9 Cách Giúp Nuôi Dưỡng Tư Duy Sáng Tạo Cho Trẻ

Giáo dục

9 cách giúp nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ Nguyễn Hạnh 20/04/2022 - 11:35 twitter print 9 cách giúp nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ Hầu hết trẻ em đều có tính sáng tạo bẩm sinh. Khoảng 98% học sinh mẫu giáo có mức sáng tạo ở cấp độ “thiên tài”. Nhưng khi chúng 8 hoặc 10 tuổi, con số đó giảm xuống còn khoảng 50%.
  • Quốc hội giám sát chuyên đề với đổi mới chương trình học, sách giáo khoa

  • Chính thức: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được tổ chức vào 7, 8/7

  • Hóa giải áp lực “con nhà người ta”

Trong cuộc sống, hiệu suất sáng tạo và khả năng tư duy khác biệt của người lớn tương đối thấp. Phần lớn cuộc sống của người trưởng thành là việc xây dựng, tìm ra giải pháp cụ thể cho các vấn đề theo suy nghĩ logic. Chúng ta có xu hướng mất dần sự sáng tạo khi chúng ta già đi.

Dưới đây là một số điều cha mẹ có thể làm để giúp con suy nghĩ sáng tạo hơn.

Khuyến khích đặt vấn đề

Ở trường, học sinh thường được dạy cách tìm câu trả lời đúng cho một câu hỏi. Đây được gọi là các câu hỏi đóng- không cho phép các ý tưởng sáng tạo. Mặt khác, các vấn đề mở có thể được giải quyết theo nhiều cách khác nhau giúp thúc đẩy các chiến lược tư duy khác biệt ở trẻ em. Điều này cho phép trẻ sáng tạo các phương pháp mới và giải pháp linh hoạt bằng cách kết hợp các kiến thức đã học trước đó.

Tạo môi trường và không gian mở

Trong trò chơi đóng kịch, trẻ em tham gia vào các tình huống giả tưởng. Chúng bịa ra và dàn dựng những câu chuyện không có thật. Trò chơi này có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm. Chơi trò đóng vai trong thời thơ ấu gắn liền với sự sáng tạo và tư duy khác biệt, nhưng chỉ có lợi ích khi chơi theo nhóm. Vì vậy, hãy khuyến khích con bạn chơi trò đóng giả theo nhóm để thúc đẩy trí sáng tạo.

Không yêu cầu vâng lời mù quáng

9 cách giúp nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho trẻ - Ảnh 1.

Để trẻ phát triển kỹ năng tư duy khác biệt, cha mẹ nên để trẻ tự do khám phá thế giới theo cách riêng - Ảnh minh họa

Giả sử con bạn tìm thấy một số tảng đá bẩn trong công viên và muốn mang chúng về. Bạn nghĩ rằng chúng quá bẩn và không phép con mang về nhà. Tuy nhiên, trẻ có thể nhìn mọi thứ hoàn toàn khác. Con bạn nghĩ có thể vẽ lên chúng để làm hòn non bộ, trang trí sân vườn,…

Sự sáng tạo và sự vâng lời thường trái ngược nhau. Những đứa trẻ có khả năng sáng tạo thường không được người lớn đánh giá cao. Thông thường, trẻ vui tươi, bướng bỉnh, dễ xúc động, cởi mở, đôi khi buồn chán thường dễ bị coi là phá phách.

Khi chúng ta ra lệnh cho trẻ em phải vâng lời một cách mù quáng, chúng ta đang dạy con chỉ chấp nhận một giải pháp duy nhất, một giải pháp đã được cha mẹ chấp thuận, điều này ngược lại với tư duy sáng tạo. Để trẻ phát triển kỹ năng tư duy khác biệt, chúng ta phải cho trẻ tự do khám phá thế giới theo cách riêng của chúng một cách an toàn.

Đánh giá câu hỏi đúng cách

Nhiều phụ huynh nghĩ, chúng ta có trách nhiệm dạy con suy nghĩ một cách có tổ chức và phục tùng. Cha mẹ mong trẻ lắng nghe và làm theo hướng dẫn. Nhưng nếu phụ huynh muốn phát triển lối suy nghĩ "vượt trội" của con, hãy để trẻ tự do đặt câu hỏi về các giả định để chúng trau dồi kỹ năng tư duy phản biện. Khả năng phản biện các tiêu chuẩn không chỉ thúc đẩy tư duy sáng tạo mà còn dạy trẻ cách phân tích vấn đề.

Tuy nhiên, không bắt buộc phải tuân theo một cách mù quáng và không khuyến khích sự phản kháng. Trẻ em cũng phải tuân thủ một số điều cần thiết, chẳng hạn như trong các tình huống liên quan đến sự an toàn.

Học ngôn ngữ thứ hai

Học ngôn ngữ thứ hai khi còn nhỏ có thể giúp thúc đẩy tư duy sáng tạo. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ học ngôn ngữ thứ hai ở trường tiểu học có tư duy linh hoạt và khác biệt hơn những đứa trẻ chỉ nói một ngôn ngữ.

Âm nhạc

Cảm xúc tích cực giúp tăng cường trí tưởng tượng, trong khi cảm xúc tiêu cực ức chế việc đó. Vì vậy, nghe nhạc vui tươi hoặc hòa mình vào một môi trường hài hước sẽ giúp trẻ tăng khả năng sáng tạo hơn.

Thiền

Một cách khác để thúc đẩy trí sáng tạo là thực hành thiền định. Thiền, thường được sử dụng trong thực hành thiền định của Phật giáo, để cải thiện tâm trạng của một người và làm tăng trí tưởng tượng.

Trau dồi thực hành

Đổi mới (ngẫu hứng) là hành động nảy sinh ý tưởng một cách tự phát tại chỗ mà không có kế hoạch hoặc suy nghĩ trước. Sự ngẫu hứng có liên quan mật thiết đến tư duy sáng tạo. Trẻ em có thể thực hành khả năng ứng biến theo một số cách. Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi sáng tạo như sáng tác kịch, học nhảy ngẫu hứng hay sáng tác nghệ thuật theo ý thích.

Ngủ đủ

Ngủ không đủ giấc - ngay cả trong thời gian ngắn, chẳng hạn như đi chơi vào ban đêm - sẽ cản trở khả năng suy nghĩ của chúng ta. Một cơ thể và tâm trí được nghỉ ngơi đầy đủ là điều cần thiết để đưa ra các chiến lược linh hoạt và tạo ra những ý tưởng mới mẻ. Các nhà khoa học nhận thấy thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến trí tưởng tượng.

Là cha mẹ, trực giác của chúng ta thường là cố gắng khiến con suy nghĩ theo cách có tổ chức và tuyến tính hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận ra rằng tư duy "vượt trội" bẩm sinh của trẻ là một món quà và tài sản vô giá, chúng ta có thể bắt đầu nuôi dưỡng nó và khuyến khích con mình trở thành những người biết suy nghĩ sáng tạo.

Nuôi con theo kiểu Platonic Nguồn: Parenting for Brain Tư duy sáng tạo Ý tưởng sáng tạo Tư duy phản biện Sáng tạo Ý kiến của bạn (*) Nội dung bắt buộc cần có Gửi bình luận 0 bình luận Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm

Xem thêm

Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Tư Duy Sáng Tạo