8 Trò Chơi Nhật Bản để Chơi ở Nhà Mùa COVID-19 (phần 1)

COVID-19 đã chính thức quay trở lại với nhiều diễn biến phức tạp mới. Trường học phải tạm đóng cửa dẫn đến học sinh phải ở nhà. Nếu bạn đang đau đầu trong việc tìm cách hạn chế các con tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Hay đơn giản là muốn tìm kiếm các hoạt động thể chất lành mạnh cho con thông qua các trò chơi tại nhà. Trong chủ đề lần này, TODAIedu sẽ gợi ý cho bạn 8 trò chơi Nhật Bản các con có thể chơi ở nhà trong mùa dịch.

8 trò chơi Nhật Bản để chơi ở nhà mùa COVID-19 (phần 1)
8 trò chơi Nhật Bản để chơi ở nhà mùa COVID-19 (phần 1)

1. Kakurenbo (Hide And Seek)

Tuổi thơ chúng ta chắc ai cũng đã từng chơi trò chơi trốn tìm. Vậy nên đầu danh sách trò chơi Nhật Bản hôm nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu về trò chơi trốn tìm của người Nhật - Kakurenbo.

Kakurenbo (か く れ ん ぼ) là một trò chơi quen thuộc với trẻ em Nhật Bản. Trò chơi không đòi hỏi phải chơi ở không  gian quá rộng lớn hay cần nhiều người chơi. Trong phiên bản trò chơi Nhật Bản, Kakurenbo yêu cầu người đi tìm phải nhắm mắt trong một khoảng thời gian. Trong khi những người còn lại tìm chỗ đi chốn.

Cách chơi

Mọi người sẽ chỉ định một người tìm kiếm, お に (oni, quỷ) và che mắt họ lại. Trong khi đó, những người khác sẽ tìm nơi ẩn nấp. Sau khi đếm từ 1 đến 10. Người tìm kiếm sẽ hỏi “も う い い か い? (mou ii kai ?)" hoặc "Bạn đã sẵn sàng chưa?". Nếu những người khác đã sẵn sàng. Họ có thể nói “も う い い い よ! (mou ii yo!)” hoặc “Tôi đã sẵn sàng!”. Họ cũng có thể nói “ま だ だ よ! (mada da yo!)" hoặc “Chưa” nếu họ cần thêm thời gian để tìm nơi ẩn nấp tốt hơn.

Sau khi mọi người đã sẵn sàng, người tìm kiếm có thể bắt đầu đi tìm những người khác. Khi người tìm kiếm tìm thấy ai đó, họ sẽ hét lên, “み つ け た! (mitsuketa !)” hoặc "Tôi đã tìm thấy bạn rồi!". Người đầu tiên được tìm thấy sẽ trở thành người tìm kiếm “oni (quỷ)” tiếp theo.

Nhớ trốn thật kỹ để không bị quỷ (oni) bắt được nhé 
Nhớ trốn thật kỹ để không bị quỷ (oni) bắt được nhé 

Phiên bản trò chơi Việt Nam: Bịt mắt trốn tìm

Trong phiên bản trò chơi Việt Nam. Trò chơi có nhiều cách chơi hơn và cũng có nhiều điểm khác biệt so với phiên bản trò chơi Nhật Bản. 

Mọi người sẽ quy định một vị trí để bịt mắt có thể là thân cây hoặc bức tường (vị trí thường gọi là Cột). Sau khi chỉ định người tìm kiếm (gọi là làm “Ma”), người tìm kiếm sẽ bịt mắt ở vị trí Cột và đếm (5, 10, 15, 20, ...,100). Sau khi đếm đến 100, người tìm kiếm sẽ hỏi “Xong chưa”. Mọi người có thể trả lời “Chưa xong” để có thêm thời gian ẩn nấp hoặc nói “Xong” để người tìm kiếm bắt đầu đi tìm.

Ngoài việc đi tìm, người tìm kiếm có nhiệm vụ khác là phải bảo vệ Cột. Sau khi tìm thấy ai đó, người tìm kiếm sẽ chỉ định vào người đó và nhanh chóng chạy về chạm vào Cột. Nếu người tìm kiếm chạm được vào Cột trước thì người tìm kiếm sẽ chiến thắng.

Những người đi trốn sẽ phải tìm cách ẩn nấp và chạy về chạm vào Cột mà không để người tìm kiếm phát hiện. Nếu họ bị người tìm kiếm tìm thấy hoặc nhìn thấy, họ phải ngay lập tức chạy về Cột và phải chạm vào Cột trước.

Trò chơi sẽ kết thúc khi tất cả mọi người đều đã được tìm thấy. Những người thua cuộc sẽ phải chỉ định người làm “ma” tiếp theo (thường bằng oẳn tù tì). Trường hợp không có người thua cuộc, người làm “ma” lượt trước sẽ phải tiếp tục làm “ma” (cười).

2. Darumasan Ga Koronda

Trò chơi này nói về búp bê daruma, một loại búp bê truyền thống của Nhật Bản. Daruma Ga Koronda có nghĩa là “Daruma ngã lộn nhào”. Nếu bạn muốn chơi trò chơi này trong nhà với con mình, bạn sẽ cần một hành lang khá dài để có đủ không gian chơi trò chơi này.

Cách chơi

Một người sẽ được chỉ định làm “Kon - Daruma” và đứng ở đầu hành lang. Những người còn lại đứng ở cuối hành lang. Daruma quay về phía mọi người và nói “Darumasan Ga Koronda! (だ る ま さ ん が こ ろ ん だ)” Khi Daruma đang nói, những người khác chạy về phía Daruma. Ở âm tiết cuối cùng, Daruma đột ngột quay lại để nhìn những người khác. Mọi người phải lập tức “đóng băng” tại chỗ (dù đang ở bất cứ tư thế nào). Nếu Daruma thấy ai đó đang di chuyển, người đó sẽ bị bắt và phải quay về vạch xuất phát.

Trò chơi sẽ kết thúc khi có người tiến đến đủ gần Daruma mà không bị Daruma phát hiện. Họ sẽ chạm vào lưng người làm Daruma và trở thành người chiến thắng. Và họ sẽ trở thành Daruma ở lượt chơi tiếp theo.

“Darumasan Ga Koronda!” - Ai đang cử động kìa ?
“Darumasan Ga Koronda!” - Ai đang cử động kìa ?

Phiên bản trò chơi Việt Nam: Một Hai Ba

Cách chơi trò chơi Một Hai Ba ở Việt Nam có nhiều nét tương đồng với cách chơi của trò chơi Nhật Bản. Tuy nhiên, thay vì nói “Darumasan Ga Koronda!”, người bị phạt sẽ đếm “Một Hai Ba”. Và những người bị bắt sẽ tạm ngừng chơi và lên đứng cạnh người bị phạt. Nếu có người đến được gần với người bị phạt và chạm vào lưng họ. Tất cả sẽ được cứu và phải ngay lập tức chạy về vạch xuất phát. Người bị phạt sẽ đuổi theo, chạm trúng vào ai thì người đó sẽ thay thế người bị phạt và trò chơi lại bắt đầu.

Trò chơi cũng sẽ kết thúc nếu tất cả người chơi bị bắt và người bị phạt sẽ chiến thắng.

3. Trò chơi Nhật Bản: Origami

Nếu danh sách các trò chơi Nhật Bản lại thiếu đi môn nghệ thuật gấp giấy Origami thì thật là một thiếu sót lớn. Chỉ với một tờ giấy nhỏ. Các con có thể thoải mái sáng tạo và thể hiện trí tưởng tượng phong phú của mình.

Trong khi nghệ thuật Origami hiện đại ưu tiên sử dụng những miếng giấy (thường là hình chữ nhật, hình vuông) để gấp thành những hình phức tạp (3 chiều, không cắt dán trong  quá trình gấp). Nghệ thuật gấp giấy truyền thống lại đơn giản hơn bởi việc gấp giấy đa dạng (có thể hình tròn hoặc tam giác) và có thể cắt dán trong quá trình gấp. Việc tiếp xúc với bộ môn này không phải là quá khó khăn như cách chúng ta vẫn nghĩ.

Chỉ với một tờ giấy để trẻ thỏa thích sáng tạo với nghệ thuật Origami Nhật Bản
Chỉ với một tờ giấy để trẻ thỏa thích sáng tạo với nghệ thuật Origami Nhật Bản

Một số Origami có thể thử

  • Cha mẹ có thể hướng dẫn các con gấp những con vật đơn giản (như hạc, ếch, …) với nhiều kích thước và màu sắc khác nhau.
  • Gấp những sản phẩm thủ công như khung ảnh, hộp giấy, để đặt những bức ảnh gia đình, các đồ vật nhỏ. Thật đơn giản và thiết thực.
  • Các đô vật Sumo Origami
  • Những chiếc máy bay, thuyền bằng giấy hoặc vật dụng như mũ và đồng hồ.
  • ...

4. Trò chơi từ vựng Shiritori

Cuối cùng để tạm kết bài viết này. TODAIedu sẽ giới thiệu tới cha mẹ một trò chơi Nhật Bản có thể giúp các con vừa chơi mà vẫn học được tiếng Nhật hiệu quả. Đó là trò chơi từ vựng Shiritori.

Ưu điểm của trò chơi là có thể chơi vào mọi lúc, ở mọi nơi. Không cần không gian hay dụng cụ để chơi. Thậm chí không cần phải có nhiều người tham gia. Đơn giản chỉ 2 cũng đủ. Từ “Shiritori” có thể được chia thành hai phần giúp giải thích quy tắc trò chơi này.

Shiri có nghĩa là phần sau của một thứ gì đó. Tori có nghĩa là lấy. Vì vậy, người chơi sẽ lấy kana ở phần cuối của một từ để làm phần đầu cho một từ mới.

Cách chơi

2+ người chơi thay phiên nhau nói những từ bắt đầu bằng kana cuối cùng của từ trước đó. Ví dụ: nếu từ đầu tiên là り ん ご (ringo, hoặc apple), người tiếp theo phải nói một từ bắt đầu bằng ご, chẳng hạn như ゴ リ ラ (ご り ら trong tiếng hiragana, gorira hoặc gorilla). Sau đó, người tiếp theo phải đưa ra một từ bắt đầu bằng ら. Bạn cũng có thể sử dụng tất cả các dạng của kana khi nghĩ đến một từ mới, vì vậy nếu từ cuối cùng kết thúc bằng ご, bạn có thể bắt đầu từ tiếp theo bằng ご hoặc こ.

Shiritori là một trò chơi Nhật Bản rất thích hợp để kiểm tra và ôn tập từ vựng
Shiritori là một trò chơi Nhật Bản rất thích hợp để kiểm tra và ôn tập từ vựng

Làm thế nào để trò chơi này kết thúc?

Không có từ nào trong bảng chữ cái tiếng Nhật bắt đầu bằng hiragana ん, hoặc âm “n”. Vì vậy, để tiếp tục ví dụ trước, nếu ai đó trả lời, ラ イ オ ン (ら い お ん trong hiragana), từ đó kết thúc bằng “ん” ,người đó sẽ thua trò chơi.

Phiên bản trò chơi Việt Nam: Trò chơi nối từ

Ngoài phiên bản trò chơi Nhật Bản, trò chơi này có thể ứng dụng trong nhiều ngôn ngữ khác, nhất là tiếng Anh. Với phiên bản tiếng Việt, trò chơi nối từ đã từng có thời điểm trở thành hot trend trên MXH Việt. Các video, hình ảnh được các bạn trẻ đăng tải khi đang chơi trò chơi nối từ thu hút hàng triệu lượt xem và nhận được nhiều phản hồi. Hầu hết mọi người đều cảm thấy thích thú và phải cảm thán: “Tiếng Việt cũng chúng ta cũng thật phong phú và nhiều màu sắc ngữ nghĩa”.

Tạm kết

Trên đây là phần 1 của danh sách 8 trò chơi Nhật Bản cha mẹ có thể chơi cùng con trong mùa dịch COVID-19. Phần 2 của bài viết sẽ sớm được cập nhật. Cha mẹ hãy cùng chờ đợi và đón đọc nhé.

Bạn đã có thể đọc tiếp phần 2 của 8 trò chơi Nhật Bản để chơi ở nhà mùa COVID-19: Tại đây

Từ khóa » Trò Chơi Trốn Tìm Tiếng Nhật