9+ Các Món ăn Từ Hạt Dổi đơn Giản Dễ Làm Tại Nhà

Hạt dổi xuất hiện hầu hết trong các món ăn của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc nên nó được coi là linh hồn của ẩm thực nơi đây. Nhiều người vì mùi hương này mà trở thành “ con nghiện” trong bếp lúc nào cũng phải sẵn gia vị này. Thưởng thức loại gia vị này một lần thôi, bạn sẽ thấy nhớ mãi. Vậy cách nướng hạt dổi thế nào cho đúng cách, cho món ăn dậy mùi hương vị lôi cuốn? Trong bài viết hôm nay, Nông Sản Lai Châu sẽ bật mí cho các bạn 9+ các món ăn từ hạt dổi đơn giản dễ làm tại nhà nhé.

Hạt dổi

Hạt dổi là hạt của cây dổi – một loại cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 15 đến 20m, tán lá rộng cả chục mét. Loại cây này mọc phổ biến ở những vùng đối núi thoáng, trong lành, nhiều ánh sáng tự nhiên.

Vỏ cây dổi màu xám trắng, nhẵn bóng, phần non của cây thường có lông tơ mịn, khi lớn thì mất dần. Cây thẳng, ít khi phân cành, tán có dạng hình dù. Lá mọc đơn, trông giống như lá cà phê, màu xanh lục gần như đều nhau ở cả hai mặt, Đỉnh lá nhọn, đáy hình nêm rộng, mặt lá nhẵn bóng. Khi vò nát lá cây sẽ thấy mùi thơm.

Hạt dổi

Hoa dổi có 9 cánh, chia thành 3 lớp mùi thơm ngát, màu vàng nhạt. Mùa ra hoa khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm; hoa kết trái đến tháng 9, tháng 10 là có thể thu hoạch. Quả dổi có hình bầu dục, phần eo thắt giữa như hạt lạc, mặt quả nhiều đốm màu. Khi quả khô sẽ chuyển sang màu nâu, đen. Một quả dổi thường cho 1 đến 4 hạt.

Hướng dẫn cách chế biến hạt dổi

Để đảm bảo hạt dổi được dậy mùi và hấp dẫn thì chúng ta cần phải nướng trước khi sử dụng. Có 3 cách khác nhau để bạn nướng sơ chế như sau:

Cách 1: Nướng trực tiếp trên than hồng.

Bạn sử dụng bát con, gắp 2-3 viên than củi đang đỏ hồng cho vào và đảo đều. Khi thấy hạt dổi phồng to, có mùi thơm đặc trưng thì bạn gắp ra và giã nhỏ. Bạn có thể sử dụng chuôi dao gỗ giã nhỏ thật nhuyễn bằng bát con là được. Hạt dổi nướng rất dễ giã nhỏ và vụn. Bạn để ý nếu hạt dổi nướng không kĩ khi giã sẽ còn tinh dầu ướt ướt, như vậy là chưa đạt tiêu chuẩn.

Lưu ý: không được nướng quá lâu bởi vì nó sẽ làm cho hạt dổi bị cháy đen.

Cách 2: Nướng hạt dổi trên bếp ga

Nướng hạt dổi trên bếp gas cũng rất dễ dàng. Đặc biệt nếu bạn ở thành phố không có than củi thì đây là cách dễ dàng nhất cho mọi nhà. Bạn sử dụng một đôi đũa, gắp từng hạt một để nướng. Khi nướng thì hơ đều tay cho mọi mặt của chúng chín đều. Tương tự đến khi căng phồng và có mùi thơm đặc trưng là được.

Cách 3: Bỏ hạt dổi lên chảo để rang

Nhưng cách này thì sẽ không dậy được mùi thơm như là nướng mà đặc biệt là nướng với than

Lưu ý khi nướng hạt dổi

  • Nướng hạt dổi trên bếp than cũng tương tự như bếp gas, tuy nhiên bạn nên giơ cao hạt dổi để tránh cháy khét.
  • Trái ngược với mắc khén là rang, hạt dổi phải nướng mới thơm, chuẩn vị.
  • Xoay đều mọi mặt của hạt dổi liên tục để tránh tình trạng mặt thì sống, mặt cháy đen.
  • Nếu bạn nướng hạt dổi sử dụng đũa hạt chọn đũa tre cho dễ gắp, không bị trơn trượt hay rơi.
  • Giã nhỏ ngay sau khi nướng là dễ dàng nhất.
  • Bạn lưu ý không được nướng hạt dổi cháy vì có vị đắng ăn không ngon.

Các món ăn từ hạt dổi đơn giản

Hạt dổi ngon nhất là khi chấm chung với các loại thịt như thịt vịt, thịt ngan, thịt lợn hoặc lòng lợn luộc đều rất ngon. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:

1. Hạt dổi dùng để ướp thịt

Nguyên liệu

  • Thịt lợn: 500g
  • Hạt dổi
  • Hành khô, muối, mì chính cùng các loại gia vị khác.

Các món ăn từ hạt dổi đơn giản

Thực hiện

Bước 1: Để miếng thịt trông tươi ngon thì bạn nên để nguyên miếng, rửa sạch và để ráo nước trước khi tẩm ướp nguyên liệu

Bước 2: Mang thịt ra ướp hỗn hợp gia vị như hạt dổi, muối và mì chính. Để hỗn hợp từ 30 phút tới 1 tiếng để thịt ngấm đều từng thớ.

Bước 3: Để miếng thịt trông chín đều hơn thì bạn cần xoay để thịt chín đều. Khi bạn thấy bề mặt thịt đổi sang màu vàng sẫm thì chứng tỏ lúc ấy thịt đã thực sự chín đều. Một số người khác muốn miếng thịt trông thơm ngon hơn và vàng ruộm hơn nên họ cũng dùng một chút mật ong thì món ăn trông sẽ hấp dẫn hơn.

2. Thịt khô gác bếp không thể thiếu hạt dổi

Thịt khô gác bếp không thể thiếu hạt dổi

Hạt dổi là nguyên liệu không thể thiếu để làm nên các loại thịt gác bếp và lạp xưởng ngon nổi tiếng Tây Bắc. Đặc trưng của thịt gác bếp và lạp xưởng của đồng bào miền núi không thể lẫn với các nơi khác là do được sử dụng một loại gia vị “ quý hiếm” của núi rừng để tẩm ướp trước khi đem đi chế biến. Chỉ cần một chút thôi là đã làm cho món ăn có vị thơm nồng đượm, pha chút cay cay tê tê đầu lưỡi vô cùng hấp dẫn mà lại lạ miệng khiến cho thực khách thực sự yêu thích món ăn Tây Bắc.

3. Sử dụng làm thịt gác bếp, lạp xưởng

Thưởng thức thịt gác bếp cùng lạp xưởng Tây Bắc nhiều người cảm thấy nó vô cùng hấp dẫn và đặc trưng. Đó là vì có gia vị hạt dổi và mắc khén bên trong. Chúng ta chỉ cần cho hạt dổi vào ướp trước khi treo lên gác bếp là được. Nhưng nếu bạn làm thịt gác bếp từ lợn thì nên ướp hạt mắc khén nhé.

4. Sử dụng làm món tiết canh

Cuối cùng bạn có thể kết hợp tiết canh cùng hạt dổi. Chỉ cần tán nhỏ hạt đã nướng và rắc lên tiết canh. Đảm bảo rằng hương vị nó sẽ hấp dẫn vô cùng. Nhưng lưu ý tiết canh cần đảm bảo làm kỹ và an toàn. Không nên ăn nhiều vì sẽ không tốt cho sức khỏe.

5. Sử dụng hạt dổi pha nước chấm

Với hạt dổi thì bạn có thể pha nước để chấm lòng, dồi, thịt lợn cũng như gia cầm luộc. Cách pha nước chấm như sau:

  • Chẳm: Bạn dùng dổi kết hợp ớt tươi, mắc khén và bột canh. Trộn tất cả trong 1 chén nhỏ. Khi đó mùi thơm của những gia vị này trộn lại tạo hương vị thơm khó cưỡng. Chắc chắn rằng chỉ ăn một lần bạn đã thấy nó thực sự đặc biệt.
  • Trộn muối: Bạn chỉ cần trộn chúng chung với muối được rang vàng hoặc bột canh. Vậy là đã có được đĩa chấm cực ngon. Món chấm này thích hợp cho những món luộc như vịt, gà luộc, thịt heo luộc, dạ dày luộc…

Sử dụng hạt dổi pha nước chấm

Hạt dổi – mắc khén cùng cách làm nước chấm “chẩm chéo” thần thánh

Trong tiếng Thái ‘’Chẳm ‘’ nghĩa là nước chấm, ‘’ chéo’’ nghĩa là mùi vị của rất nhiều loại rau thơm kết hợp, có rất nhiều cách pha chế chẳm chéo tùy thuộc vào mỗi món ăn bạn sử dụng.

Nguyên liệu làm chẩm chéo

  • Mắc khén rang vàng: 1 thìa cà phê
  • Hạt dổi nướng: 3 hạt, rang vàng
  • Rau mùi, húng rũi, mùi tàu: 5 cọng
  • Ớt: 1 quả, nướng qua
  • Xả: 1 nhánh
  • Gừng: 1 lát
  • Muối/ bột canh

Cách làm chẩm chéo

Các bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một cái cối, dùng chày giã nhuyễn tất cả các nguyên liệu là được. Bạn có thể thêm 1 thìa nhỏ nước sôi để nguội giúp món chấm không bị khô.

Lời kết

Với hạt dổi là 1 loại gia vị với người Tây Bắc đơn thuần thôi. Nhưng bạn có thể thấy được nó làm được rất nhiều món ăn ngon. Mà mình tin ai ăn 1 lần cũng sẽ nhớ mãi hương vị của nó. Vậy còn chừng chừ gì nữa mà bạn không chuẩn bị sẵn 1 ít hạt dổi trong bếp gia đình mình. Chúc các bạn thành công nhé!

Từ khóa » Hạt Dổi Làm Món Gì