9 Cách để Giữ Cho Hơi Thở Luôn Thơm Mát - Bệnh Viện Thu Cúc

Hôi miệng là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ, tự ti, ngại giao tiếp. Hãy thử áp dụng các biện pháp đơn giản sau để giữ cho hơi thở luôn thơm mát suốt cả ngày.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần là biện pháp rất đơn giản để giữ cho hơi thở luôn thơm tho đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần là biện pháp rất đơn giản để giữ cho hơi thở luôn thơm tho đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Mảng bám là một màng vi khuẩn dính, không màu và đường, chúng luôn tồn tại trên răng chúng ta. Những vi khuẩn ở mảng bám trên răng có thể gây hôi miệng. Thức ăn còn sót lại ở răng sau khi ăn xong cũng là một trong những yếu tố khiến hơi thở “có mùi”. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần là biện pháp rất đơn giản để giữ cho hơi thở luôn thơm tho đồng thời bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Mặc dù vậy đừng nên quá lạm dụng. Nếu bàn chải quá cứng và đánh răng không đúng cách có thể làm mòn men răng, khiến cho chúng ta dễ bị sâu răng. Dùng nước súc miệng Bên cạnh việc giữ cho hơi thở thơm mát, nước súc miệng còn giúp loại bỏ vi khuẩn trong răng miệng. Lưu ý rằng chọn đúng loại nước sức miệng giúp tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn gây hôi miệng, không phải loại chỉ có tác dụng tạm thời khử mùi. Súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn cũng có thể giúp hơi thở sạch mát đồng thời giải phóng hết những mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Chải lưỡi Mảng bám màu trắng trên lưỡi có thể gây hơi thở hôi, là nơi tích tụ vi khuẩn có thể gây hại cho răng miệng. Để loại bỏ hết mảng bám này có thể mua dụng cụ cạo lưỡi bằng nhựa đặc biệt tại nhà thuốc hoặc sử dụng bàn chải mềm nhúng trong nước súc miệng để chà xát nhẹ nhàng trên bề mặt lưỡi. Tránh ăn các loại thức ăn gây mùi

Hành, tỏi là những "thủ phạm khét tiếng" gây ra mùi hôi ở miệng sau khi ăn.

Hành, tỏi là những “thủ phạm khét tiếng” gây ra mùi hôi ở miệng sau khi ăn.

Hành, tỏi là những “thủ phạm khét tiếng” gây ra mùi hôi ở miệng sau khi ăn. Thậm chí việc đánh răng cũng không thể loại bỏ hết mùi từ hành và tỏi. Điều này là bởi vì một số chất gây mùi trong hai loại thực phẩm nêu trên không bị phá hủy trong quá trình tiêu hóa, khiến nó được giải phóng qua hơi thở. Cách tốt nhất để ngăn chặn là không ăn hoặc ít nhất là nên tránh khi đi làm, gặp gỡ bạn bè, đối tác. Bỏ hút thuốc lá Bên cạnh việc gây ra ung thư,  hút thuốc lá còn gây tổn hại nướu răng, làm răng xỉn màu và hôi miệng. Để tự tin hơn trong giao tiếp nói riêng và bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung, hãy cố gắng bỏ thuốc lá. Nhai kẹo cao su sau bữa tối Các vi khuẩn trong miệng đặc biệt “yêu thích” đường. Vì vi khuẩn sử dụng đường để tạo ra axit làm mòn men răng và gây hôi miệng. Nhai kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt, đây là cơ chế tự nhiên của miệng chống lại axit từ mảng bám trên răng. Giữ cho nướu răng luôn khỏe mạnh Bệnh nướu răng gây ra hơi thở hôi. Vi khuẩn tụ trong túi ở chân răng, tạo ra mùi hôi. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh nướu răng, nên tới nha khoa để điều trị ngay. Giữ cho miệng ẩm

Nếu cảm thấy khô miệng, hãy uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng không đường.

Nếu cảm thấy khô miệng, hãy uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng không đường.

Sâu răng và hôi miệng có thể xảy ra nếu cơ thể không tiết đủ lượng nước bọt cần thiết. Nếu cảm thấy khô miệng, hãy uống nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng không đường. Có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để làm ẩm không khí. Gặp nha sĩ Nếu hơi thở vẫn có mùi mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp, nên tới gặp nha sĩ. Nha sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra xem nguyên nhân chính xác gây hôi miệng là gì và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.

Từ khóa » để Miệng Luôn Thơm Tho