80 ĐỀ ĐỌC HIỂU CÓ ĐÁP ÁN ĐẦY ĐỦ - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Ôn thi Đại học - Cao đẳng
  4. >>
  5. Văn
80 ĐỀ ĐỌC HIỂU CÓ ĐÁP ÁN ĐẦY ĐỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.43 KB, 168 trang )

Sưu tầm và biên soạn:1HÀ THÁI SƠNHÀ THÁI SƠNPHẦN I : KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN ĐỌC HIỂUSưu tầm và biên soạn:A. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG VĂN BẢNCÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮI. ÔN TẬP LÍ THUYẾT1. Các phong cách ngôn ngữ1- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnhgiao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhânnhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm,đồng nghiệp, đồng hành...Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ- Đặc trưng: Tính sinh động; tính cụ thể; tính cảm xúc2- Phong cách ngôn ngữ khoa học:PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoahọc. Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khácvới PC ngôn ngữ sinh hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những ngườilàm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập- Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, lôgic; tính khách quan, phi cáthể.3- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PCnày là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chươngkhông có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.1HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:- Đặc trưng: Tính truyền cảm; tính hình tượng; tính cá thể hóa.4- Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chínhtrị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.- Đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạtvà suy luận; tính truyền cảm mạnh mẽ.5- Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vựchành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quanNhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.- Đặc trưng: Tính khuôn mẫu; tính minh xác; tính công vụ.6. Phong cách báo chí: là kiểu diễn đạt được sử dụng trong các văn bản thuộc linhc vựctruyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình,báo điện tử.. PCBC được dùng trong các VB như: tin tức, phóng sự, quảng cáo.-Đặc trưng: Tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.2. Các phương thức biểu đạta. Tự sự- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả.- Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.- Bản tin báo chí- Bản tường thuật, tường trình- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)b. Miêu tả- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểuđược chúng.- Văn tả cảnh, tả người, vật...1HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.c. Biểu cảm- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tựnhiên, xã hội, sự vật...- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tuỳ bút.d. Thuyết minhTrình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiệntượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.- Thuyết minh sản phẩm- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.d. Nghị luận- Trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, quacác luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.- Cáo, hịch, chiếu, biểu.- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.- Sách lí luận.- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hoá.Văn bản điều hành- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng củacá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.- Đơn từ- Báo cáo- Đề nghị.2HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:B. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN BẢN VÀCÁC THAO TÁC LẬPLUẬNA. Lí thuyếtI. Các biện pháp tu từ.1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồngđể làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD: Trẻ em như búp trên cành2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con ngườiđể miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật,sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khácdựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nétliên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viếtnhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc...VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.VD:Mênh mông muôn mẫu màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượngđược miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.3HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:VD: Lỗ mũi mười tám gánh lôngChồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.Ví dụ:Bác Dương thôi đã thôi rồiNước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.* Lưu ý:+ Có khi hình ảnh ẩn dụ được dùng bao trùm toàn bộ tác phẩm, lúc ấy nó không còn làhình ảnh mà trở thành một hình tượng. VD: Nhớ rừng, Tre Việt Nam, Sóng, Dế mèn...+ Có loại ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: cảm giác của giác quan này được sử dụng miêu tảcho cảm giác của giác quan khác. VD: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa. Tiếng rơi rấtmỏng... (vừa nói được cái tiếng rơi rất nhẹ rất êm, vừa hình dung được cái dáng congcong, mỏng mảnh của cái lá, vừa cho thấy cảm nhận, trí tưởng tượng, cách diễn đạt rấttinh tế của người viết...VD: Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan…+ Nhân hóa thực chất là ẩn dụ (có loại ẩn dụ nhân hóa, có loại ẩn dụ vật hóa)II. Các thao tác lập luận- Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát,phát hiện bản chất của đối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấuđáo.- So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiệntượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy đượcđặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.4HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặcthiếu chính xác,... Từ đó, nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người đọc).- Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, sựđánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề.- Ngoài 4 thao tác cơ bản trên, người viết còn có thể vận dụng thêm các thao tác nhưchứng minh, giải thích, diễn dịch, quy nạp…* Kỹ năng làm bài đọc hiểu đạt 3/3 điểm tuyệt đốiBài 1. Ăn điểm tuyệt đối phần viết đoạn vănCác em nên nhớ trong 8 câu hỏi đọc hiểu thì có tới 2 câu bắt viết đoạn văn để trình bàysuy nghĩ của mình (mỗi câu được 0.5 điểm. Hai câu là 1.0 điểm). Tuy nhiên trên 60%học sinh viết câu này đều bị mất điểm. Chủ yếu các em viết cho đủ số câu chứ khôngmấy học sinh viết cho đúng yêu cầu. Có khi viết đúng yêu cầu vẫn không đạt được điểmtuyệt đối.Kỹ năng làm bài đọc hiểu ăn điểm tuyệt đối- Mấy dòng sau đây sẽ giúp các em khắc phục được điều đó:∆ Một là viết đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Nên viết theo đoạn diễn dịch. Câu chủ đềphải viết đúng vào yêu cầu của đề bài. Phải có từ khóa của đề trong câu mở đoạn. Cáccâu sau đó phải tuyệt đối đúng – trúng vào nội dung.∆ Hai là kết lại đoạn văn bằng 2-3 câu bày tỏ cái tôi của mình hoặc rút ra bài học.∆ Ba là bài yêu cầu viết 7-8 dòng (hoặc câu) thì có thể viết lên 10 câu, dòng. Không aingồi đếm bài mình có bao nhiêu câu cả.5HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:- Trên đây là những vấn đề lý thuyết. Sau đây là thực hành.Ví dụ, trong đoạn văn bản nào đó có nội dung về người mẹ. Sẽ có một câu hỏi: viết mộtđoạn văn ngắn khoảng 7,8 dòng nói lên những suy nghĩ của anh/chị về đức hi sinh củaMẹ. (Chỉ là ví dụ thôi nhé, tùy theo từng văn bản mà có câu hỏi khác nhau). Từ khóa củacâu hỏi là “đức hi sinh”- đây cũng chính là trọng tâm của đoạn văn. Lưu ý: câu mở đoạnphải có từ khóa. Câu kết phải rút ra bài học hoặc chiêm nghiệm triết lý.- Ta có đoạn văn như sau:Có ai đó đã nói rằng, nếu trong gia đình ấy có những đứa con thành đạt thì chắc chắn ởđó có một người mẹ giàu đức hi sinh. Vâng! Mẹ là người đã dành hết cả đời mình vìtương lai của con. Mẹ có thể nhịn đói cho ta no, nhịn mặc cho ta có tấm áo đẹp. Mẹ làngười có thể cho ta cả đôi mắt, quả tim, trái thận… chỉ mong sao cho con mình lành lặn.Khi ta khổ đau, bờ vai mẹ là bến bờ cho ta quay về. Người đời có thể bỏ rơi ta nhưng mẹthì không bỏ con bao giờ. Bởi thế hạnh phúc nhất là còn mẹ nên chúng ta hãy nhớ :”Aicòn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.PHẦN II : MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂUCÓ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ6HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:ĐỀ 1.Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây BắcXứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùngNơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đấtNay dạt dào đã chín trái đầu xuân.Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửaNghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,Con đã đi nhưng con cần vượt nữaCho con về gặp lại mẹ yêu thương.(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)1. Nêu ý chính của đoạn thơ?2. Ý nghĩa của từ, cụm từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân” trong đoạnthơ ?3. Hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạnthơ thứ 2 ?Đáp án:1. – Nêu ý chính của đoạn thơ:Tây Bắc và cuộc kháng chiến mười năm có ý nghĩa lớn lao,vĩ đại,nhất là đối với cácvăn nghệ sĩ tiền chiến.2.+ Ý nghĩa từ “máu rỏ”: Chế Lan Viên nhớ Tây Bắc vì đây lànơi “máu rỏ”’, tức là nơi mà ông và đồng đội đã từng chiến đấu.+ Ý nghĩa của cụm từ : “chín trái đầu xuân ” trong đoạn thơ : mảnh đất bị tàn phá ngàyxưa đã tự hồi phục lại.7HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:3. – Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh :Nhớ về cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ, nhà thơ lại xúcđộng, bồi hồi thổ lộ:“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửaNghìn năm sau còn đủ sức soi đường”Tác giả tự ví cuộc kháng chiến rực rỡ, sục sôi như “ngọn lửa”- ngọn lửa niềm tin sắt đácủa người chiến sĩ vào chiến thắng ngày mai, ngọn lửa yêu nước bừng cháy trong lòngcủa mỗi con người Việt Nam. Và sức mạnh của ngọn lửa đó đủ soi đường cho bao thế hệmai sau, hệt như kim chỉ nam của chân lý lòng yêu nướcĐỀ 2Đọc bài thơ:”Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”-Tố Hữu và trả lời các câu hỏi phía dưới“Hoan hô chiến sĩ Điện BiênChiến sĩ anh hùng8HÀ THÁI SƠNSưu tầm và biên soạn:Đầu nung lửa sắtNăm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắtMáu trộn bùn nonGan không núngChí không mòn!Những đồng chí thân chôn làm giá súngĐầu bịt lỗ châu maiBăng mình qua núi thép gaiÀo ào vũ bão,Những đồng chí chèn lưng cứu pháoNát thân, nhắm mắt, còn ôm…Những bàn tay xẻ núi lăn bomNhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện”Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn thơCâu 2:Chỉ ra và nêu tác dụng của thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trênCâu 3: Đoạn thơ đề cập đến cuộc kháng chiến vĩ đại nào của dân tộc? Đọc đoạnthơ, anh/chị liên tưởng đến những người anh hùng nào trong lịch sử dân tộc?Câu 4:”Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt,Máu trộnbùn non,” nói lên điều gì về trận đánh lịch sử ấy?Câu 5: Cảm xúc của anh/ chị sau khi đọc đoạn thơ trên?Đáp án:Câu 1 .Nội dung của đọan thơ: ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất, quậtcường vì độc lập tự do của đát nước của những chiến sĩ Điện BiênCâu 2: thể thơ tự doTác dụng:9Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠN+Cảm xúc được bộc lộ một cách tự nhiên ,thoải mái, chân thành+Nhịp thơ nhanh, mạnh mẽ , dứt khoát, câu văn dài ngắn đan xen phù hợp với biểu đạtcảm xúc và tái hiện khí thế sôi nổi của trận chiến.+Âm hưởng ngợi ca hào hùngCâu 3: đoạn thơ đề cập đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Gợi liên tưởng đến tên những người anh hùng :Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan ĐìnhGiótCâu 4:”Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt,Máu trộn bùnnon” có ý nghĩa: Cuộc kháng chiến trường kì, gian khổ và khốc liệt, nhiều đau thươngmất mátCâu 5 : HS có thể trình bày cảm xúc cá nhân, cảm xúc phải chân thành, không khuônsáo, phải có sự lí giải dụa trên việc phân tích đoạn thơĐỀ 3Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏiNhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửaCả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng10Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNNhững chàng trai chưa trắng nợ anh hùngHồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắmRách tả tơi rồi đôi giày vạn dặmBụi trường chinh phai bạc áo hào hoaMái đầu xanh thề mãi đến khi giàPhơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dạiNghe tiếng gọi của những người Hà NộiTrở về, trở về, chiếm lại quê hươngCâu hỏi đọc hiểu về bài thơ “Ngày về ” Chính Hữu1. Đoạn thơ gợi cho anh/ chị liên tưởng tới tác phẩm nào trong chươngtrình ngữ văn 12 học kì 1? vì sao?2. Bằng kiến thức lịch sử anh/ chị hãy giới thiệu một cách ngắn gọn bốicảnh Hà Nội những năm 1946- 1947 để góp phần cắt nghĩa cho lời thơtrên3. Mái đầu xanh thề mãi đến khi giàPhơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dạiNghe tiếng gọi của những người Hà NộiTrở về, trở về, chiếm lại quê hươngTừ lời thề của chiến sĩ hà thành, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý thức sống của bảnthân?Đáp án:1. Đoạn thơ gợi liên tưởng đến tác phẩm “Tây Tiến” của Quang Dũng( Nếu HS trả lời : “Đất nước ” Nguyễn Đình Thi vẫn cho điểm)11Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNLí do:+Dựa vào thời gian sáng tác : cả 2 đều dựng lại không khí chung của một thời kì lịch sử+Dựa vào hình tượng nhân vật trữ tình :Hình ảnh những người lính trẻ mảnh đất hàthành nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc sẵn sàng lên đường đi cứu nước vớitâm hồn lãng mạn hào hoa, ý chí quyết tâm sắt đá, lí tưởng sống cao đẹp; sống gắn liềnvới cống hiến.2. Bối cảnh Hà Nội:+Năm 1946 thực dân Pháp dự kiến đánh úp cơ quan kháng chiến của ta tại Hà nội,chiếm thủ đô+Lớp lớp thanh niên Hà thành nghe theo tiếng gọi của tổ quốc tham gia tòng quân khángchiến với tinh thần Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh+Cách mạng Việt Nam thực hiện chiến lược vườn không nhà trống, tản cư vì khángchiến…Chính điều này làm nên khát vọng trở về trở về chiếm lại quê hương3.Bài viết cần có các ý cơ bản sau:+Luận về ý thức sống cao đẹp-Sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng và sự nghiệp giải phóng dân tộc-Dám đương đầu với khó khăn thử thách+Đặt yêu cầu về ý thức sống trong mối tương quan giữa xưa và nay, giữa thời chiếnvà thời bình để nhấn mạnh trách nhiệm và ý thức của thanh niên thế hệ trẻ ngày nay-Các chiến sĩ xưa dũng cảm sả thân mình-Thời đại ngày nay, xã hội thái bình: cần học tập rèn luyện ,phấn đấu xây dựng đất nước-Sống bản lĩnh, kiê quyết đấu tranh loại trừ những biểu hiện tiêu cực, cảnh giác trướcnhững âm mưu của kẻ thù+Bài học thiết thực và chân thành của người viết.12Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNĐỀ 4 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiMột loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếngnổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súngnổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trốngđình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên.Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xungphong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lầnanh động viên Việt tiến lên…Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng,ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bayvẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng tađã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?3. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn ?4. Từ láy văng vẳng có ý nghĩa như thế nào trong việc miêu tả cảnh chiếntrường?5. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ?6. Hãy xác định những câu văn là lời của nhân vật Việt, tìm hiểu tâmtrạng của việt bộc lộ trong những câu văn đó7. Qua đoạn văn, anh/ chị hiểu gì về nhân vật Việt?13Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNTrả lời :Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự .Câu 2 : Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lầntỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị.Câu 3 : Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng lớn và súngnhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồngkhởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ,tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khianh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dây tinh thầnquật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy đượctình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt.Câu 4 : Từ láy văng vẳng miêu tả tiếng súng từ xa vọng lại, dồn dập , liên tiếp. Cảnhchiến trường khốc liệt, dữ dội…Câu 5: Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếngsúng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấuđã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến.Câu 6: Lời nhân vật:-Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc.– Đúng súng của ta rồi!– Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó.-Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi!-Đó, lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.-Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.-Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…-Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lầnanh động viên Việt tiến lên… -Các anh chờ Việt một chút.14Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠN->>Tâm trạng phấp phỏng, hồi hộp mong chờ , niềm vui sướng hân hoan khi phát hiệnra tiếng súng quen thuộc của đồng đội.Câu 7. Việt là một người chiến sĩ, người anh hùng hội tụ đủ các phẩm chất của mộtngười lính với tính cách gan dạ, dũng cảm ,kiên cường, bản lĩnh không sợ hãi, khuấtphục trước khó khăn: khi anh bị lạc đơn vị, bị thương nhưng anh vẫn bình tĩnh, lạc quanvà luôn ở tư thế chiến đấu.Hình ảnh người lính bị thương vẫn giữ tư thế sẵn sàng chiếnđấu đến hơi thở cuối cùng đã thể hiện được tính cách anh hùng của nhân vật.Việt chínhlà hình tượng nhân vật điển hình cho tầng lớp thanh niên thời đánh Mỹ tham gia vàocuộc kháng chiến với tất cả nhiệt huyết và niềm hăng say của tuổi trẻ.ĐỀ 5ĐỌC HIỂU VỢ CHỒNG A PHỦĐám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình.Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đóbố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết15Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNtrên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ…Trong nhà tốibưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biếtcó người bước lại… Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từnghơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ởngười A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mỵnghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơingay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.Mỵ đứng lặng trong bóng tối.Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưngdốc.(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)1.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?2.Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?3.Các từ láy trong văn bản trên đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?4.Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong vănbản ?5.Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòngriêng?6.Nêu ý nghĩa của đoạn văn trên7.Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương conngười của tuổi trẻ hôm nay.Trả lời :Câu 1 : Phương thức tự sựCâu 2 : Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi tróicho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.Câu 3 : Các từ láy rón rén , hốt hoảng, thì thào diễn tả tâm trạng và hành động của Mịkhi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi16Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNđến lời nói của Mị. Điều đó phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vậtMịCâu 4 : Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản :-Ý nghĩa tả thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi mạngnửa con bò bị hổ ăn thịt.-Ý nghĩa tượng trưng : Biểu tượng cho tội ác, áp bức bóc lột của bọn chúa đất miền núi5/ Câu văn được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủinhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn cònlo sợ của Mị.Hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa cótính tự phát (không có kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người, thương mình, căm thù bọn chúa đất . Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đãtrỗi dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo A Phủ. Đây là mộtcâu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài.6. Ý nghĩa :+Niềm khát khao sống và khát khao tự do của nhân vật Mị.+Thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật: Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mịtự cứu lấy bản thân mình.+Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng vànhững người phụ nữ Việt Nam nói chung.7.Đoạn văn đảm bảo các ý:– Dẫn dắt, giới thiệu đoạn trích, ý nghĩa của đoạn trích– Khái niệm tình yêu thương? biểu hiện của tình yêu thương?– Tình yêu thương con người của giới trẻ ngày nay như thế nào?– Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậuquả thái độ đó?– Bài học nhận thức và hành động?17Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNĐỀ 6Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu rabiết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi,người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mongsinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủxuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơnđói khát này không?”1.Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? của ai?2.Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?3.Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?4.Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệuquả nghệ thuật của các thành ngữ đó .5.“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Bà lão hiểu ra biết bao nhiêu cơsự” Đó là cơ sự gì?Giải thích vì sao bà lão lại khóc?6.Dấu ba chấm (…) trong câu văn Còn mình thì… có ý nghĩa gì?7.Qua đoạn văn, em hiểu gì về bà lão?8.Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.Đáp án :1.Trích Vợ nhặt – Kim Lân2.Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: biểu cảm, tự sự.3.Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ khi biết contrai (nhân vật Tràng ) dẫn người đàn bà xa lạ về18Sưu tầm và biên soạn:4.HÀ THÁI SƠNCác thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn+Dựng vợ gả chồng+Sinh con đẻ cái+Ăn nên làm nổi.Các thành ngữ dân gian quen thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng mộtcách sáng tạo, qua đó dòng tâm tư của người kể hòa vào với dòng suy nghĩ của nhân vậtbà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể hiện rất tựnhiên; nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con được diễn tả thật chân thực.5..Bà lão hiểu rằng :+Bà phải dựng vợ gả chồng cho con vào lúc trong nhà đang khốn khó, phải đối diện vớinạn đói khủng khiếp+Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không->>bà khóc vì lo lắng, thương con, tủi phận mình6. Ý nghĩa : Thể hiện sự đứt đoạn trong lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ khibà so sánh giữa người ta với mình. Dấu chấm còn có tác dụng :Tách biệt giữa dòng suynghĩ của bà cụ với câu văn miêu tả Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòngnước mắt7. Bà cụ là người mẹ thương con , giàu lòng nhân ái. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cảvà thiêng liêng.8. Học sinh có thể tham khảo các ý chính sau:+Dẫn dắt nội dung đoạn văn.+Giải thích:– Tình mẫu tử gì?Hiểu đơn giản là tình yêu thương của mẹ dành cho con-Biểu hiện của tình mẫu tử?Chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày.Mẹ chính là nơi nương tựavô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như19Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNchúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín.Mẹ là nguồn động viên tinh thần cho cáccon .Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy.Khi con vui hay buồn, mẹ luôn làngười ở bên con, chia sẻ và động viên con…– Ý nghĩa của tình mẫu tử?Tình yêu thương cùng những lời chỉ bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang quý báu giúpcon vào đời. Chính tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăntrong cuộc sống. Mẹ luôn quan tâm đến con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất.– Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.– Bài học nhận thức và hành động?Mỗi chúng ta cần biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó.Những ai đang còn mẹ thìhãy biết quý trọng và yêu thương mẹ…ĐỀ 7Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.“…Ta đi ta nhớ những ngàyMình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…Thương nhau, chia củ sắn lùi20Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.Nhớ người mẹ nắng cháy lưngĐịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.Nhớ sao lớp học i tờĐồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoanNhớ sao ngày tháng cơ quanGian nan đời vẫn ca vang núi đèo.Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiềuChày đêm nện cối đều đều suối xa…”.Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:1.Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?2.Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ” trong đoạn thơ?3.Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra như thế nào?4.Phép điệp cấu trúc “ Nhớ sao ” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?Đáp án1. Đoạn thơ trong đề bài thuộc phần lời thơ của người cán bộ cách mạng về xuôi trả lờingười Việt Bắc. Toàn bộ đoạn thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của người cán bộ cáchmạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiếnvừa qua.2.+ Chia, sẻ, cùng : những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc vàcách mạng.3.hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng / địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”. Đó là ngườilao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không ngại vất vả,cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân.+ Nắng cháy lưng : gợi thời tiết khắc nghiệt, qua đó nói lên sự vất vả, lam lũ của ngườimẹ21Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠN+ Địu con lên rẫy : lời thơ giản dị, cũng là hình ảnh hiện thực của người mẹ dân tộc.+ Từ đó tình cảm sắc son cao đẹp của người dân tộc đối với cách mạng càng hiện lên rõnét.4.Phép điệp :Nhớ sao..có tác dụng thể hiện nỗi nhớ da diết, nhớ sâu đậm và chânthành. Nỗi nhớ như trải dài vô tận cùng thời gian năm thángĐỀ 8Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi.“- Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về mình có nhớ không22Sưu tầm và biên soạn:HÀ THÁI SƠNNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?– Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:1.2.Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy làkhoảng thời gian nào? Tại sao gợi nhớMười lăm năm ấy ?,Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?3.Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuậtcủa biện pháp đó?4.Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ?Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đóĐáp án:1.Đoạn thơ mở đầu của bài thơ thể hiện những rung động trong trái tim của người đi vàngười ở trong giờ phút phân ly.4 câu thơđầu là lời ướm hỏi chân thành của Việt Bắc vớicán bộ kháng chiến trong giây phút ban đầu của cuộc chia tay. 4 câu sau là sự thể hiệntâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn của người đi với người ở lại.+ Con số mười lăm năm vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa hư ảo : đó là mười lămnăm cách mạng. mười lăm năm chiến khu Việt Bắc nhưng đồng thời cũng là mười lămnăm gắn bó thuỷ chung giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc2. Những từ láy “ thiết tha, tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” diễn tả chính xác con sónglòng đang dấy lên trong tâm hồn nhà thơ lúc phân ly.3Hình ảnh hoán dụ “Aó chàm” ( chỉ người Việt Bắc) đã thể hiện tình cảm gắn bó củanhà thơ với những người dân Việt Bắc giản dị, nghèo khó mà sâu đậm ân tình.4.Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 diễn tả mộc cách thân tình cái ngập ngừng , bịn rịn trong tâm23

Tài liệu liên quan

  • de casio 04-05(Co dap an day du) de casio 04-05(Co dap an day du)
    • 4
    • 484
    • 1
  • De thi HSG MTBT - L9(Co dap an day du) - 04-05. De thi HSG MTBT - L9(Co dap an day du) - 04-05.
    • 8
    • 930
    • 2
  • ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2009 (có đáp án đầy đủ) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2009 (có đáp án đầy đủ)
    • 4
    • 690
    • 3
  • ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ XX NĂM 2009 ( có đáp án đầy đủ ) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ XX NĂM 2009 ( có đáp án đầy đủ )
    • 4
    • 607
    • 0
  • ĐỀ THI THỬ ĐH SỐ XX NĂM 2009 khối A ( có đáp án đầy đủ) ĐỀ THI THỬ ĐH SỐ XX NĂM 2009 khối A ( có đáp án đầy đủ)
    • 4
    • 514
    • 0
  • Đề thi thử đại học lần 2 môn lý năm 2014 trường Lương Thế Vinh có đáp án đầy đủ Đề thi thử đại học lần 2 môn lý năm 2014 trường Lương Thế Vinh có đáp án đầy đủ
    • 22
    • 579
    • 1
  • 60 đề thi đại học tham khảo (có đáp án đầy đủ) 60 đề thi đại học tham khảo (có đáp án đầy đủ)
    • 251
    • 703
    • 0
  • bộ đề luyện thi đại học môn sinh có đáp án đầy đủ bộ đề luyện thi đại học môn sinh có đáp án đầy đủ
    • 131
    • 866
    • 1
  • bộ đề luyện thi đại học môn sinh có đáp án đầy đủ bộ đề luyện thi đại học môn sinh có đáp án đầy đủ
    • 161
    • 681
    • 0
  • chia sẻ 100 đề đọc hiểu ( có đáp án) chia sẻ 100 đề đọc hiểu ( có đáp án)
    • 11
    • 17
    • 73

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(688 KB - 168 trang) - 80 ĐỀ ĐỌC HIỂU CÓ ĐÁP ÁN ĐẦY ĐỦ Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dây 80 đề