9 Cách Giúp Bạn Trị Chứng Chuột Rút ở Tay - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Chứng chuột rút (vọp bẻ) ở tay khiến bạn tê liệt không thể cử động được trong một khoảng thời gian ngắn, có thể gây ra nguy hiểm nếu bạn đang cầm vật nặng hay đang lái xe. Để tránh tình trạng trở nên nặng hơn, bạn có thể thử các cách trị chứng chuột rút ở tay tại nhà.
Hiện tượng chuột rút tay là do cơ tay đột nhiên co rút, thường xuất hiện khi chúng ta già đi hoặc làm các công việc đòi hỏi cử động nhiều, lặp đi lặp lại ở tay và cổ tay. Hầu hết các cơn co thắt dạng nhẹ có thể được điều trị tại nhà rất dễ dàng và có nhiều cách khác nhau để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bạn có thể tham khảo 9 cách trị chứng chuột rút ở tay sau đây theo lời khuyên của các nhà nghiên cứu để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm nhé!
1. Dừng ngay các hoạt động gây đau tay
Tại sao bị chuột rút ngón tay? Bàn tay chuyển động quá mức có thể khiến bạn bị đau tay và dẫn đến chứng chuột rút ngón tay. Mẹo chữa chuột rút tay đầu tiên là bạn cần ngừng ngay các hoạt động gây đau tay trong một thời gian ngắn để giảm đau. Điều quan trọng là bạn phải nghỉ giải lao thường xuyên khi bạn thực hiện các hoạt động này để ngăn ngừa bất kỳ căn bệnh nào, trong đó có viêm gân.
Nếu đã nắm được tại sao mình bị chuột rút ngón tay thì bạn nên lưu ý để tránh lặp lại quá nhiều những nguyên nhân này. Đó là các hoạt động như đánh máy, viết, làm vườn, chơi quần vợt, chơi golf, chơi nhạc cụ, vẽ, nắm chặt một vật trong một thời gian dài, kéo căng các ngón tay…
2. Thực hiện động tác co duỗi tay
Đây là cách trị chứng chuột rút ở tay cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên. Các động tác co duỗi tay có tác dụng như một bài tập luyện ngắn cho bàn tay. Trong quá trình co duỗi, bàn tay của bạn buộc phải vận động để giữ sự cân bằng giữa những chuyển động lặp đi lặp lại.
Dưới đây là một số bài tập có thể làm để giảm đau:
- Bạn giữ lòng bàn tay thẳng lên và sau đó đưa đối diện và rất nhẹ nhàng đặt một lực theo hướng ngược lại. Cứ 10 giây, bạn thực hiện 2 lần trên mỗi bàn tay.
- Bạn duỗi thẳng tay và áp tay vào một mặt phằng. Sau đó, bạn từ từ nhấn tay xuống và nhẹ nhàng thêm tạ vào tay. Bạn nên giữ nguyên trong 60 giây rồi đổi tay.
- Kéo căng tay bằng cách nắm tay thành nắm đấm chắc chắn. Bạn giữ ở vị trí đó trong ít nhất 60 giây và sau đó mở bàn tay và kéo căng một lần nữa.
3. Massage để trị chứng chuột rút ở tay
Massage có thể là cách chữa chuột rút tay hữu hiệu vì massage giúp xoa nhẹ cơ bắp gây đau. Bạn nên kéo căng cơ bắp và nhẹ nhàng xoa bóp theo chuyển động tròn. Khi bị chuột rút ở tay, cơ bắp sẽ rất cứng, khi bạn xoa bóp nhẹ nhàng giúp tay thư giãn và trở về trạng thái ban đầu.
• Nếu bị đau cơ xung quanh cánh tay, bạn nên đặt tạ lên lòng bàn tay và hơi cong cổ tay.
• Bạn nên thử sử dụng dầu massage trên bàn tay để giảm đau nhức cơ bắp trước và sau khi thực hiện bất kỳ loại hình tập thể dục nào.
• Ngay cả khi bạn chưa bao giờ bị chuột rút tay, bạn nên cố gắng massage tay để tránh những cơn co thắt này trong tương lai.
4. Cách trị chứng chuột rút bắp tay bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh lên bàn tay đều là cách trị chứng chuột rút cánh tay nhằm giúp bạn giảm đau. Bạn nên sử dụng khăn ấm hoặc miếng đệm nóng đặt lên trên cơ bắp. Tắm nước ấm cũng có thể làm giãn cơ và giảm một số cơn đau.
Ngoài ra, xoa bóp cơ khi bị chuột rút với đá lạnh có thể làm giảm sưng. Điều này là do nhiệt độ lạnh hoặc đá giúp máu lưu thông trở lại các phần khác của cơ thể, giúp giảm nhiệt và viêm.
Khi thực hiện phương pháp chườm nóng hoặc lạnh để trị chứng chuột rút ở tay, bạn nên đặt một miếng vải giữa da và dụng cụ chườm để bảo vệ da.
5. Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là cách trị chứng chuột rút ở tay
Công việc quá bận rộn đôi khi khiến bạn không nạp đủ nước cho cơ thể. Và hiện tượng chuột rút tay có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn bị mất nước, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ và khiến tay bị chuột rút.
Nếu bạn có một trong các triệu chứng như hơi thở hôi, da khô, nhức đầu… thì khả năng cao là cơ thể bạn đang thiếu nước. Vì thế, bạn nên nhanh chóng bổ sung nước cho cơ thể đầy đủ để ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút ở tay.
6. Bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể
Trong một số trường hợp, chứng chuột rút ở tay có thể xảy ra khi cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng cơ bản cần cho các hoạt động bình thường như natri, canxi, magie hoặc kali. Điều này thường xảy ra với những người tập luyện chuyên sâu, phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân bị bệnh thận hoặc bị rối loạn ăn uống hay các trường hợp đang trải qua hóa trị.
Thêm vào đó, thiếu hụt vitamin B có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến tình trạng cơ bắp bị co rút. Điều này có thể do thiếu hụt thiamine (B1), axit pantothenic (B5) và pyridoxine (B6).
Bổ sung vitamin là điều cần thiết khi trị chứng chuột rút ở tay, nhưng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Bạn có thể xem thêm: Hay bị chuột rút uống thuốc gì thì hiệu quả?
7. Tăng cường sức mạnh cho bàn tay và cẳng tay
Bạn có thể dùng một quả bóng có tính giãn nở để bắt đầu thực hiện các tập nâng cao sức mạnh bàn tay. Với mỗi lần tập, bạn cần bóp quả bóng từ 10 đến 15 lần trên mỗi bàn tay và thực hiện từ 2 đến 3 ngày mỗi tuần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường sức mạnh cho bàn tay bằng cách chơi các môn thể thao liên quan đến việc ném hoặc bắt bóng như bóng ném, bóng rổ, bóng bàn hoặc tennis.
Song song với việc thực hiện các bài tập cho bàn tay và cẳng tay, bạn cần cố gắng duỗi tay mỗi ngày, đặc biệt là trước và sau khi làm việc. Nếu bạn thường dùng tay, bạn nên tạo thói quen duỗi tay để tránh bị chuột rút.
8. Phòng ngừa và trị chứng chuột rút ở tay với chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến sức khỏe cơ bắp. Vì vậy, trong các cách chữa chuột rút tay thì chăm sóc cho cơ thể bằng cách duy trì lối sống lành mạnh đầy đủ nước và chất dinh dưỡng. Bạn nên cố gắng ăn các bữa ăn dinh dưỡng 3 lần một ngày để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng magie, kali, canxi và vitamin B cần thiết.
Nếu bạn là vận động viên hoặc là người thường xuyên vận động, bạn nên tăng lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày. Trong trường hợp bị thiếu hụt vitamin, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để giúp bổ sung dưỡng chất vào chế độ ăn uống.
9. Sử dụng vật có kích thước phù hợp
Mặc dù đa số mọi người không chú ý đến kích thước của các vật thể họ đang sử dụng nhưng điều này có thể có tác động rất lớn đến các cơ và khớp tay. Để tránh cho tay bị chuột rút, bạn nên tìm các công cụ, thiết bị tập luyện, dụng cụ và đồ gia dụng phù hợp với kích thước bàn tay, tạo cảm giác thoải mái khi cầm nắm.
Đối với những cơn chuột rút đột ngột đến, bạn cần nghỉ ngơi từ 15–30 phút. Tuy nhiên, nếu cơn co giật tay diễn ra trong một thời gian dài, có lẽ bạn nên cân nhắc việc nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày.
Hãy đọc thêm: Chuột rút khi ngủ
Nếu cơn đau nghi ngờ chuột rút tay kéo dài hơn 2 tuần, bạn cần phải đến gặp bác sĩ vì nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Bạn nên áp dụng các cách trị chứng chuột rút ở tay bằng việc thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và xây dựng cho mình lối sống khoa học nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chuột Rút ở Tay Chân
-
Chuột Rút Tay Chân Có Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh đáng Lo Ngại?
-
Chuột Rút - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Vì Sao Bạn Bị Chuột Rút? | Vinmec
-
Thường Xuyên Bị Chuột Rút Bắp Chân, Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Hay Bị Chuột Rút Thì Liệu Có Phải Bị Bệnh Gì Nguy Hiểm Không?
-
Chuột Rút Do đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả | Medlatec
-
Phương Pháp Chữa Chuột Rút Tay Tại Nhà - Columbia Asia
-
Chứng Chuột Rút - Dấu Hiệu Nhiều Bệnh
-
Hay Bị Chuột Rút Và Tê Chân: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
6 Cách để Thoát Khỏi Chuột Rút Nhanh Chóng
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Khi Bị Chuột Rút - YouMed
-
Hay Bị Tê Tay Chân Và Chuột Rút Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Tiết Lộ Cách ...
-
Điều Trị Chuột Rút Bàn Tay - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
[Top 12] Cách Giúp điều Trị Chuột Rút Ngón Tay