9 Cách Giúp Bạn điều Trị Cảm Cúm Nhanh Khỏi Tại Nhà - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Khi thời tiết ẩm thấp kéo dài thì số lượng người bị cảm cúm lại tăng cao, vì đây là môi trường lý tưởng để virus gây cúm phát triển. Hơn thế nữa, vào mùa lạnh thì hệ hô hấp của con người rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Cúm có thể tự khỏi khi cơ thể đã sản xuất đủ kháng thể chống lại virus cúm. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng 9 cách điều trị cảm cúm tại nhà dưới đây để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.
Khi thấy mình có biểu hiện của cảm cúm, bạn hãy thử thực hiện 9 cách chữa cảm cúm nhanh nhất tại nhà sau đây nhé.
1. Uống thuốc điều trị cảm cúm
Nhiều người thường thắc mắc cảm cúm uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc trị cảm cúm mà bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng:
- Thuốc hạ sốt: paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen. Những thuốc này đồng thời giúp giảm đau đầu, đau cơ. Bạn không nên tự ý hạ sốt bằng thuốc aspirin cho trẻ dưới 19 tuổi vì có thể gặp hội chứng Reye gây hại cho não và gan.
- Thuốc long đờm: đẩy nhanh quá trình bài xuất đờm ra khỏi đường thở.
- Thuốc xịt mũi: để trị chứng nghẹt mũi. Bạn có thể xịt mũi nhiều lần trong ngày theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc nhãn thuốc.
- Thuốc kháng virus: baloxavir marboxil, oseltamivir, peramivir hoặc zanamivir. Oseltamivir hoặc zanamivir cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm ở người đã bị phơi nhiễm… Thuốc này phải do bác sĩ chỉ định, thường cho nhóm người có hệ thống miễn dịch yếu, đang mang thai, mắc bệnh tim và phổi, bệnh mạn tính, người lớn trên 65 tuổi hoặc trẻ em dưới 5 tuổi,…
2. Uống nhiều nước để nhanh chóng khỏi cảm cúm
Cảm cúm có thể khiến bạn bị mất nước, đặt biệt là nếu bạn bị sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bên cạnh nước lọc, có thể uống các loại nước ép trái cây, nước uống thể thao, canh hay nước súp dựa trên nước dùng như phở gà.
Tuy nhiên, bạn cần hạn chế uống nước lạnh và các đồ uống có chứa cafein, cồn và gas như rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà đen…
Bạn có thể quan tâm: Khám phá các cách điều trị cúm A tại nhà đơn giản, hiệu quả
3. Thực phẩm cũng giúp điều trị cảm cúm
Cảm cúm ăn gì để hết bệnh? Một số thực phẩm lành mạnh mà bạn nên ăn để tăng cường hệ miễn dịch là nấm, tỏi, hành, hẹ, kiwi, sữa chua, yến mạch, thịt bò, khoai tây, mật ong, cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, tía tô…
Bên cạnh đó, một cách chữa cảm cúm theo dân gian là ăn cháo gà tía tô.
Một khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch là kẽm. Kẽm có thể rút ngắn thời gian điều trị cảm cúm và ngăn ngừa nhiễm trùng hô hấp. Một số thực phẩm giàu kẽm bạn nên bổ sung nhiều lúc bị cảm gồm: Trứng, thịt các loại, động vật có vỏ, các loại đậu, các loại hạt…
Một số thực phẩm bạn nên tránh khi điều trị cảm cúm tại nhà là đồ ăn đã qua chế biến hay thức ăn để lâu vì chúng có chứa khá ít chất dinh dưỡng và không an toàn. Một số thực phẩm cứng, đồ chiên xào dầu mỡ bạn cũng nên hạn chế là khoai tây chiên, bánh quy vì chúng sẽ làm nặng thêm cơn ho và đau họng.
Bạn có thể quan tâm: 9 thực phẩm không thể bỏ qua khi bị cảm cúm
4. Mặc quần áo thoải mái khi bị cảm cúm
Bị cảm cúm nên làm gì? Nếu bạn sốt khi bị cảm cúm thì nên mặc quần áo thoải mái để cơ thể tỏa nhiệt dễ dàng. Mặc quần áo quá nhiều lớp sẽ giữ nhiệt và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lạnh trong người thì hãy mặc nhiều lớp để giữ ấm.
Nếu bị cảm cúm trong mùa mưa thì bạn càng cần phải biết cách chọn trang phục để bảo vệ cơ thể. Sau khi đi mưa về thì bạn cũng cần tắm nhanh bằng nước ấm rồi lau khô để tránh ngấm nước mưa.
5. Tăng độ ẩm cho môi trường sống
Ngoài cách giữ ấm cho cơ thể bằng trang phục, bạn cũng cần để ý đến môi trường sống xung quanh mình. Không khí ẩm sẽ giúp bạn giảm triệu chứng cảm cúm như nghẹt mũi và đau họng. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy lọc không khí trong nhà để vừa giúp môi trường sống sạch sẽ, vừa giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn và giảm bệnh tật.
6. Cách chữa cảm cúm tại nhà: Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Bạn hãy vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là cách điều trị cảm cúm tại nhà hiệu quả hơn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi vệ sinh cá nhân.
- Rửa tay sau khi cầm nắm và ho. Rửa sạch tay sau khi cầm nắm các bề mặt chung, sau khi ho hoặc hắt xì để tránh virus lây bệnh cho người thân.
- Thường xuyên tắm rửa và súc miệng. Để hạn chế việc lây lan bệnh, bạn hãy thường xuyên súc miệng nước muối và tắm rửa sạch sẽ.
- Chuẩn bị sẵn khăn giấy. Khi bị ho, sổ mũi và hắt xì liên tục, bạn nên chuẩn bị sẵn khăn giấy để che miệng lại rồi bỏ giấy vào thùng rác.
- Bịt khẩu trang khi ra ngoài. Bạn nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài trời khói bụi để tránh hít phải những không khí ô nhiễm.
- Giữ nhà thông thoáng. Hãy thường xuyên dọn dẹp phòng hoặc sử dụng máy lọc không khí.
7. Điều trị cảm cúm bằng cách xông hơi
Dấu hiệu ngạt mũi có thể giảm bằng cách xông mũi với nước nóng. Đây được xem là một cách trị cảm cúm nhanh nhất và hiệu quả lắm đấy!
Chọn một nơi để ngồi được thoải mái nhất, lấy nước sôi cho vào một cái khay. Tiếp đến dùng một chiếc khăn trùm lên đầu và hơi ngả người về phía trước để hơi nước có thể bốc lên mặt. Thư giãn trong vòng 30 phút và bạn sẽ thấy đỡ hơn trước rất nhiều.
8. Sử dụng túi chườm nhiệt
Chườm khăn ấm lên trán là một cách chữa cảm cúm dân gian nếu bạn bị sốt. Chườm ấm có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông trên cơ thể, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt. Nhiệt độ chườm nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể lúc đang sốt khoảng 1-2 độ. Có thể chườm tất cả các vị trí có da mỏng như nách, bẹn, trán…
9. Súc miệng với nước muối
Nước muối loãng có tác dụng sát trùng. Súc miệng với nước muối giúp sát khuẩn miệng họng tốt hơn và giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ sau cổ họng. Từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Nước muối có nồng độ là 0,9% là phù hợp nhất để súc miệng. Bạn có thể mua nước muối sinh lý 0,9% ở bất kỳ các hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Nếu tự pha cần đảm bảo: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g muối để có nồng độ 0,9%.
10. Điều trị cảm cúm tại nhà bằng cách nghỉ ngơi
Khi cảm thấy mình có triệu chứng cảm cúm, bạn không nên cố gắng làm việc. Cố gắng quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Thay vào đó, bạn hãy nghỉ ngơi nhằm giúp bệnh nhanh khỏi cũng như tránh lây nhiễm virus cho người khác.
Cách chữa cảm cúm tại nhà đơn giản nhất là cho cơ thể nghỉ ngơi. Hãy ngủ đủ giấc, thư giãn và giữ tinh thần lạc quan bằng cách dành thời gian đọc sách, xem những nội dung gây cười, tắm nước ấm, xông hơi, ngâm chân nước nóng,… Điều này sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch để khỏi cảm cúm nhanh cũng như những căn bệnh thông thường khác.
Sau khi áp dụng các cách trị cảm cúm tại nhà trên đây mà bệnh vẫn không thuyên giảm hoặc bạn gặp các triệu chứng dưới đây, hãy đi khám ngay:
- Thở khò khè.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau ngực, co giật, ngất xỉu.
- Đau tai hoặc chảy dịch từ tai.
- Nhiệt độ cơ thể cao hơn 39°C.
- Khàn giọng, đau họng hoặc ho không thuyên giảm.
- Đau ở mặt hoặc trán.
- Ho ra đờm màu vàng, màu xanh lá cây hơn một tuần.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Cúm Và Cách Chữa Trị
-
Cảm Cúm: 12 Cách Giảm Nhẹ Triệu Chứng Bệnh
-
Một Số Phương Pháp Chữa Cảm Cúm Tại Nhà Hiệu Quả - Medlatec
-
9 Mẹo Chữa Cảm Cúm Hiệu Quả Tại Nhà - Hapacol
-
15 Cách Chữa Cúm Tại Nhà Hiệu Quả Giúp Bạn Nhanh Khỏi Bệnh - VNVC
-
Lưu ý Trong Chăm Sóc, điều Trị Cúm Tại Nhà - Vinmec
-
9 Mẹo để Giảm Triệu Chứng Cúm - Vinmec
-
Mách Bạn Cách Chữa Trị Cảm Cúm Tại Nhà
-
Bệnh Cúm: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chẩn đoán
-
Cúm Mùa Từ A-Z: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết
-
Trị Cảm Cúm đơn Giản Mà Hiệu Quả Từ Nguyên Liệu Quen Thuộc
-
Các Thuốc điều Trị Cúm A, Dùng Sao Cho đúng?
-
Chăm Sóc Và điều Trị Bệnh Cảm Cúm ở Người Lớn - CarePlus
-
Chăm Sóc Người Bị Cảm Cúm - Benh Vien 108
-
Triệu Chứng Cúm A ở Trẻ: Cần Phân Biệt Và Xác định đúng | TCI Hospital