82 Bia Tiến Sĩ Tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Viết Gì? - PLO
Có thể bạn quan tâm
Những hàng bia đá trường tồn mãi với thời gian
Trong đó, bảy tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội đã được vua Lê Thánh Tông cho dựng vào năm 1484 với mục đích đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa. 7 tấm bia này đề danh tiến sĩ khoa thi các năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481 thời Lê Sơ.
Giá trị và nét độc đáo của 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới có rất nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất bia tiến sĩ Văn Miếu có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Ngoài bài văn khắc trên bia đá của khoa thi đầu tiên năm 1442 vốn được trích nhắc thường xuyên cho đến ngày nay:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí hưng thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc Đế vương Thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp”, hiện nay, các bài văn khắc trên bia đá khác cũng đã được dịch và trích dẫn cho du khách dễ hiểu. PLO giới thiệu đến bạn đọc đoạn trích đặc sắc nêu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài và khuyến khích kẻ sĩ trên một số bia Tiến sĩ tại đây. Những lời răn dạy của người xưa vẫn còn nguyên giá trị đến thời nay. “Nếu kẻ nào nhờ vào việc thi đổ để làm cái cầu ấm no, mượn con đường ấy để làm lối tắt ra làm quan, chỉ biết mưu cho thân, không nghĩ đến việc nước thì người ta sẽ chỉ tận tên mà nói: Kẻ này gian, kẻ này nịnh, kẻ này đặt việc nhà lên trên việc nước, làm gầy người béo mình, kẻ này hãm hại người thiện, bè đảng với lũ gian, nhơ nhuốc cho khoa mục”. (Trích văn bia khoa thi 1478)“Những người có chức quan vẫn thường nghiền ngẫm trung nghĩa, dồi mài liêm cần, nguyện làm vị Trạng nguyên trung hiếu, làm bậc quân tử ngọc vàng, ngõ hầu không hỗ thẹn với các bậc tu thân toàn mỹ đời trước. Thảng hoặc có kẻ ngoài ngọc trong đá, tiếng phượng hoàng mà lông diều hâu, làm kẻ gian tà hèn nhát, làm kẻ tầm thường a dua nịnh hót không biết hổ thẹn bởi sự chỉ trích chê bai của người đời sau".
Vậy tấm đá này dựng lên uy nghiêm suốt cả ngàn năm, công luận phải trái vẫn còn đó, há chẳng đáng sợ lắm thay”.
(Trích văn bia khoa thi 1554) “Một khi đã khắc tên lên tấm đá này người đời sau đến xem sẽ chỉ tên và bảo nhau: người này được, người kia hỏng; người này hay, người kia dở; nhờ đó mà kẻ thiện biêt tự khuyến khích, kẻ sác biết tự răn đe. Thế thì tấm đá này dựng lên, há chỉ chuộng hư danh làm cho đẹp mắt mà thôi đâu! Ý nghĩa sâu xa của sự khuyến khích răn đe chính gửi ở trong đó”.(Trích văn bia khoa thi năm 1583)
“Đạo trị nước không gì quan trọng hơn nhân tài, mà nhân tài thì phải tiến thân do con đường khoa mục” (Trích văn bia khoa thi năm 1662) “Kẻ sĩ ở đời này, thấm nhuần ơn huệ, mang đội nhân sâu, vậy báo đáp phải nên thế nào? Ắt phải có chí khí tiết tháo ngọc vàng, tấm lòng trung trinh sắt đá, phải luôn trau chuốt cho trong sạch sáng quang, rèn giữa tiết hạnh, thề giữ đức trong trắng tứ tri, theo đúng đạo thận cần tam pháp, lấy chính trực trung hậu mà đứng giữa triều đình, lấy đạo đức nhân nghĩa phò tá chinh sự, làm đá tảng cột trụ ở chốn miếu đường, đưa quốc gia đến chỗ vững yên, như Thái Sơn bàn thạch, ngõ hầu không phục với sở học, không thẹn với khoa danh, mà họ tên khắc trên đá cứng có thể trường tồn không nát vậy”. (Trích văn bia khoa thi 1733) “Kẻ sĩ được ghi tên vào tấm đá này, ắt nên giữ lòng trong sạch, tiết tháo kiên trinh, giúp đời hành đạo, giúp vua ban ơn cho dân, ngõ hầu công danh sự nghiệp được khắc vào chuông đỉnh, thêu lên cờ hiệu, cùng với tấm đá này soi tỏ mới không hổ thẹn với khoa danh. Thảng hoặc có kẻ quỳ gối uốn mình, tô vẽ giả dối, ngọc vết khó giấu, đá vết khó mài, công luận ngàn năm, há chẳng đáng sợ sao! Thế thì dựng bia đá này chẳng phải riêng để bồi đắp Nho phong mà còn để giồi mài sĩ khí, việc đó có quan hệ đến thanh danh giáo hóa thật lớn vậy”. (Trích văn bia khoa thi năm 1748) “Thánh nhân tác thành nhân tài, mà hiền tài làm cho nền trí trị được bền vững lâu dài. Cho nên nuôi dưỡng người tài năng ở trường học, dung khoa mục để tuyển chọn, là để cho họ làm rạng rỡ pháp độ của vua, làm mưu lược của vua được tốt đẹp, há chỉ cốt làm vẻ hào nhoáng bên ngoài mà thôi đâu! Lớn có thể làm rường cột, nhỏ có thể làm rui mè. Người dũng sĩ, kẻ tâm phúc không ai không được tin dùng, như vậy mới không phụ ý nuôi dưỡng khích lệ nhân tài của nước nhà” (Trích văn bia khoa thi năm 1772 TRÍ NHIÊNTừ khóa » Hình ảnh 82 Bia Tiến Sĩ
-
82 Bia Tiến Sĩ - Di Tích
-
Chùm ảnh: Bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Bảo Vật đặc Biệt Của Hà ...
-
82 Tấm Bia Tiến Sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
-
Bia Tiến Sĩ Văn Miếu Là Di Sản Tư Liệu Thế Giới
-
''Pho Sử đá'' Của Việt Nam - Nhịp Sống Hà Nội
-
82 BIA TIẾN SĨ TẠI VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM ĐƯỢC CÔNG ...
-
Giải Cứu Bia Tiến Sĩ ở Văn Miếu - Báo Thanh Niên
-
BIA TIẾN SĨ: DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI - Asean Travel
-
Bia Tiến Sĩ Văn Miếu Thăng Long – Wikipedia Tiếng Việt
-
82 Bia Tiến Sĩ Tại Văn Miếu Trở Thành Bảo Vật Quốc Gia - Báo Nghệ An
-
Bia Tiến Sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám | Viet Fun Travel
-
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TƯ LIỆU 82 BIA TIẾN SĨ ...
-
Bia Tiến Sĩ Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám