8 Vấn đề Sinh Viên Năm Nhất Cần Phải Biết - Tâm Lý Học Hiện Đại

Chia sẻ

Một năm học mới lại đã bắt đầu. Bên cạnh những háo hức mong chờ vào một cuộc sống mới với bao điều mới mẻ hấp dẫn thì đối với sinh viên năm nhất, năm học này cũng là giai đoạn chập chững bước ra khỏi vòng tay của gia đình để tiếp thu những kiến thức mới, chuẩn bị hành trang cho con đường phía trước.

Dù ít dù nhiều, hầu hết sinh viên năm nhất đều sẽ gặp phải những cú sốc tâm lý trong giai đoạn này. Bạn sẽ phải đối mặt với một môi trường mới với nhiều khó khăn và cám dỗ. Nếu không có sự chuẩn bị tâm lý vững vàng từ trước, chắc chắn các bạn sẽ bị ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống.

Dưới đây là 8 vấn đề phổ biến mà sinh viên năm nhất thường hay gặp phải và một số giải pháp giúp các bạn giải quyết các vấn đề đó.

1. Khó khăn trong việc học

1.1. Môi trường của đại học khác hẳn môi trường học tại cấp 3.

Áp lực học tập và thi cử tại trường đại học là rất lớn bởi khối lượng kiến thức khổng lồ cũng như cách giảng dạy khác hẳn với thời trung học.

Ở trường Đại học, những kiến thức được dạy trong các buổi học chỉ là một phần rất nhỏ so với “biển” kiến thức ngoài kia. Bạn không thể trông chờ thầy cô giảng giải cho từng bài tập nhỏ, giao cho bộ câu hỏi đề cương trước khi thi,… giống như thời cấp 3. Nếu không chủ động học hỏi và tìm kiếm thêm, bạn sẽ phải gặp nhiều khó khăn đấy.

SInh viên năm nhất cần phải biết về sự khác biệt giữa học tập ở cấp 3 và đại học khác nhau như thế nào

SInh viên năm nhất cần phải biết về sự khác biệt giữa học tập ở cấp 3 và đại học

Vì vậy, các bạn sinh viên năm nhất của chúng mình ơi, hãy xây dựng cho bản thân kỹ năng tự học, đừng chỉ làm theo những gì thầy cô dạy trên lớp mà thay vào đó là thực hiện theo quy trình này: tìm mục tiêu môn học, học trong tài liệu và đọc thêm sách, học trên lớp và trao đổi thêm với thầy cô, thực hành chúng thông qua thực tập, đi làm…

Một số gợi ý nhỏ giúp bạn nâng cao hiệu quả trong việc học tập:

  • Lên kế hoạch học tập theo từng học kỳ, từng môn học, ngày giờ lên lớp cũng như thời gian tự tìm kiếm, phân tích thông tin bài học.
  • Chuẩn bị bài trước khi vào tiết học. Các kiến thức học yêu cầu bạn phải hiểu thậm chí là hiểu sâu. Do đó hãy đánh dấu những điều chưa nắm rõ để hỏi thêm giáo viên hoặc bạn học.
  • Tìm hiểu các phương pháp học tập và ghi chép hiệu quả giúp cho việc học được dễ dàng hơn, có hệ thống và khoa học hơn.
  • Tổng hợp lại các kiến thức đã học sẽ giúp nhớ lâu hơn và hỗ trợ tốt hơn trong các kỳ thi.

Một số phương pháp hữu hiệu được nhiều người áp dụng như:

  • Spaced reputation (học ngắt quãng thời gian): Là phương pháp lặp lại sau một thời gian ngắt quãng giúp bạn nhớ lâu hơn những gì đã học.
  • Phương pháp ghi chép Cornell: Phương pháp ghi chép giúp bạn sắp xếp lại những gì mình đã ghi chép một cách hệ thống  và tăng khả năng sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức,…
  • Mindmap (sơ đồ tư duy): Các kiến thức được tổng hợp theo dạng sơ đồ với từng chủ điểm lớn. Chủ điểm sẽ được giải thích bởi các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách tổng hợp này, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Phương pháp học tập thông minh giúp sinh viên năm nhất trở nên tuyệt vời hơn

Phương pháp học tập thông minh giúp sinh viên năm nhất trở nên tuyệt vời hơn

1.2. Gặp nhiều người giỏi

Bước chuyển mình từ cấp 3 lên đại học cũng như từ sông hồ ra biển lớn vậy. Chú “cá chép nhỏ” là bạn sẽ gặp được những chú “cá mập” thực sự, những người gần như hoàn hảo từ “phần cứng” đến “phần mềm” và đánh tan hết sự tự tin vốn có của bạn.

Bên cạnh đó, các bạn Gen Z lại được kỳ vọng là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai. Chính vì vậy mà những tiêu chuẩn cuộc sống cũng trở nên khác biệt và khắc nghiệt hơn so với các thế hệ trước. Yêu cầu sự phát triển toàn diện làm thế hệ sinh viên gen Z bị áp lực tâm lý rất nặng nề.

Sinh viên năm nhất rồi cũng sẽ "hoá rồng"

Sinh viên năm nhất rồi cũng sẽ “hoá rồng” thôi

Hãy nhớ rằng: Mỗi người đều có một điểm mạnh riêng và bạn cũng vậy. Thay vì việc ngồi so sánh bản thân với người khác để thêm tự ti, bạn hãy dành thời gian tự tìm tòi và phát huy điểm mạnh của bản thân, đồng thời trau dồi thêm vốn kiến thức, các kỹ năng trong học tập cũng như trong giao tiếp. Chỉ cần bạn làm tốt việc của bạn, bạn sẽ dần tự tin và mạnh mẽ hơn.

Cá chép rồi cũng sẽ có ngày hóa rồng thôi phải không nào!

1.3. Băn khoăn về ngành học và công việc sau này

Một vấn đề mà có lẽ nhiều sinh viên năm nhất sẽ gặp phải đó là không thích ngành mình đang học hoặc mông lung về tương lai do chưa có mục tiêu, định hướng rõ ràng. Từ đó dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng.

Xem thêm: 100 Câu Nói Hay Về Nụ Cười

Có 2 trường hợp mà bạn có thể gặp phải trong giai đoạn này đó là:

  • Không biết được ngành mình đang học chính xác là gì, sau này ra trường mình sẽ làm gì, hướng phát triển sự nghiệp ra sao.
  • Trường học, ngành học mà bạn đang theo học không phải là trường và ngành mà bạn muốn theo đuổi. Bạn học ở đây là do bố mẹ bắt ép, hoặc do đây chỉ là nguyện vọng 2 của bạn.

Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ nhất thì lời khuyên cho bạn đó là hãy cứ hoàn thành tốt những môn học mà bạn cần phải hoàn thành trong thời gian này. Song song với việc học trên lớp, bạn hãy tìm hiểu thêm về ngành nghề mà bạn đang học qua internet, hoặc hỏi thầy cô và những anh chị đi trước. Sau đó hãy cẩn thận suy nghĩ và đưa ra quyết định bạn có muốn tiếp tục theo ngành đang học này hay sẽ rẽ sang một hướng khác.

Còn nếu bạn đang ở trường hợp thứ hai thì bạn có 2 hướng lựa chọn là tập trung ôn luyện để thi lại vào năm sau hoặc tiếp tục cố gắng với con đường hiện tại. Dù bạn chọn theo hướng nào, điều cực kỳ quan trọng đó là bạn cần phải xác định chính xác mục tiêu học tập cũng như hướng đi sau này mà bạn mong muốn. Vạch ra con đường bạn cần đi qua để có thể đạt được mục tiêu đó. Rồi cân nhắc với mọi khả năng để có thể đạt được mục tiêu đó. Sau đó hãy cam kết và quyết tâm làm đến cùng những điều mà bạn đã quyết định.

"Học, học nữa, học mãi" để tìm ra lối đi cho mình nhé các sinh viên năm nhất

“Học, học nữa, học mãi” để tìm ra lối đi cho mình nhé các sinh viên năm nhất

Sự thật là trong cuộc đời của chúng ta, phần trăm những người không biết mình thích gì cao hơn nhiều so với những người hiểu rõ sứ mệnh của bản thân. Bởi vậy bạn không cần quá lăn tăn, lo lắng khi bạn không biết bạn thích gì để theo đuổi. Ngay tại đây, ngay tại thời điểm này, hãy cứ hoàn thành tốt những việc cần hoàn thành – rồi bạn sẽ tìm ra được điều mà bạn muốn, điều mà thực sự thuộc về bạn.

Tuy nhiên, kể cả là trong trường hợp nào thì điều cốt yếu vẫn là do nỗ lực và tính kỷ luật của bản thân bạn. Bạn cần chủ động tìm hiểu, tích cực trải nghiệm và học tập. Đọc sách cũng là một cách để bạn có thêm kiến thức và tìm ra lối đi riêng cho bản thân mình đó.

Xem thêm:

  • Trắc Nghiệm Tâm lý: Bạn Sẽ làm Gì Đầu Tiên?
  • Tại sao không thể thừa nhận sai lầm của mình?
  • Hiệu Ứng Sleeper- Khi Sai Lầm Làm Bạn Được Yêu Quý Hơn

2. Khó khăn trong cuộc sống

Cuộc sống đại học luôn phải gắn liền với hai chữ tự lập. Nhất là với những bạn sống xa nhà, đây sẽ là khó khăn đầu tiên mà các bạn sinh viên năm nhất phải đối mặt. Kế tiếp là nhớ nhà (nhất là những lúc bị bệnh mà không có ai ở bên chăm sóc), rồi đến học cách chung sống hòa hợp với bạn cùng phòng, bạn cùng lớp, những đồng nghiệp tại chỗ làm thêm,….

Bên cạnh đó cũng có “1001 chuyện” diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày của bạn khiến một sinh viên năm nhất là bạn không thể tập trung vào việc học hay những kế hoạch mà bạn đã đề ra. Điển hình là một số trường hợp sau:

2.1. Khác biệt văn hóa đối với những bạn tỉnh lẻ

Một số bạn sinh viên năm nhất từ tỉnh lẻ khi mới đến thành phố lớn học tập có thể sẽ bị sốc và “trật nhịp” do sự khác biệt về văn hóa.

So với tỉnh lẻ, các thành phố lớn có lối sống nhanh, xô bồ và rất phức tạp. Cũng do lối sống hối hả, tất bật như vậy nên cuộc sống tại chính các thành phố lớn cũng thay đổi chóng mặt, có nhiều giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa.

Con người ở thành phố lớn đa phần không gắn kết với nhau như ở tỉnh lẻ. Người dân thành phố luôn bận rộn với cuộc sống của riêng họ do đó bạn có thể sẽ đôi chút cảm thấy cô đơn, lạc lõng với mọi người xung quanh.

Tích cực tham gia các hoạt động cồng đồng để có thể thấu hiểu cũng như hoà nhập với văn hoá mới nào

Tích cực tham gia các hoạt động cồng đồng để có thể thấu hiểu cũng như hoà nhập với văn hoá mới nào

Để có thể tiếp thu văn hóa cũng như hòa nhập vào môi trường mới một cách nhanh chóng và nhịp nhàng, bạn có thể thử tham gia vào các câu lạc bộ hoặc các hoạt động của trường lớp như team building, hoạt động đoàn hội, đi làm thêm, tham gia các hoạt động của tổ dân phố như dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, thanh niên tình nguyện… Từ những hoạt động ấy, bạn sẽ làm quen được với cách sinh hoạt và dung hợp được với môi trường mới.

2.2. Mất tự chủ bản thân

Lên đại học, ai cũng cho rằng mình đã là người lớn, lần đầu được trải nghiệm cái gọi là “tự do hoàn toàn”, không có ba mẹ quản thúc. Do đó, nếu tính kỷ luật bản thân thấp thì sinh viên năm nhất rất dễ rơi vào lối sống không điều độ thậm chí không lành mạnh: Ăn ngủ không đúng giờ giấc, ăn uống linh tinh, không có chế độ dinh dưỡng, bỏ bê việc học hành, ham chơi mải vui bạn bè…

Xem thêm: Hội Chứng Rối Loạn Stress sau Sang Chấn

Chính những điều này sẽ khiến cho sức khỏe của các bạn bị giảm sút trầm trọng, học tập không hiệu quả, dễ bị stress.

Kỷ luật bản thân để trở nên tốt hơn mỗi ngày nhé sinh viên năm nhất

Kỷ luật bản thân để trở nên tốt hơn mỗi ngày nhé sinh viên năm nhất

Tính kỷ luật bản thân là một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống tự lập của các bạn. Từ những bước đi đầu tiên, nếu các bạn buông thả bản thân mình thì sẽ rất khó để có thể hoàn thành được những mục tiêu mình đã đề ra cũng như rất dễ rơi vào những cám dỗ, cạm bẫy trong đời sống sinh viên.

Cấp 3 mình “tự do trong khuôn khổ gia đình, nhà trường” thì lên đại học, trước hết mình hãy “tự do trong khuôn khổ do chính mình đặt ra”. Hãy học cách tự chăm sóc bản thân bằng cách tập thể dục đều đặn, lưu ý đến bữa ăn hàng ngày, học tập và làm việc theo kế hoạch. Hãy trở thành người lớn đúng nghĩa các bạn nhé.

2.3. Dễ bị đa cấp đưa vào tròng hay những chiêu trò lừa đảo khi đi xin việc làm thêm

Mong muốn có việc làm, khao khát kiếm thêm thu nhập để trang trải việc học, đỡ đần cho bố mẹ đã khiến 1 bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên không chỉ sinh viên năm nhất dễ dàng sập bẫy đa cấp hoặc bị mất tiền oan bởi những chiêu trò lừa đảo.

“Đa cấp” là một từ không còn xa lạ đối với bất cứ ai. Thế nhưng hoạt động này ngày một tinh vi và đa dạng. Nếu bạn không thường xuyên tìm hiểu thông tin trên các trang báo, mạng xã hội hoặc những nguồn tin chính thống, bạn vẫn dễ dàng bị mắc vào.

Sinh viên năm nhất cần cảnh giác cao trước những tin nhắn từ người lạ, thậm chí là người quen với nội dung như: rủ bạn đến dự một buổi hội thảo của những doanh nhân thành đạt trong công ty, những cuộc hội thảo chăm sóc sức khỏe hoặc rủ bạn cùng hợp tác trong một dự án khởi nghiệp nào đó để hướng tới sự tự do tài chính…

Sinh viên năn nhất càng nên chú ý điều này

Sinh viên năn nhất càng nên chú ý điều này

Nếu thấy nghi ngờ, các bạn có thể hỏi những anh chị đi trước hoặc trên các trang mạng xã hội để tìm hiểu thêm tính chính xác của những thông tin này trước khi quyết định xem có nên đi tham dự hay không. Bởi một khi bạn đến tham dự những cuộc hội thảo hay tiếp xúc, gặp gỡ những người này, đa phần bạn sẽ bị mất tiền oan trước những lý lẽ thuyết phục hùng hồn của họ đấy.

Cảnh giác trước những công việc “việc nhẹ lương cao” trên các trang mạng xã hội như facebook, instagram… hay làm việc tại các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada… bởi rất có thể đây là việc lừa đảo. Họ có thể yêu cầu bạn đóng cho họ 1 khoản phí để mở tài khoản hoặc để có thể bắt đầu làm việc và sau khi họ nhận được tiền của bạn, họ sẽ lặn mất tăm.

Các trung tâm giới thiệu việc làm trá hình cũng có nhiều chiêu trò với các sinh viên năm nhất kiếm việc làm thêm bằng cách thu tiền đặt cọc rồi “chạy làng” hoặc họ sẽ đưa cho bạn những công việc linh tinh, vớ vẩn, những công việc khó có thể thực hiện khiến bạn tự thấy nản mà bỏ luôn tiền đặt cọc. Rồi cạm bẫy mua đồ giá rẻ, mua đồ khuyến mãi, mua đồ nhận vé có cơ hội trúng thưởng mà thực chất là lừa đảo.

Hãy luôn nhớ rằng không ai cho không ai cái gì, thành công đến không bao giờ là dễ dàng. Do dó phải luôn tỉnh táo trước những cơ hội việc làm hay những lời chèo kéo.

Xem thêm:

  • 3 Bẫy Tâm Lý Thường Gặp ở Lừa Đảo Đa Cấp Ponzi
  • 5 hiệu ứng tâm lý ảnh hưởng tới đời người
  • 5 lỗi ngôn ngữ cơ thể người tự tin không bao giờ mắc

2.4. Dễ bị sa vào những cám dỗ, cạm bẫy hoặc những hoạt động không lành mạnh

Cuộc sống đại học đặc biệt ở những thành phố lớn là cuộc sống của những khoản chi không có hồi kết. Từ tiền trọ, tiền mua sách, giáo trình, tiền chi tiêu hàng ngày là những thứ thiết yếu đến những khoản chi cho việc xã giao bạn bè, phát triển bản thân, tụ tập hội họp… Bởi vậy nếu bạn không biết cách quản lý tài chính thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào tình huống hết tiền, thiếu tiền.

Và tất nhiên – có cầu tất có cung, có vô vàn dịch vụ cho vay nặng lãi xung quanh bạn để bạn có thể vay một cách thuận tiện, dễ dàng. Tuy nhiên, đây là những cạm bẫy chết người bởi nếu trót sa vào, các bạn rất dễ phải đối mặt với xã hội đen vô cùng nguy hiểm.

Xem thêm: Đàn bà dùng cả thanh xuân để đổi sự ấm êm, còn đàn ông dùng tuổi trẻ để chạy theo cái bóng của người khác

Sinh viên năm nhất ơiiiiiiiiiiii

Sinh viên năm nhất ơiiiiiiiiiiii

Có 1 điểm mà sinh viên năm nhất rất dễ bị rủ rê sa vào đó là cờ bạc hút sách, những cuộc nhậu nhẹt thâu đêm, hay chơi game đánh bài… đây đều là những thứ dễ nghiện khó cai. Sau những cuộc vui quên trời quên đất ấy là sức khỏe của các bạn bị giảm sút, tiền nong có bao nhiêu hết bấy nhiêu thậm chí phải đi vay lãi, là bài vở ở trên lớp không theo kịp, là những con số điểm thi kém dưới tiêu chuẩn để rồi thậm chí sẽ khiến bạn bị thôi học.

Một số sinh viên lại không cưỡng được những cám dỗ về danh vọng, tiền tài để bán thân hoặc không quý trọng bản thân mà trao thân gửi phận cho những dân chơi thiện nghệ. Tất cả những cám dỗ này ban đầu luôn là quả ngọt tiếng bùi. Thế nhưng khi ngoảnh lại, hậu quả mà bạn nhận được lại vô cùng đáng tiếc.

Để tránh sa vào những cám dỗ trên, hãy thường xuyên theo dõi thông tin sinh viên trong các group lớn để biết được tình hình mới nhất đang diễn ra trong đời sống sinh viên cũng như ngoài giảng đường. Kịp thời nắm bắt thông tin đang diễn ra xung quanh sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm, tránh được những tiêu cực của xã hội.

Một tương lai tươi sáng đang rộng mở, bạn hãy vượt qua những cạm bẫy, cám dỗ đầu đời này và bạn sẽ trưởng thành, sẽ thành công trên con đường học tập như ước nguyện của bản thân và gia đình.

Xem thêm:

  • 6 Quyển Sách Dạy Kiềm Chế Cảm Xúc
  • Làm sao để ngừng ám ảnh về ngoại hình?
  • Lười biếng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

2.5. Phòng trọ và bạn cùng phòng

Bạn cùng phòng là người rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng thời gian học đại học của bạn. Do đó bạn nên thận trọng khi chọn bạn sẽ cùng phòng với mình. Một số tip nhỏ bạn có thể áp dụng để tìm và lựa chọn bạn cùng phòng phù hợp với mình:

  • Nguyên tắc vàng trong việc tìm bạn cùng phòng đó là: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Bạn đừng cả nể trong việc trao đổi và thống nhất phương thức ở chung với bạn. Từ thông tin về người bạn sẽ ở cùng cho đến thời gian sinh hoạt, nội quy phòng ở, bạn nên trao đổi kỹ càng và chi tiết nhất có thể trước khi quyết định trọ cùng nhau.
  • Hãy ưu tiên những người do người quen giới thiệu, bạn cùng lớp hoặc cùng trường bởi ít nhất bạn đã biết một số thông tin về họ trước đó.

Về việc tìm phòng trọ, trước khi đặt cọc và ký hợp đồng thuê nhà, hãy đọc kỹ mọi thông tin, điều khoản trong hợp đồng từ số tiền đặt cọc, trường hợp nào sẽ bị mất tiền đặt cọc, cách tính giá điện, phí sinh hoạt chung, thông báo tăng giá phòng thuê…

SInh viên năm nhất và câu chuyện phòng trọ, bạn trọ muôn thuở

SInh viên năm nhất và câu chuyện phòng trọ, bạn trọ muôn thuở

Một số lời khuyên nhỏ khác cho sinh viên năm nhất để cuộc sống đại học sẽ dễ dàng hơn:

  • Luôn cởi mở, sẵn sàng giao lưu, kết bạn tuy nhiên cũng phải tỉnh táo để nhận biết được đâu là mối quan hệ tốt, những hoạt động hữu ích.
  • Học hỏi từ những anh chị đi trước về kinh nghiệm học tập cũng như giao tiếp trong môi trường đại học
  • Hiện nay, với mạng internet, các bạn có thể tìm hiểu những kiến thức bên ngoài, những thông tin xã hội xung quanh và học được những kỹ năng mềm giúp cho cuộc sống và việc học trở nên dễ dàng, khoa học hơn như: Kỹ năng quản lý thời gian, quản lý tài chính, kỷ luật và tự giác bản thân… Một khi vốn kiến thức trong và ngoài trường học của các bạn được rộng mở thì bạn sẽ càng có thêm tự tin và vững bước trước mọi thử thách.

Hy vọng qua bài này, các bạn sinh viên năm nhất sẽ có được cái nhìn tổng quan về những vấn đề mà mình đã, đang hoặc sẽ gặp phải khi lật qua một chương mới trong cuộc đời. Qua đó thấu hiểu được tâm lý, phát hiện được vấn đề và tìm ra những biện pháp phù hợp với bản thân.

Nếu các bạn cũng có những câu chuyện tương tự về đời sống sinh viên, hãy chia sẻ với mọi người để chúng ta cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau nhé.

Chúc tất cả các bạn sinh viên nói chung và các bạn sinh viên năm nhất nói riêng có một cuộc đời đại học thật rực rỡ nhé!

Hãy xem thêm:

Có nên tặng quà thường xuyên hay không?Nỗi Sợ Hãi Giúp Ta Trở Nên Mạnh Mẽ HơnYêu người con gái hướng nội, tại sao không?Hiệu Ứng McGurkHội Chứng Cryptomnesia- Căn Bệnh Mất Trí Đáng Sợ Mà Bạn Cần Biết.Hiệu ứng BruceƯơm Mầm Một Nơron, Vun Trồng Một Bộ NãoHiệu Ứng Mỏ Neo (Anchoring)Chia sẻ

Từ khóa » Những Vấn đề Mà Sinh Viên Gặp Phải