9 Biện Pháp Hỗ Trợ Tại Nhà Vô Cùng Cần Thiết Cho Người Bị Khó Thở
Có thể bạn quan tâm
1. Như thế nào là khó thở?
khó thở là một cảm giác chủ quan của người bệnh biểu hiện bằng sự không thoải mái ở đường hô hấp ở những mức độ khác nhau; bắt nguồn từ sự tương tác của nhiều yếu tố như: môi trường, xã hội, tâm lý, sinh lý,... từ đó gây ra các phản ứng sinh lý cùng hành vi thứ phát khi cơ thể gặp khó khăn trong việc trao đổi oxy với bên ngoài. Những người này thường có rối loạn, nhịp thở nhanh nông hoặc chậm ngắn, kèm theo các cảm giác như: có gì đó đè nặng ngực, nghẹt thở, tức ngực,... Cơn khó thở có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhất là trong những tình huống sau:
Nhiều người bị khó thở khi làm việc quá sức
- Nằm xuống.
- Nằm về một bên hoặc đứng lên đột ngột.
- Làm việc gì đó quá sức.
- Sặc, có dị vật trong cổ họng.
Lúc này, để cảm thấy dễ chịu hơn, người bị khó thở sẽ phải ở trong tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc ngồi dậy.
Triệu chứng khó thở có một cơ chế tương đối phức tạp bởi nó có sự tham gia của nhiều thành phần trong hệ thống hô hấp. Có 3 tình trạng tạo nên cơ chế khó thở gồm:
- Sự tăng phát tín hiệu từ trung tâm hô hấp.
- Cơ thể bị thiếu oxy.
- Sự tác động của một tác nhân gây hại nào đó tới phổi.
2. Biện pháp khắc phục tại nhà khi bỗng nhiên bị khó thở
Hiện tượng khó thở không giống nhau ở tất cả mọi người về mức độ và căn nguyên. Nếu chỉ bị khó thở trong thời gian ngắn với mức độ không nghiêm trọng thì có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ tại nhà sau:
2.1. Ưỡn ngực về trước
Thực tế cho thấy ngồi trong tư thế ngực ưỡn về phía trước có thể giúp cải thiện cảm giác khó thở rất tốt. Để thực hiện hành động này bạn hãy ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực về phía trước rồi đặt tay lên đùi, vai thả lỏng. Đây là động tác giúp cho ngực được thả lỏng nên nhờ đó chức năng phổi cũng được cải thiện đáng kể.
2.2. Hít thở sâu
Đầu tiên bạn hãy nằm trên một mặt phẳng, đưa 2 tay đặt lên bụng rồi hít vào từ mũi, sâu qua bụng để không khí được tràn vào phổi. Giữ như vậy khoảng vài giây rồi từ từ thở ra bằng miệng. Lặp lại động tác này trong khoảng 10 phút, duy trì đều đặn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát chứng khó thở tốt hơn.
2.3. Xông mũi
Hãy lấy một bát nước nóng rồi nhỏ thêm vào đó vài giọt tinh dầu bạc hà và cúi mặt xuống bát ở khoảng cách phù hợp đủ để không bị bỏng sau đó hít thật sâu cho hơi nước bốc lên từ bát vào trong mũi và thở ra nhẹ nhàng.
Xông mũi giúp thông đường thở một cách tự nhiên
Biện pháp xông mũi này tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng làm thông đường mũi nhờ đó mà cải thiện tình trạng bị khó thở rất tốt. Điều này có được là do sự tác động của hơi nóng và nhiệt từ bát nước có khả năng làm lỏng chất nhầy trong phổi.
2.4. Thở miệng
Hãy ngồi thẳng lưng trên ghế, vai thả lỏng, miệng mím nhưng nhớ tạo ra khoảng cách nhỏ ở giữa 2 môi. Tiếp sau đó, dùng mũi hít vào khoảng vài giây rồi thở từ từ qua miệng. Thực hiện lại động tác này khoảng 10 phút để khắc phục chứng khó thở.
2.5. Đứng thẳng
Tìm một điểm tựa vững chắc để tựa lưng đứng thẳng vào đó có thể tăng cường chức năng đường thở trong phổi và giảm khó thở. Cách làm rất đơn giản: đứng thẳng lưng dựa vào tường hoặc vách, chân dang rộng bằng vai, đặt tay lên đùi rồi ưỡn ngực về trước, 2 tay đung đưa ra trước.
2.6. Dùng cơ hoành để thở
Đầu tiên bạn cần ngồi trên ghế, vai và tay thả lỏng, tay đặt lên bụng, môi mím chặt. Sau đó, bạn từ từ dùng mũi để hít vào và thở ra bằng môi, cơ bụng siết chặt lại. Làm lại động tác này khoảng 5 phút có thể giảm và kiểm soát được chứng khó thở.
2.7. Dùng gừng
Uống trà gừng hoặc nhai một miếng gừng nhỏ, thực hiện nhiều lần trong ngày cũng là cách được nhiều người lựa chọn khi khó thở. Điều này được giải thích bởi gừng có tính nóng, cay giúp cải thiện chức năng đường thở trong phổi rất tốt.
Uống trà gừng là biện pháp được nhiều người lựa chọn khi bị khó thở
2.8. Uống cà phê đen
Duy trì thói quen uống mỗi ngày 1 cốc cà phê đen trong một khoảng thời gian sẽ thuyên giảm dần những cơn khó thở. Trong cà phê đen có hàm lượng caffeine giúp điều trị chứng khó thở và cải thiện chức năng phổi được khoảng 4 giờ.
2.9. Tránh một số điều
Bên cạnh những biện pháp trên đây thì người bị khó thở cũng cần tránh một số điều được xem là tác nhân kích thích hoặc làm trầm trọng hơn những cơn khó thở:
- Dừng hút thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như: hóa chất độc hại, bụi, lông động vật, phấn hoa,...
- Không để mình rơi vào tình trạng tăng cân đột ngột đến mức dư thừa cân nặng.
- Tránh ăn mặn và tăng cân nếu bị suy tim.
- Không vận động thể thao hay làm việc quá sức.
Những biện pháp được chia sẻ trên đây chỉ nên áp dụng với những người có triệu chứng khó thở ở mức độ nhẹ, không có xu hướng tiến triển ngày càng trầm trọng. Bị khó thở trong thời gian dài có thể liên quan đến một bệnh lý nào đó bên trong cơ thể. Vì thế, không nên chủ quan mà hãy chủ động đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân vì sao mình bị như vậy. Đây là cách tốt nhất giúp bạn tìm được cách để thoát khỏi hiện tượng này một cách nhanh chóng và an toàn.
Mọi sự hỗ trợ về y tế khi xuất hiện những cơn khó thở, hãy đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa hàng đầu giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao trực tiếp thăm khám hoặc chủ động liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, đảm bảo chuyên viên y tế của chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Từ khóa » ép Tim Phải Làm Sao
-
Chèn ép Tim Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Hội Chứng Chèn ép Tim: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Bệnh ép Tim - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Cần Làm Gì Khi Có Dấu Hiệu Bị ép Tim? - VOH
-
Hồi Sinh Tim Phổi (CPR) ở Người Lớn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Câu Hỏi 2: Các Biểu Hiện Cảnh Báo Bệnh Tim Mạch Cần Cấp Cứu Là Gì ...
-
9 Cách Giảm Tim đập Nhanh - Dược Phẩm Đông Tây
-
Xử Trí Tim đập Nhanh Tại Nhà | BvNTP
-
Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Hô Hấp: Lưu ý Vị Trí ép Tim
-
Các Bác Sĩ Khoa Ngoại Lồng Ngưc Bệnh Viện Đà Nẵng Phẫu Thuật ...
-
Hậu COVID-19 Với Tim Mạch - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
8 Cách Trị Tim đập Nhanh Tại Nhà đơn Giản, Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội
-
Cấp Cứu Người Bị điện Giật - Điện Lực Hải Dương