siyuwj/Wikipedia)

Do các thành phần kim loại được sử dụng để chế tạo và điều kiện bảo quản nên thanh kiếm vẫn giữ được độ sắc bén đáng kinh ngạc. Theo All That’s Interesting: “Thanh gươm được làm chủ yếu bằng đồng. Tuy nhiên, lưỡi gươm lại là thiếc. Điều này làm cho nó duy trì độ sắc bén lâu hơn. Bao kiếm vừa khít để bề mặt thanh kiếm không bị tiếp xúc với quá nhiều không khí cũng là một yếu tố giúp bảo quản thanh kiếm tốt hơn”. Lưỡi kiếm vẫn có thể cắt xuyên qua hai mươi mẩu giấy trong một thí nghiệm.

Năm 1994, Trung Quốc cho Singapore mượn thanh kiếm để triển lãm. Một công nhân đã vô tình va vào thanh kiếm làm nó xuất hiện vết nứt dài 7mm. Kể từ đó, thanh kiếm luôn được giữ ở Trung Quốc. Hiện du khách có thể đến chiêm ngưỡng nó tại Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc.

8. Cửu Long Bảo Kiếm

Bảo vật vô giá trong lăng mộ Càn Long khiến 4 người cả gan “sở hữu” chịu  kết cục thảm khốc - KhoaHoc.tv

Cửu Long Bảo Kiếm là thanh kiếm được Tôn Điện Anh tìm thấy trong mộ cổ của vua Càn Long. Trên thân kiếm có khắc 9 con rồng nên được lấy tên là Cửu Long.

Ngoài ra, người ta không tìm thấy bất kỳ tư liệu nào về thanh Bảo Kiếm này. Chỉ có tin đồn rằng, bất cứ ai chạm vào thanh kiếm đều bị chết mà không rõ nguyên nhân.

Trên đây là top những thanh kiếm nổi tiếng của Trung Quốc. Mặc dù còn rất nhiều thanh bảo kiếm vẫn chưa được nhắc đến nhưng Bát Đại Danh Kiếm được liệt kê trong bài viết này là tiêu biểu nhất.

(Tổng hợp)

Nhắn tin cho tác giả phạm lan @ 21:08 28/02/2022 Số lượt xem: 2971 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » Những Thanh Kiếm Nổi Tiếng Trung Quốc