9 Bước Khám Thai | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa
Quy trình 9 bước khám thai định kỳ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi 26/01/2024 - 11:57 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIPhạm Thị Nhài
Bác sĩ Sản phụ khoa1900 55 88 92Đặt lịch khámKhám thai định kỳ không chỉ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn có thể phòng tránh các loại tai biến sản khoa nguy hiểm. Nhìn chung sản phụ đều cần thực hiện 9 bước khám thai sau đây.
1. Hỏi thông tin
Khám thai 3 tháng đầu: hỏi các thông tin về sản phụ bao gồm tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc, trình độ văn hóa, điều kiện sống, gia đình, hôn nhân. Hỏi về các dấu hiệu nghén, tiền sử sản khoa, tiền sử bệnh tật, các dấu hiệu bất thường khác.
Khám thai 3 tháng giữa: hỏi về hiện tượng thai máy, những sự thay đổi trong cơ thể hoặc các dấu hiệu bất thường.
Khám thai 3 tháng cuối: hỏi về thai máy, có xuất hiện triệu chứng cơ năng nào không.
2. Khám toàn thân
Khám toàn thân được thực hiện ở mỗi lần khám thai bao gồm đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, khám bướu giáp, nghe tim phổi, khám da niêm mạc, phù, khám vùng thận, phản xạ gân xương, khám vú,…
3. Khám sản khoa
Khám sản khoa bao gồm xem bụng có sẹo mổ cũ không, nắn bụng tìm đáy tử cung, các cực của thai, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai,…
4. Xét nghiệm
- Thử protein niệu, công thức máu (Hb, Hct), HIV, giang mai, HbsAg, đường máu,…
- Siêu âm vào 3 mốc quan trọng tuần 11 – 12, tuần 22 – 23, tuần 31 – 32 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, bất thường về hình thái xảy ra.
5. Tiêm phòng uốn ván
Tiêm phòng uốn ván vào quý II của thời kỳ thai nghén, tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau một tháng. Mũi tiêm nhắc lại phải trước ngày sinh dự đoán 4 tuần.
6. Cung cấp viên sắt, acid folic, thuốc phòng sốt rét
Mẹ bầu cần bổ sung 800mcg acid folic mỗi ngày ít nhất tới 13 tuần thai để phòng chống dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
7. Giáo dục vệ sinh thai nghén
Hướng dẫn, tư vấn cho sản phụ về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và làm việc, cách đi đứng khi mang thai, vệ sinh thân thể và vệ sinh vùng kín đúng cách.
8. Điền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai
Công việc này giúp bác sĩ có thể theo sát và nắm chắc tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, đồng thời lập ra kế hoạch chăm sóc, tiên lượng và chuẩn bị tốt cho ngày sinh, đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển dạ.
9. Thông báo kết quả khám, hẹn lịch khám lại
Sau khi được trải qua các bước khám thai toàn diện, mẹ bầu sẽ được bác sĩ thông báo về kết quả khám thai và hẹn lịch khám tiếp theo. Chị em cần chú ý tuân thủ theo lịch hẹn khám của bác sĩ để đảm bảo việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé được tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: khám thai Bài viết liên quanLịch siêu âm khi mang thai mẹ bầu không thể bỏ lỡ
Siêu âm thai là một trong những bước quan trọng trong quá trình khám thai định kỳ. Đây...
Trải nghiệm chân thực về lần đầu xét nghiệm Double Test tại TCI của Tiktoker 9x
Đồng hành cùng vợ trong buổi xét nghiệm Double Test tại TCI là trải nghiệm như thế nào?...
Tái khám sau thai lưu khi nào? Vì sao cần tái khám sau thai lưu?
Thai lưu là tình trạng rất buồn và đáng tiếc với mẹ và bố. Khi phát hiện thai...
Những điều cần biết khi khám thai 25 tuần tuổi
Khám thai 25 tuần tuổi là điều vô cùng quan trọng mà mẹ phải làm trong thai kỳ....
Lần đầu “làm chuyện ấy” của Tiktoker triệu follower cùng vợ bầu tại TCI
Y như lời người ta nói không sai… Bầu bí là chồng phải chiều. Một tràng pháo tay...
Hiểu về khám thai quản lý thai nghén, các dịch vụ khám cần thiết
Thai nghén luôn là thời kỳ cần được chăm sóc đặc biệt. Bởi vậy, với việc khám thai...
Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?
Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?
Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?
Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?
Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?
Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết
Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả
Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không
“Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm
Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai
Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Trình Bày Các Bước Khám Thai
-
Quy Trình 9 Bước Khám Thai Chuẩn Mẹ Bầu Cần Nắm
-
Quy Trình Khám Thai 9 Bước ở Trạm Y Tế Xã - Health Việt Nam
-
QUY TRÌNH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ
-
Lịch Khám Thai định Kỳ đầy đủ Trong Suốt Thai Kỳ | Vinmec
-
Quy Trình Khám Thai - SlideShare
-
9 Bước Khám Thai Của Bộ Y Tế Chuẩn Nhất - Bác Sĩ Online
-
QUY TRÌNH 9 BƯỚC KHÁM THAI CÁC BÀ MẸ CẦN BIẾT
-
Khám Thai Lần đầu Và Các Mốc Khám Thai Quan Trọng
-
Mẹ Bầu Cần Nắm Các Mốc Khám Thai Quan Trọng để Có Thai Kỳ Khỏe ...
-
[PDF] Thực Hành Lâm Sàng Sản Phụ Khoa
-
[PDF] Hướng Dén Quốc Gia - Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ -Trẻ Em - Bộ Y Tế
-
[PDF] TÀI LIỆU ÔN TẬP Cao đẳng Hộ Sinh Và Cao đẳng điều Dƣỡng Phụ Sản
-
[PDF] Những Rào Cản Trong Tiếp Cận Các Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Mẹ ...