9 AXIT AMIN CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ
Có thể bạn quan tâm
Axit amin là thành phần cấu tạo nên protein và thực hiện các quá trình sinh hóa để chuyển hóa các chất trong cơ thể. Có một số axit amin cơ thể tự tổng hợp được và một số loại axit amin cơ thể không thể tự tổng hợp được (axit amin thiết yếu) nên cần bổ sung từ thực phẩm. Dưới đây là 9 loại axit amin thiết yếu cần bổ sung hằng ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn, mọi người cùng tham khảo nhé!
I. AXIT AMIN LÀ GÌ?
Axit amin là thành phần cấu tạo nên các protein trong cơ thể nên được xem là nguyên liệu xây dựng cơ bản của cơ thể, tổng hợp hormon và chất dẫn truyền thần kinh.
Có nhiều loại axit amin khác nhau trong cơ thể. Chúng kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau để tạo thành các phân tử protein khác nhau về thành phần và tính chất. Số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau sẽ tạo nên giá trị dinh dưỡng của protein khác nhau.
Khi protein vào cơ thể sẽ được phân giải thành axit amin nhờ dịch vị tiêu hóa trong dạ dày để tổng hợp nên nhiều loại protein đặc hiệu cho cơ thể.
Ngoài việc cấu tạo nên tế bào xây dựng cơ thể, axit amin còn tạo ra kháng thể chống lại virus và vi khuẩn để bảo vệ sức khỏe của con người. Axit amin còn tham gia cấu tạo các enzyme, hệ thống nội tiết giúp mang oxy đi khắp cơ thể và góp phần vào các hoạt động cơ bắp.
II. PHÂN LOẠI AXIT AMIN
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều loại axit amin trong tự nhiên. Trong số đó, 20 loại axit amin đóng vai trò quan trọng để phục vụ cho sự phát triển và các hoạt động sống cần thiết của con người. Các axit amin này được phân thành 2 loại: Axit amin thiết yếu (cơ thể không tự tổng hợp được), Axit amin không thiết yếu (cơ thể có khả năng tự tổng hợp được).
III. AXIT AMIN THIẾT YẾU CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ
Trong đó, có 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phải hấp thụ từ thực phẩm. Các axit amin thiết yếu này bao gồm: Lysine, Leucine, Isoleucine, Histidine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Tryptophan, Valine.
1. Lysine
Lysine giữ vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein và là chìa khóa trong việc sản xuất các enzyme, hormon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, phòng ngừa bệnh tật. Lysine còn giúp lưu trữ và hấp thu canxi, giúp cho xương chắc khỏe.
Lysine có nhiều trong thực phẩm như: Phô mai, khoai tây, sữa, trứng, thịt đỏ, các sản phẩm men, đậu đỗ tươi, đậu lăng, cá, hành, các loại hạt.
2. Leucine
Leucine là một axit amin chuỗi nhánh có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein, sửa chữa và khôi phục cơ bắp, điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích chữa lành vết thương. Leucin giúp duy trì lượng hormon tăng trưởng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ. (1)
Những thực phẩm chứa nhiều leucine là: Đậu tương, đậu lăng, thịt bò, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, cá, tôm, đậu phộng,...
3. Isoleucine
Isoleucine đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau thời gian luyện tập thể dục thể thao, tham gia vào quá trình chuyển hóa cơ bắp, điều tiết năng lượng. Đồng thời, Isoleucine còn giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, sản xuất huyết sắc tố, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu, hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Isoleucine có nhiều trong: Thịt gà, cá, hạnh nhân, hạt điều, trứng, gan, đậu lăng và thịt bò,…
4. Histidine
Histidine là thành phần quan trọng của lớp vỏ myelin của tế bào thần kinh, đảm bảo việc truyền tải các thông tin từ não đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Histidine đã được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, dị ứng. Histidine cũng rất quan trọng cho việc sản xuất tế bào máu (hồng cầu và bạch cầu), giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, duy trì độ pH trong máu ở một giá trị thích hợp, tạo ra dịch vị, kích thích hệ tiêu hóa.
Thực phẩm chứa nhiều histidine như: các sản phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, lúa mì, lúa mạch đen, thịt,...
5. Methionine
Methionine là nguồn cung cấp lưu huỳnh và các hợp chất khác cần thiết cho sản xuất các acid amin (cysteine, taurine, glutathion) là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp trao đổi chất và giải độc cho gan. Methionine giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong gan. Methionine còn là chất cần thiết giúp cho sự phát triển mô liên kết và sự hấp thụ các khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe.
Những thực phẩm giàu Methionine như: Thịt, cá, đậu đỗ tươi, trứng, đậu lăng, hành, sữa chua, các loại hạt,...
6. Phenylalanine
Phenylalanine là một axit amin đóng vai trò không thể thiếu trong cấu trúc và chức năng của protein và enzyme, giúp cơ thể sử dụng các axit amin khác. Phenylalanine là tiền tố của các chất dẫn truyền thần kinh có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ. Ngoài ra, nó có thể làm tăng lượng chất dẫn truyền xung thần kinh, có tính giảm đau và chống trầm cảm.
Phenylalanine có trong: Sữa, hạnh nhân, bơ, lạc, các hạt vừng,....
7. Threonine
Threonine giúp cân bằng protein trong cơ thể. Hỗ trợ cấu tạo collagen và elastin, các mô cơ nên là thành phần quan trọng của da và mô liên kết, giúp cơ bắp khỏe mạnh, đàn hồi. Ngoài ra, nó còn còn chức năng: Chuyển hóa chất béo để ngăn cản sự tích tụ mỡ trong cơ thể, phòng ngừa suy gan, giúp xương và men răng chắc khoẻ, sản xuất các kháng thể, tăng cường chức năng miễn dịch, hữu ích trong điều trị một số loại bệnh trầm cảm, làm lành vết thương nhanh chóng. (3)
Nguồn thực phẩm chứa nhiều threonine nhất: Thịt, cá, trứng.
8. Tryptophan
Tryptophan được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3). (2) Tryptophan còn là tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể thư giãn, giảm triệu chứng mất ngủ, làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Nó giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm, chữa chứng đau nửa đầu, hạn chế nguy cơ co thắt động mạch và tim, tăng cường hệ miễn dịch và kết hợp với Lysine để giảm lượng cholesterol trong máu.
Thực phẩm giàu tryptophan gồm có: hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ, chuối, đậu phộng,...
9. Valine
Valine giúp ngăn chặn sự phân hủy của cơ bắp, làm lành tế bào và tạo tế bào mới. Valine còn cung cấp thêm đường cho các cơ bắp để sản xuất năng lượng, phân hủy đường glucozơ cho cơ thể. Valine cũng giúp cân bằng và chuyển hóa nitơ để điều trị các bệnh liên quan về gan, não và túi mật,...
Nguồn thực phẩm chứa valine như: Nấm, đậu tương, sữa, thịt, ngũ cốc, lạc.
Austrapharm VN
Nguồn tham khảo:
- https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/axit-amin-la-gi-vai-tro-va-tac-dung/
- https://naphar.vn/9-acid-amin-thiet-yeu-cho-mot-co-the-khoe-manh/
- https://thuocucchau.com/thong-tin-bo-ich/vai-tro-cua-acid-amin-doi-voi-suc-khoe.html
Từ khóa » Các Axit Amin
-
Axit Amin Là Gì? | Trang Web Toàn Cầu Của Tập đoàn Ajinomoto
-
20 Loại Axit Amin Cấu Thành Nên Protein - Ajinomoto
-
Các Loại Axit Amin Thiết Yếu Gồm Những Loại Nào? | Vinmec
-
Axit Amin Là Gì? Vai Trò Và Tác Dụng | Vinmec
-
Axit Amin Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Axit Amin
-
Axit Amin Là Gì Và Tác Dụng Của Axit Amin Với Cơ Thể
-
Amino Acid Thiết Yếu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 10 Loại Thực Phẩm Giàu Axit Amin Thiết Yếu
-
Axit Amin Là Gì? 9 Axit Amin Thiết Yếu: Vai Trò, Thực Phẩm Bổ Sung
-
20 Loại Axit Amin Cấu Thành Nên Protein - Hector
-
Vì Sao Bạn Cần Bổ Sung Axit Amin Thiết Yếu? - Hello Bacsi
-
Các Axit Amin Phân Nhánh - Hello Bacsi
-
Acid Amin Thiết Yếu Là Gì? Lợi ích, Liều Lượng Và Nguồn Thực Phẩm ...